T
thienduong123
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nhắc đến Trần Đăng Khoa, người ta sẽ nghĩ ngay đến những bài thơ nơi “Góc sân và khoảng trời” hay "Bên cửa sổ máy bay". Bởi cái tên “Trần Đăng Khoa” đã nổi lên từ đó.
Năm 2001, Trần Đăng Khoa được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho ba tập thơ: Góc sân và khoảng trời, Bên cửa sổ máy bay, Tuyển thơ Trần Đăng Khoa (1966 - 2000).
Để giúp bạn đọc có được một cái nhìn tổng thể, khoa học, khách quan về thơ Trần Đăng Khoa, Nhà xuất bản Lao Động đã ấn hành cuốn “Tuyển tập thơ Trần Đăng Khoa”. Đây là tập hợp từ những bài thơ đầu tiên, khi Trần Đăng Khoa còn là một cậu bé 7 tuổi cho đến lúc nhà thơ đã trưởng thành. Đặc biệt là những bài trong bộ ba tập thơ đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật từ năm 2001: “Góc sân và khoảng trời”, “Bên cửa sổ máy bay”, “Tuyển thơ Trần Đăng Khoa” (1966 - 2000).
Cùng với tác phẩm thơ, những lời bộc bạch của nhà thơ về một số bài quen thuộc sẽ được giới thiệu kèm theo. Đó chính là những câu chuyện, những “bí mật” đằng sau mỗi bài thơ ấy.
Chẳng hạn, “Con bướm vàng” là bài thơ đầu tiên của Trần Đăng Khoa. “Lúc ấy, cu cậu còn bé lắm. Người đen trũi và gầy quắt như một con nhái bén. Buổi trưa, cậu đang ngồi nấu cơm thì có con bướm vàng chao qua cửa bếp. Con bướm đẹp quá. Giá không phải nấu cơm thì cu cậu đã đuổi theo rồi. Thoạt đầu, cậu viết:
“Con bướm vàng
Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
Trên bờ rào...”
Chữ cuối của cả bốn câu này đều là dấu huyền, đều vần bằng cả. Thế thì con bướm sà xuống rồi. Không phải bướm bay. Phải cho nó vỗ cánh bay lên thôi. Thế là cu cậu chỉnh lại:
“Con bướm vàng
Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
Trên bờ cỏ
Em thích quá
Em đuổi theo
Nó vỗ cánh
Vút lên cao”...
Bài thơ đơn giản thật, thấy gì kể đấy. Nó đúng là con bướm thật, nhưng cũng không phải chỉ có thế. Nó là cái gì đó, cũng giống như tuổi thơ, đến rồi đi, có cố gắng nuối theo cũng chẳng được. Vậy mà rồi mải đuổi con bướm thơ, cậu Khoa để nồi cơm trương phình. Thế là cu cậu bị mẹ mắng cho một trận”...
Có thể nói, Trần Đăng Khoa đã thổi hồn cho không chỉ con bướm, con gà, con chim, con ếch, con mối... mà nhà thơ còn "đánh thức" linh hồn cho cả cây trầu, cây đa, cây dừa, cây bưởi... Nói chung, với Trần Đăng Khoa thì tất cả những gì nhỏ bé, vô tri vô giác cũng đều có thể thốt thành lời.
Hi vọng, khi cầm trên tay cuốn sách này, bạn sẽ thấy được một “chân dung” thơ tương đối toàn vẹn về một "huyền thoại" của nền văn học Việt Nam.
Mời bạn đón đọc!
Năm 2001, Trần Đăng Khoa được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho ba tập thơ: Góc sân và khoảng trời, Bên cửa sổ máy bay, Tuyển thơ Trần Đăng Khoa (1966 - 2000).
Để giúp bạn đọc có được một cái nhìn tổng thể, khoa học, khách quan về thơ Trần Đăng Khoa, Nhà xuất bản Lao Động đã ấn hành cuốn “Tuyển tập thơ Trần Đăng Khoa”. Đây là tập hợp từ những bài thơ đầu tiên, khi Trần Đăng Khoa còn là một cậu bé 7 tuổi cho đến lúc nhà thơ đã trưởng thành. Đặc biệt là những bài trong bộ ba tập thơ đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật từ năm 2001: “Góc sân và khoảng trời”, “Bên cửa sổ máy bay”, “Tuyển thơ Trần Đăng Khoa” (1966 - 2000).
Cùng với tác phẩm thơ, những lời bộc bạch của nhà thơ về một số bài quen thuộc sẽ được giới thiệu kèm theo. Đó chính là những câu chuyện, những “bí mật” đằng sau mỗi bài thơ ấy.
Chẳng hạn, “Con bướm vàng” là bài thơ đầu tiên của Trần Đăng Khoa. “Lúc ấy, cu cậu còn bé lắm. Người đen trũi và gầy quắt như một con nhái bén. Buổi trưa, cậu đang ngồi nấu cơm thì có con bướm vàng chao qua cửa bếp. Con bướm đẹp quá. Giá không phải nấu cơm thì cu cậu đã đuổi theo rồi. Thoạt đầu, cậu viết:
“Con bướm vàng
Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
Trên bờ rào...”
Chữ cuối của cả bốn câu này đều là dấu huyền, đều vần bằng cả. Thế thì con bướm sà xuống rồi. Không phải bướm bay. Phải cho nó vỗ cánh bay lên thôi. Thế là cu cậu chỉnh lại:
“Con bướm vàng
Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
Trên bờ cỏ
Em thích quá
Em đuổi theo
Nó vỗ cánh
Vút lên cao”...
Bài thơ đơn giản thật, thấy gì kể đấy. Nó đúng là con bướm thật, nhưng cũng không phải chỉ có thế. Nó là cái gì đó, cũng giống như tuổi thơ, đến rồi đi, có cố gắng nuối theo cũng chẳng được. Vậy mà rồi mải đuổi con bướm thơ, cậu Khoa để nồi cơm trương phình. Thế là cu cậu bị mẹ mắng cho một trận”...
Có thể nói, Trần Đăng Khoa đã thổi hồn cho không chỉ con bướm, con gà, con chim, con ếch, con mối... mà nhà thơ còn "đánh thức" linh hồn cho cả cây trầu, cây đa, cây dừa, cây bưởi... Nói chung, với Trần Đăng Khoa thì tất cả những gì nhỏ bé, vô tri vô giác cũng đều có thể thốt thành lời.
Hi vọng, khi cầm trên tay cuốn sách này, bạn sẽ thấy được một “chân dung” thơ tương đối toàn vẹn về một "huyền thoại" của nền văn học Việt Nam.
Mời bạn đón đọc!