trả lời giúp mình đi

P

pekeo0208

Last edited by a moderator:
S

supergirlr

Câu 2
Muốn thử tài nhau để đo độ hiểu biết, kiến thức địa lí và lịch sử qua đó thể hiện được tình yêu quê hương đất nước

Câu 3
"Rủ nhau" thể hiện người rủ va người được rủ có quan hệ thân thiết, cùng một mối bận tâm. Địa danh cảnh trí trong bài gợi cho ta vẻ văn hoá và lịch sử nước nhà.
Câu cuối nhắc nhở chúng ta công lao dựng nước của các vua Hùng va khuyên chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn và xây dựng đất nước.

Câu 4
Huế có non xanh, nước biếc, đường quanh co, cảnh càng đẹp hơn khi được ví với "tranh hoạ đồ", bài gợi nhiều hơn tả, sử dụng định ngữ, phép so sánh. Đại từ "Ai" có thể chỉ tất cả mọi người hoặc gọi trực tiếp cho một người mà tác giả muốn nhắn.

Câu 5
Sử dụng điệp từ, dao ngữ và đối xứng; sự theo dõi về số tiếng trong câu gợi sự rộng lớn của cánh đồng

Câu 6
Cô gái trẻ trung, năng động và vô cùng mảnh mai khi đứng trước cánh đồng nhưng chính cô đã tạo ra cánh đồng.

Câu 7
Đây là lời chàng trai ca ngợi vẻ đẹp của cô gái để bày tỏ tình cảm hoặc đây là lời của cô gái và cô không khỏi tự hào về vẻ đẹp của mình, cô không biết về sau cô sẽ ra sao được thể hiện qua từ "phất phơ"

* Cảnh cáo lần 1 về việc gõ tiếng Việt không dấu và câu bài. Đã sửa.
 
Last edited by a moderator:
Y

yumi_26

2) Trong bài 1 chàng trai, cô gái lại hỏi- đáp về những địa danh với những đặc điểm như vậy, vì họ muốn thử tài nhau, thử tài về kiến thức lịch sử, địa lý. Qua đó, cô gái cũng như chàng trai có dịp thăm dò sự hiểu biết, trí thông minh của người bạn để làm quen, bày tỏ tình cảm, kết thân.
Qua lời hỏi và đáp, có thể thấy chàng trai và cô gái đều là những người lịch lãm, thông minh, sâu sắc, tế nhị. Họ có niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước.

3) Trong bài 2, cụm từ "Rủ nhau" cho thấy cả những người rủ và người được rủ đều tỏ ra thích thú muốn được tham quan cảnh đẹp Hồ Gươm. Đây là 1 thắng cảnh thiên nhiên, đồng thời là 1 di tích lịch sử, văn hoá của đất nước ta.
Cách tả cảnh của bài ca dao này là gợi chứ ko tả, chỉ cần nhắc lần lượt các địa danh: Kiếm Hồ, Thê Húc, Ngọc Sơn,... Như thế cũng đủ cho người nghe cảm thấy háo hức, vì đó là những cảnh trí tiêu biểu của Hồ Hoàn Kiếm.
Địa danh gắn liền với truyền thống đấu tranh (sự tích Hồ Gươm) dân tộc. Cảnh trí đa dạng có hồ, cầu chùa, đền đài, tháp,... tạo thành cảnh thiên nhiên thơ mộng của đất Thăng Long. Vì thế địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên niềm tự hào về đất nước.
Câu hỏi cuối bài là lời nhắn nhủ chúng ta phải nhớ đến công lao xây dựng đất nước của các đấng tiền nhân. Nhắc chúng ta cùng các thế hệ mai sau phải biết tiếp tục xây dựng, giữ gìn đất nước cho xứng với truyền thống lịch sử, văn hoá nghìn đời của dân tộc.

4) Cảnh trí xứ Huế rất đẹp và thơ mộng. Đường vào "quanh quanh" uốn khúc, đây có non, đấy có nước quần tụ, làm nên một ko gian mênh mông khoáng đạt. Non thì xanh, nước thì biếc, màu sắc ấy nhuộm thêm cho Huế thêm tươi mát, êm đềm. Khung cảnh Huế sống động về đường nét, quyến rũ về màu sắc chẳng khác nào "tranh họa đồ" nên đã làm say đắm lòng người.
- Bài ca dao này dù có dùng định ngữ(quanh quanh), dùng biện pháp so sánh nhưng chủ yếu vẫn gợi hơn là tả. Tuy nhiên cảnh đẹp xứ Huế vẫn hiện lên thật sinh động.
- "Ai" là 1 đại từ phiếm chỉ có nhiều nghĩa. Nó có thể chỉ 1 người hoặc nhìu người, có thể chỉ người mà tác giả bài ca dao trực tiếp nhắn gửi hoặc hướng tới người chưa quen biết.
Lời nhắn gửi trên ẩn chứa 1 niềm tự hào, lòng yêu mến cảnh đẹp xứ Huế, muốn được cùng nhiều người chia sẻ nỗi niềm ấy.

5) Hai dòng thơ đầu bài 4, khác dòng thơ bình thường, được kéo dài ra tới 12 tiếng, có sử dụng các điệp từ, đảo từ và đối xứng ( đứng bên tê đồng - đứng bên ni đồng, mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông)
Cách sử dụng các câu thơ kéo dài như thế có tác dụng gợi lên sự dài rộng, to lớn của cánh đồng. và các điệp từ, đảo từ cho thấy dù đứng ở góc độ nào cánh đồng vẫn bao la, mênh mông. Sự rộng lớn ấy và sự trù phú của cánh đồng báo hiệu 1 cuộc sống đầy hạnh phúc.
 
Last edited by a moderator:
Q

qunhlinh1997

Thay lời người mẹ kể lại cuộc chia tay chả thành và Thuỷ("Cuộc chia tây của những con búp bê"). Lập dàn bài nửa nhé
Chú ý:Thực hiện các bước sau để lập dàn bài và viết thành bài văn
- Nội dung : Viết cái gì ?
- Đối tượng : Viết cho ai ?
- Mục đích : viết để làm gì ?
- Cách thức : viết như thế nào ?


Mình cần gấp lắm. Các bạn giúp mình nha
 
Top Bottom