T
thuyan9i
Nguyên văn bởi sonmoc
Bài viết tham gia cuộc thi Mr Học Mãi
Mã đề 02
SBD : 007
Nick 4rum : sonmoc
-------------------------------
Câu 1 : Chòm sao Bắc đẩu có thể tìm thấy bằng cách nào, bạn có biết nó có tên gọi khác là gì ko ?
Trả lời :
Trích:
Ngay khi màn đêm buông xuống vào những ngày tháng 5 này, chúng ta hãy ra ngoài và nhìn lên bầu trời sao. Hình dạng chòm sao nào nổi bật nhất và dễ xác định nhất trên bầu trời? Nếu bạn sống ở bán cầu bắc, hãy nhìn ở phía trên cao, chệch về phía Bắc, bạn sẽ thấy tất cả 7 ngôi sao sáng lấp lánh hợp thành chòm sao Bắc Đẩu nổi tiếng.
Cái Gàu sòng – Bắc Đẩu
Với hầu hết người ngắm sao, chắc chắn chòm sao Bắc Đẩu là chòm sao quan trọng nhất trong bầu trời đêm. Ở các nước có vĩ độ cao, nó không bao giờ lặn xuống khỏi đường chân trời. Hình dạng đặc biệt của nó khiến rất dễ nhận ra trên bầu trời, và là “công cụ” dễ dàng nhất để định hướng.
Sao Bắc Đẩu còn gọi là Bắc Đẩu tinh (北斗星) hay tên tiếng Trung QuốcBắc Đẩu thất tinh (北斗七星) là một mảng sao gồm bảy ngôi sao. đầy đủ
Mảng các ngôi sao này tạo nên hình ảnh giống cái đấu (đẩu) hay cái gàu sòng hoặc cái xoong và nằm ở hướng bắc vì vậy một số nước gọi nó là sao Bắc Đẩu.
Trong thiên văn học hiện đại, nhóm sao này là một mảng sao gồm 7 ngôi, là bảy ngôi sáng nhất nằm trong ranh giới của chòm sao Đại Hùng (Ursa Major) tại thiên cầubắc. Chòm Đại Hùng Tinh ngoài 7 ngôi còn nhiều ngôi sao khác.
Trích:
Nguyên văn bởi sonmoc
Trích:
Nguyên văn bởi sonmoc
Câu 2 Hãy cho biết tên bộ luật thành v ăn đầu tiên của nước ta? Triều Nguyễn đã làm dc những điều có lợi và hại đối với dân tộc ta, bạn hãy chỉ ra những lợi và hại đó ?
1, Năm 1042, nhà Lý biên soạn và cho ban hành bộ luật Hình thư, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước quân chủ Việt Nam. Bộ Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó. Nhu cầu và tác dụng của Hình thư được phản ánh trong nhận xét của nhà sử học Ngô Sĩ Liên như sau: “Trước kia, trong nước, việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai sửa định luật lệnh, châm chướt cho, thích dụng với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên ra điều khoảng làm sách hình luật của mọi triều đại để cho người xem dễ biết. Sách làm xong, chiếu ban ra cho thi hành. Dân đều lấy làm tiện”.
Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử thì Hình thư đời Lý Thái Tông gồm có ba quyển, bây giờ thất truyền. Tuy không được biết Hình thư thời Lý, nhưng qua những pháp lệnh được chép lại trong sử cũ, chúng ta cũng có thể thấy rõ tính chất của pháp luật thời Lý.
Trích:
Nguyên văn bởi sonmoc
Trích:
Nguyên văn bởi sonmoc
Trích:
Cách đây vừa tròn 450 năm, mùa đông năm 1558, Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam mở cõi. Trải qua gần bốn thế kỷ, (từ 1558 đến 1945), các Chúa Nguyễn không chỉ có công lớn trong sự nghiệp khai phá, phát triển vùng đất mới, mà còn để lại nhiều di sản văn hóa
Trích:
lịch sử ghi nhận công lao của nhà Nguyễn trong việc mở mang bờ cõi, từ Thuận Hóa, Quảng Nam vào đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long “Do những biến động lịch sử, cách đánh giá của hậu thế đối với Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn thay đổi qua mỗi thời kỳ. “Có khi thì khen ngợi một chiều, khi thì phê phán, thậm chí mạt sát..”. Nhưng những đóng góp của Chúa Nguyễn và vương triều này là không thể phủ nhận”.
Các Chúa Nguyễn đã biến vùng Thuận Quảng còn hoang sơ vào giữa thế kỷ XVI trở thành một vùng kinh tế phát triển, làm bàn đạp cho công cuộc mở mang bờ cõi vào phía Nam. Các nghề thủ công, quan hệ mậu dịch với nước ngoài đều phát triển nhanh chóng. Một loạt đô thị, thương cảng ra đời thu hút nhiều thuyền buôn, thương gia nước ngoài, kể cả các thương gia tư bản phương Tây, như Hà Lan, Anh, Pháp… Thời kỳ này, các cảng thị Phú Xuân - Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Vũng Lấm (Phú Yên)… nổi lên như những cảng trung chuyển hàng hóa có sức thu hút mạnh mẽ. Đặc biệt, trong quan hệ đối ngoại, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) là vị chúa đầu tiên tự xưng là An Nam Quốc vương, quan hệ với các nước trong tư thế của một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Nhà nghiên cứu Huế Võ Đắc Xuân cũng chỉ ra đóng góp to lớn của vương triều Nguyễn khi để lại cho đời sau những di sản văn hóa như: đô thị cổ Hội An, kinh thành Huế, nhã nhạc cung đình, hệ thống giáo dục, thi cử, thư tịch cổ đồ sộ…
Vương triều Nguyễn vừa là tác nhân lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội, vì vậy nhận thức về nhà Nguyễn cũng phải được đặt trong bối cảnh lịch sử của dân tộc và nhân loại, xem xét cả trục “tung” (lịch sử) và trục “hoành” (đương đại) của lịch sử. Kể từ Gia Long - Nguyễn Ánh, “người dựng nên đế nghiệp cho Nguyễn triều” từ năm 1802 đến Bảo Đại, người tự nguyện thoái vị, nhận là công dân một nước Việt Nam độc lập tự do năm 1945, vương triều Nguyễn đã tồn tại 143 năm.
Không nên coi sự nghiệp thống nhất đất nước là hoàn toàn thuộc về Nguyễn Huệ, cũng như không nên dựa vào sự hoàn tất và củng cố nền thống nhất của nhà Nguyễn mà coi sự nghiệp thống nhất Việt Nam TK 18 - 19 chỉ là của nhà Nguyễn để phủ nhận công lao của Tây Sơn. Cái thống nhất của vua Gia Long nhờ cắt đất cho thực dân mà có được đã gây mầm chia cắt đất nước, không phải chia cắt nội bộ như Trịnh - Nguyễn mà là chia cắt do ngoại xâm tồn tại lâu dài. Sau này, từ Gia Long đến Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, tất cả đều ân hận, lo toan giải tỏa lỗi lầm này, khắc phục hậu quả của nó bằng việc sát đạo, đuổi giáo sĩ, hạn chế giao thương với phương Tây... nhưng vẫn không sao khắc phục nổi.
những nhận thức trước đây về vai trò của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc theo hướng phê phán và phủ định đã không còn thỏa đáng nữa
Trước đây, nhà Nguyễn (1802-1945), vương triều cuối cùng của nước ta, thường bị đánh giá một cách tiêu cực như là vương triều đã để mất nước vào tay chủ nghĩa thực dân Pháp. Tuy nhiên, từ thập niên 90 của thế kỷ trước, trong giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã xuất hiện xu hướng đánh giá lại vương triều này từ những góc độ tích cực hơn, Ví dụ như các nghiên cứu về việc xác định lãnh thổ dưới triều Minh Mạng, về cải cách cơ cấu nhà nước hay việc áp dụng chế độ công điền dưới triều Nguyễn.
Nửa đầu thế kỷ XIX, trong bối cảnh quan hệ quốc tế tương đối ổn định, vua Minh Mạng, hoàng đế thứ 2 của triều Nguyễn đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước. Trong giai đoạn này, trên cơ sở kết quả của quá trình “Nam tiến” kéo dài suốt từ thế kỷ X của người Việt, cương vực lãnh thổ tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện đại “kéo dài từ Lạng Sơn kéo dài đến mũi Cà Mau” đã được xác lập. Sau đó, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, tuy bị phân chia thành các khu vực thuộc địa Nam Kỳ (Cochinchine), nhà nước bảo hộ An Nam và khu vực bảo hộ Bắc Kỳ nhưng về cơ bản, cả 3 khu vực này đều được duy trì với tư cách là không gian sinh sống của người Việt. Tức là, phạm vi lãnh thổ của nhà Nguyễn đã được thừa nhận một cách rộng rãi như là một sự thực lịch sử.
....
Trích:
Nguyên văn bởi sonmoc
Câu 3 : Vì sao máu của động vật bậc thấp không có màu đỏ? Phần lớn thức ăn phục vụ bộ phận nào trên cơ thể con người?
Đó là vì máu người và động vật bậc cao đều có hồng cầu, chứa huyết sắc tố, còn động vật bậc thấp thì không.
Nếu đưa máu người và động vật bậc cao vào máy ly tâm rồi cho quay thật nhanh, nó sẽ tách thành 3 phần rõ rệt. Tầng trên cùng có màu vàng, khá trong, được gọi là huyết tương (chiếm khoảng 55% thể tích chung của máu). Tầng giữa là một lớp mỏng, màu trắng, gồm các tế bào bạch cầu và một số thành phần khác của máu. Dưới cùng là các tế bào hồng cầu có màu đỏ tươi (chiếm khoảng 40-50%). Hồng cầu sở dĩ có màu đỏ là vì trong thành phần của nó có chứa sắt, được gọi là huyết sắc tố.
