Trả lời câu hỏi trong 4 bài thơ Từ ấy, Chiều tối, Đây thôn Vĩ Dạ, Tôi yêu em

P

pigprinces

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn làm giúp mình những câu hỏi 2 điểm trong kì thi HK 2 này nhé! Đây chỉ là câu hỏi 2 điểm nên chỉ cần ghi ngắn ngọn thôi. Mình cần một số ý kham khảo :)>-

1. Tâm trạng của tác giả thể hiện như thế nào trong những câu hỏi của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
2. Hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ gợi cho anh chị cảm nghĩ gì?
3. Nêu cảm nghĩ của anh chị về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ qua bài thơ Chiều tối
4. Trong bài Chiều tối, hình ảnh nào tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh
5. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong bài thơ Từ ấy
6. Tại sao có thể nói 2 câu kết của bài thơ Tôi yêu em là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị
7. Bài thơ Tôi yêu em gợi cho anh chị cảm nghĩ gì về tâm hồn Pu-skin và tình yêu của thi sĩ
 
U

uocmovahoaibao

Câu 1:
- Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
- Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
- Ai biết tình ai có đậm đà?
Câu hỏi thứ nhất mang nhiều sắc thái: vừa hỏi han, vừa hờn trách, vừa nhắc nhớ, vừa mời mọc đã cho thấy nỗi ước ao trở về thôn Vĩ mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ (mơ ước song cũng đầy mặc cảm về khả năng thực hiện mơ ước của mình)
Câu hỏi thứ hai với những từ ngữ mơ hồ “Thuyền ai”, “đó”, hình ảnh thực - ảo “bến sông trăng”, từ “kịp”, thời gian xác định ở hiện tại “tối nay” đã toát lên một niềm hi vọng mong manh, khắc khoải của nhà thơ.
Câu hỏi thứ ba với hai đại từ phiếm chỉ “ai” là lời ướm hỏi mang đậm mối hoài nghi về tình yêu mà cũng là tình người, tình đời.
Ba câu hỏi đã kết nối ba khổ thơ lại với nhau, thể hiện được diễn biến phức tạp trong tâm trạng của Hàn Mặc Tử từ ao ước đắm say sang hi vọng phấp phỏng rồi đến mơ tưởng hoài nghi. Tất cả những tâm trạng đó đều xuất phát niềm thiết tha gắn bó với cuộc đời nhưng không bao giờ thực hiện được của nhà thơ.

Câu 2:
-Nội dung bài thơ buồn, nhưng thắm thiết tình đời, tình người; được sáng tác trong hoàn cảnh tối tăm, tuyệt vọng ( bệnh tật giày vò; ám ảnh cái chết).
-Điều đó khiến người đọc thương xót và cảm thông với số phận của nhà thơ; cảm phục con người bằng tài năng và nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh nghiệt ngã.

Câu 3:
Gợi ý:-Sự vận động của cảnh vật và sự vận động của tâm trạng con người ở phần 1 và phần 2 có gì khác nhau?theo chiều hướng như thế nào ?

Câu 6:
-Bất ngờ: Tình yêu đơn phương \Rightarrow lòng tự ái, ích kỷ và thù hận. Nhưng Pu-skin : cao thượng, vị tha
-Hàm chứa nhiều ý vị:
+Yêu và nhận là lẽ thông thường và mong ước được đáp lại
+Nhưng lại cầu mong người yêu hạnh phúc với người khác.
+Muốn nhắn nhủ với cô gái: không một ai yêu em như tôi…
 
D

doigiaythuytinh

4. Trong bài Chiều tối, hình ảnh nào tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh
5. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong bài thơ Từ ấy

4. Hình ảnh "cô em xóm núi" và "lò than đã rực hồng"
- "Co em xóm núi" --->hình ảnh người lao động (khác với hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại)
- "Lò than đã rực hồng" ---> vươn tới ánh sáng, thể hiện tinh thần lạc quan của người tù (Hồng: nhãn tự - con mắt thơ)

5. "Từ ấy" là mốc thời gian quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu
Trước "từ ấy", như bao thanh niên yêu nước khác, nhà thơ đang "bâng khuâng đi kiếm lẽ yêu đời", bế tắc trên hành trình tìm lẽ sống. Sau "từ ấy", Tố Hữu xác định được lí tưởng của đời mình, đã "say mùi hương chân lí", được "mặt trời chân lí chói qua tim". Từ sau mốc "từ ấy", cuộc đời và con đường thơ Tố Hữu gắn liền với từng bước chuyển mình của cách mạng Việt Nam
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom