Trái tim của "Tiểu đội xe không kính" đã ngừng đập.

G

Godot

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trái tim của "Tiểu đội xe không kính" đ

Ngày 4/12/2007 vừa qua, nhà thơ của những cung đường Trường Sơn, "Con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại", nhà thơ Phạm Tiến Duật đã qua đời, để lại thật nhiều tiêc thương trong lòng những người yêu thơ nói chung và những người yêu thích thơ Phạm tiến Duật nói riêng. Chúng ta đã từng quen thuộc với giọng thơ ngang tàng, tếu táo, tinh nghịch mà cũng thật thấm thía, sâu sắc của Phạm Tiến Duật qua bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được học trong sách giáo khoa.
Không chỉ có Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật còn là một trong những nhà thơ lớn nhất của thời kì văn học kháng chiến chống Mĩ, một gương mặt tiêu biểu cho thơ trẻ Việt Nam, cho thế hệ thanh niên đã một thời "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Thơ ông không chỉ cháy bỏng lí tưởng, nhiệt huyết mà còn những nét hiện thực vừa ác liệt , tàn khốc của chiến tranh, vừa có những cảm xúc tươi trẻ, lãng mạn, lạc quan rất riêng của những người lính trẻ.
Dưới đây là một số bài thơ của Phạm Tiến Duật được nhiều người biết đến và yêu thích. Các bạn nếu quan tâm có thể tìm đọc thêm nhiều bài thơ khác của Phạm Tiến Duật để hiểu thêm về cuộc sống, tình cảm, suy nghĩ của thế hệ thanh niên một thời oanh liệt, thế hệ của những người bác, người cha, người chú của chúng ta.

TRƯỜNG SƠN ĐÔNG, TRƯỜNG SƠN TÂY

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Ðường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây.
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Ðông với Tây một dải rừng liền.
Trường Sơn tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng không.
Em thương anh bên tây mùa đông
Bướm khe cạn nước bay lèn đá
Biết lòng Anh say miền đất lạ
Chắc em lo đường chắn bom thù
Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.
Ðông sang tây không phải đường như
Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo
Ðông Trường Sơn, cô gái "ba sẵn sàng" xanh áo
Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh.
Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân, trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Ðông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn.


Gửi em, cô thanh niên xung phong



Có lẽ nào anh lại mê em
Một cô gái không nhìn rõ mặt
Ðại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng nhất

Người tinh nghịch là anh dễ thân
Bởi vì thế có em đứng gần
Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là "Thạch Nhọn"
Ðêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón

Em đóng cọc rào quanh hố bom
Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn
Tiếng Hà tĩnh nghe buồn cười đáo để
Anh lặng người như trôi trong tiếng ru.

Tranh thủ có ánh sáng đèn dù
Anh vội nhìn em và bạn em khắp lượt
Mọi người cũng tò mò nhìn anh
Rồi bóng tối lại khép vào bóng tối

Em ơi em, hãy nghe anh hỏi
Xong đọan đường này các em làm đâu
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.

Anh đã đi rất nhiều, rất nhiều
Những con đường như tình yêu mới mẻ
Ðất rất hồng và người rất trẻ
Nhưng chẳng thấy em, cô gái ở Thạch Nhọn Thạch Kim

Những đội làm đường hành quân trong đêm
Nào cuốc nào choòng xoong nồi xủng xoảng
Rực rỡ mặt đất bình minh
Hấp hối chân trời pháo sáng
Ðường trong tim anh in những dấu chân.

Chiếc võng bạc trên đường hành quân
Anh đã buộc nhiều cây xoan cây ổi
Lại đường mới và hàng nghìn cô gái
Ở đâu em tinh nghịch của anh?

Bụi mù trời mùa hanh
Nước trắng khe mùa lũ
Ðêm rộng dài là đêm không ngủ
Em vẫn đi, đường vẫn liền đường

Cạnh giếng nước có bom từ trường
En không rửa ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiểu bom nổ chậm
Ðêm nằm mơ nói mớ vang nhà
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy...

Dừng tay cuốc khi em ngoảnh lại
Sẽ giật mình đường mới ta xây
Ðã có độ dài hơn cả độ dài
Của đường xá đời xưa để lại
Sẽ ra về bao nhiêu cô gái
Một ngày mai đường sẽ đứng chơ vơ
Ðể cho đời sau còn thấy ngẩn ngơ
Trước những công trình ngoằn ngòeo trên mặt đất.

Ơi em gái chưa một lần rõ mặt
Có lẽ nào anh lại mê em
Từ cái đêm Thạch Nhọn Thạch Kim
Tên em đã thành tên chung anh gọi:
Em là cô thanh niên xung phong.

Bài thơ viết tại Ðức Thọ, năm 1968

Năm 1965, địch ném bom miền Bắc, Hà Tĩnh- mà đặc biệt là ngã ba Đồng Lộc là một túi bom của Bắc miền Trung. 1 năm sau, theo tiếng gọi thiêng, o Nhị và bạn bè lên đường, người đi bộ đội vào các chiến trường, người vào thanh niên xung phong đến với những trọng điểm bị địch bắn phá ác liệt, để bảo vệ những tuyến giao thông nối từng phút lộ trình Bắc-Nam. O Nhị vào ngã ba Đồng Lộc, thuộc quân số của C4- Tổng đội TNXP 55 khi o tròn 20 tuổi.

O Nhị nhớ lại thời mình trở thành nguyên mẫu bài thơ nổi tiếng của Phạm Tiến Duật: “Hồi đó, đoàn xe của đường dây 559 trong Nam ra thì dừng lại Đức Thọ. Một anh bộ đội có cái mũi rất thẳng và giọng Bắc ngọt lịm nhỏ nhẹ như con gái: “Quê em ở đâu?”, o trả lời: “Quê em qua Thạch Bằng rồi đến Thạch nớ là Thạch Nhọn eng nờ”. Cả tiểu đội con gái cười giòn như pháo. Sau đó anh bộ đội ấy hỏi ra mới biết Thạch Nhọn là Thạch Kim, và mãi sau này bài thơ phát trên đài o mới biết anh đó là Phạm Tiến Duật và là nhà thơ, nhà báo chứ lúc đó biết ông là ai? Khi bài thơ được phát thì đơn vị có gọi o lên khiển trách "tại răng lại đi nói dối anh bộ đội”.

 
H

hermione_149

cảm động! Và cả nhà thơ Chính Hữu cung qua đời rồi! 2 ng` đi trong 1 tuần lễ,và cả 2 bài thơ nổi tiếng của họ mình cũng học trong 1 tuần lễ, (chương trình SGK ngữ văn 9)
 
F

faustvn01

hermione_149 said:
cảm động! Và cả nhà thơ Chính Hữu cung qua đời rồi! 2 ng` đi trong 1 tuần lễ,và cả 2 bài thơ nổi tiếng của họ mình cũng học trong 1 tuần lễ, (chương trình SGK ngữ văn 9)

Có sự trùng hợp ngẫu nhiên vậy sao! Trong một tuần lễ, chúng ta mất đi hai nhà thơ, hai gương mặt xứng đáng đại diện cho lớp nhà thơ Kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Nhưng những tháng ngày họ đã sống, đã chiến đấu và cống hiến cho quê hương, cho văn học thì sẽ mãi còn- trong những trang thơ đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc, đã trở thành hành trang mang theo của rất nhiều thế hệ khoác ba lô vào chiến trường ác liệt, đã trở thành kí ức không phai mờ của những người đã sống qua thời kỳ hào hùng, gian khó và vẫn là tấm gương về cách sống, sự lựa chọn lí tưởng cho thế hệ thanh niên hôm nay. Phải không các bạn?

p/s: có bạn nào có văn bản bài thơ Lửa đèn của Phạm Tiến Duật thì post lên cho mọi người cùng đọc với. Đó là một bài thơ rất hay của Phạm Tiến Duật mà mình được đọc đã lâu nhưng giờ không thể tìm lại được văn bản. Cám ơn các bạn rất nhiều.
 
C

conu

nhìn lại năm 2007 vừa qua, Văn đàn Việt Nam đã phải chia tay với hơn 20 nhà văn ưu tú, đó là 1 năm đầy ảm đạm, buồn và trống vắng với Văn học VN
 
H

hocmai.thaodinh

Lửa đèn

LỬA ĐÈN
Phạm Tiến Duật
I. ĐÈN

Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá
Quả cây chín đỏ hoe
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng…
Mạch đất ta dồi dào sức sống
Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương

Chúng nó đến từ bên kia biển
Rủ nhau bay như lũ ma trơi
Từ trên trời bảy trăm mét
Nhìn thấy lửa que diêm thắp sáng mặt người
Một nghìn mét từ trên trời
Nhìn thấy ngọn đèn dầu nhỏ bé
Tám nghìn mét
Thấy ánh lửa đèn hàn chớp lóe
Mà có cần đâu khoảng cách thấp cao
Chúng lao xuống nơi nao
Lóe ánh lửa
Gió thổi tắt đèn,
Bom rơi máu ứa.

Trên đất nước
Đêm đêm sáng những ngọn đèn
Mang lửa
Từ nghìn năm giữ nước
Lấy từ thuở hoang sơ
Giữ qua đời này đời khác
Vùi trong tro trong trấu nhà ta.
Ôi ngọn lửa đèn
Có nửa cuộc đời ta trong ấy!
Giặc muốn cướp đi
Giặc muốn cướp lửa tim ta đấy.

Nơi tắt lửa là nơi tiếng hát
Đoàn thanh niên xung phong phá đá sửa đường
Dẫu hố bom kề bên còn bay mùi khét
Tóc lá sả đâu đó vẫn bay hương
Đêm tắt lửa trên đường
Nghe gần xa tiếng bước chân rậm rịch
Là tiếng những đoàn quân xung kích
Đi qua
Từ trong hốc mắt quầng đen
Bóng tối tràn ra
Từ dưới đáy hố bom sâu hun hút
Bóng tối dâng đầy tỏa ngợp bao la
Thành những màn đen
Che những bào thai chiến dịch
Bóng đêm ở Việt Nam
Là khoảng tối giữa hai màn kịch
Chứa bao điều thay đổi lớn lao

Bóng đêm che rồi không thấy gì đâu
Cứ đi, cứ đi nghe lắm âm thanh mới lạ.

II. THẮP ĐÈN

Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi đêm ngày giặc điên cuồng bắn phá
Những ngọn đèn vẫn cứ thắp lên
Chiếc đèn chui vào ống nứa
Cho em thơ đi học ban đêm
Chiếc đèn chui vào lòng trái núi
Cho xưởng máy thay ca vời vợi
Chiếc đèn chui vào chiếu vào chăn
Cho những tốp trai làng đọc những lá thư thăm…
Ta thắp đèn lên trên đỉnh núi
Gọi quân thù đem bom đến giội
Cho đá lở đá lăn
Lấy đá kê cầu,
Lấy đá sửa đường tàu
Ta bật đèn pha ô tô trong chớp lòe ánh đạn
Rồi tắt đèn quay xe
Đánh lạc hướng quân thù rồi ta lại lái xe đi…

Ngày mai,
Ngày mai hoàn toàn chiến thắng
Anh dắt tay em,
Trời chi chít sao giăng
”Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm”
Ta thắp đèn lồng,
Thắp cả đèn sao năm cánh
Ta dẫn nhau đến ngôi nhà đèn hoa lấp lánh
Nơi ấy là phòng cưới chúng mình
Ta sẽ làm cây đèn kéo quân thật đẹp
Mang hình những người, những cảnh hôm nay
Cho những cuộc hành quân nào còn trong bóng tối
Sẽ hiện muôn đời trên mặt ngọn đèn xoay.

1967
Bài thơ này được in trong tập "Vầng trăng quầng lửa" xuất bản năm 1970.
 
N

nutac98

có khả năng đó . Vì năm yến lên lớp 10 thi là năm 2006 thì năm 2005 , nhà thờ HUY CẬN qua đời ... năm đó thi lun 1 bài của nhà thơ làm bao đứa chết rụng rời ... :D
 
S

sweet_dream_1223

Ước gì tiễn ông sẽ là 1 tiểu đội xe ko kính.
Xin kính cẩn nghiêng mình trườc anh linh của người lính Trường Sơn ngang tàng , tinh nghịch!!!!!!!!
 
H

ha.nhoc

chưa chắc năm nay đã thi vào 2 tác phẩm này đâu
Bởi mỗi địa phương sở GD&ĐT ra 1 đề khác nhau mừ
Năm kia, thi tuyển sinh QN mình thi vào "tiểu đội"
hix hix :(( :((
hok bít ôn thế nào đây
 
Top Bottom