Đối với động vật bậc thấp như tôm, cua, chuồn chuồn, nhện… thì khác. Máu của chúng chỉ có các tế bào trông giống như bạch cầu ở động vật bậc cao, chứ không chứa các tế bào hồng cầu. Vì thế, máu không có màu đỏ. Một số loài động vật bậc thấp khác (như giun đất, tằm cát…) cũng có máu đỏ, nhưng là do trong huyết tương của chúng có chứa huyết sắc tố (chứ không phải do có hồng cầu).
Một số loài côn trùng khác lại có máu màu vàng hoặc màu xanh lục. Đó là bởi trong huyết tương của chúng có chứa một loại huyết tố có chứa kim loại đồng. Đa số các loài động vật bậc thấp có máu không màu và trong suốt. Các nhà khoa học không gọi đó là máu, mà chỉ coi là một dịch thể.
----
Phần lớn thức ăn tập trung nuôi sống não bộ
Nguyên văn bởi sonmoc
5. Cho ảnh sau và nêu lên những suy nghĩ của bạn
Tôi còn nhớ đây là bức ảnh cô giáo môn GDCD cho chúng tôi xem bức ảnh này trong 1 tiết học năm lớp 12 - Bức ảnh Kền kền chờ đợi - 1994 của Kevin Carter
Trích:
Được trao giải Pulitzer 1994, bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một em bé ở Sudan sắp chết đói đang cố lết về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc cách đó khoảng một km. Cách đó không xa, một con kền kền đang chờ em bé chết để ăn thịt. Bức ảnh khiến cả thế giới bàng hoàng.
Không ai biết điều gì xảy ra với em bé sau đó. Cả nhiếp ảnh gia cũng không biết bởi anh rời đi sau khi chụp ảnh. Nhiều người lên án sự lạnh lùng sau ống kính của tác giả. Ba tháng sau khi chụp bức ảnh này, nhà nhiếp ảnh Kevin Carter đã tự tử vì trầm cảm.
Bức ảnh nằm trong Top 100 bức ảnh làm thay đổi cả thế giới.
Khi xem bức ảnh này, chúng ta không khỏi xót xa vs số phận của con người trong ảnh. Chỉ một khoảnh khắc chụp ngắn ngủi, nhưng có rất nhiều thông điệp được truyền tới chúng ta.
Bức ảnh vừa mang giá trị hiện thực lẫn nhân đạo sâu sắc. Mặc dù, sau khi chụp bức ảnh này tác giả cũng bỏ đi chứ không cứu giúp em bé. Bức ảnh sau đó được đăng lại liên tục trên các báo và tạp chí lớn trên thế giới, trở thành biểu tượng nỗi thống khổ của châu lục đen, mở đầu cho một xu hướng khai thác những hình ảnh đau khổ và chết chóc, từ Libăng đến Xômali, từ Haiti đến Rwanda…và sau này là Kosovo. Nó mang lại cho Kevin vô vàn lời tán dương cùng giải thưởng danh giá Pulitzer ở thể loại ảnh báo chí vào ngày 23-5-1994. Tuy nhiên, nó cũng khiến anh hứng chịu sự chỉ trích nặng nề của dư luận về tội chỉ chú ý đến việc chụp ảnh mà không mảy may giúp đỡ em gái đáng thương. Rất nhiều người gọi điện đến vào đêm khuya để lăng mạ và tố cáo anh.
Không phải là một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, nhưng với riêng tôi. Bức ảnh đã trở thành một nỗi ám ảnh sau khi xem nó. Đặc biệt hơn, khi bây giờ nó lại trở thành câu hỏi trong cuộc thi. Hình ảnh em bé nói riêng và cả châu Phi nói chung là câu hỏi lớn cho tất cả mọi người. Khi mà một sinh linh nhỏ còn có một số phận như vậy, thì cả lục địa đói kém và nghèo nàn sẽ như thế nào.
Trích:
Nguyên văn bởi sonmoc
1. Tình bạn mỏng manh như pha lê dễ tan vỡ, để giữ gìn nó ko phải là một điều dễ, nhưng xích mích lại nhiều hơn bạn tưởng, vậy bạn giải quyết nó theo cách nào?
Những xích mích cũng là kỉ niệm của tình bạn.
Tôi vừa kết thúc năm học 12. Buồn và hụt hẫng là cảm giác đầu tiên. Tập thể lớp chúng tôi không phải đoàn kết, trog suốt 3 năm qua những xích mích, hay cả đấu đá lẫn nhau vẫn diễn ra. Nhưng rồi khi chia tay, chúng tôi lại coi nó là những kỉ niệm của những tình bạn trong sáng.
Tình bạn theo tôi không mong manh, khi ta có những người bạn thực sự, nó sẽ mạnh mẽ và rắn chắc hơn bất cứ thứ gì.
Vì vậy, hãy cứ quan tâm tới bạn của ta, sống thật với chính mình