Sinh Topic Ôn thi vào 10 môn Sinh học

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hello cả nhà:Tonton21!!!
Các bạn thi học kì xong hết chưa nhỉ, chắc tất cả chúng ta phần lớn đã thi xong rồi phải không nào?o_O

Vậy ta hãy bắt tay ngay vào việc ôn tập cho kì thì quan trọng sắp tới dành cho những bạn học sinh lớp 9 nhé, đó là kì thi "Tuyển sinh vào lớp 10"

Ở đây, BQT môn Sinh sẽ cập nhật các câu hỏi về các chương, các chủ đề 1 cách lần lượt giúp bạn hệ thống hóa kiến thức của mình, ngoài ra việc trao đổi, tranh luận với nhau sẽ giúp chúng ta nhớ lâu hơn và nắm vững kiến thức.

Cùng xem khung thời gian nhé các bạn:
hhhhhhhhhhh.png
Các bạn nhớ vào bình luận câu trả lời và ý kiến của mình về câu hỏi để được BQT nhận xét và cùng nhau thảo luận nhé, và bây giờ chúng ta bắt đầu thôi nào!!!:rongcon32:rongcon9
 

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
CHỦ ĐỀ I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Câu hỏi:
1. Nêu khái niệm di truyền, biến dị.
2. Giải thích nghĩa của các từ "tính trạng", "cặp tính trạng", "giống thuần chủng".
3. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen là gì?
4. Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?

Các bạn nhớ bình luận đáp án của mình xuống phía dưới nha :D
 

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
CHỦ ĐỀ I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Câu hỏi:
1. Nêu khái niệm di truyền, biến dị.
2. Giải thích nghĩa của các từ "tính trạng", "cặp tính trạng tương phản", "giống thuần chủng".
3. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen là gì?
4. Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?

Các bạn nhớ bình luận đáp án của mình xuống phía dưới nha :D
Đáp án:
1. Di truyền và hiện tượng truyền đạt lại các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho con cháu
Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết
2. Tính trạng: là đặc điểm về hình thái, cấu tạo sinh lí của một cơ thể
Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng
Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống với thế hệ trước
3. Nội dung: Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ
Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền
4. Để dễ dàng cho sự theo dõi các biểu hiện của các cặp tính trạng này ở đời con bởi lẽ các tính trạng này phân biệt rõ và khó lẫn vào nhau.
 
  • Like
Reactions: hln.05

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Câu hỏi tiếp theo:
1. Phát biểu nội dung quy luật phân li, phân li độc lập
2. Căn cứ vào đâu mà Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập với nhau?
3. Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa?
 

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Câu hỏi tiếp theo:
1. Phát biểu nội dung quy luật phân li, phân li độc lập
2. Căn cứ vào đâu mà Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập với nhau?
3. Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa?
Đáp án:
1. Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử
2. Do tích tỉ lệ riêng bằng tỉ lệ chung:
Ở đây Menđen có tỉ lệ 9:3:3:1 = (3:1)(3:1)
3. Biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn giống và tiến hóa
 

hln.05

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
988
2,575
316
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
Halo , hôm nay chúng ta đến với chương NST nào :rongcon1
1. Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
2.Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân?
3.Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính.
 

hoangmanh_2k5

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng ba 2020
70
881
81
19
Hà Nội
THCS Văn Yên
1.NST kép: gồm 2 crômatit giống hệt nhau và dính với nhau ở tâm động, hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
Điểm khác nhau:
NST kép: - Chỉ là gồm 2 crômatit dính với nhau ở tâm động
- Chỉ có 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ.
- 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất
Nst tương đồng: Gồm 2 NST tương đồng
- Có 2 nguồn gốc: 1 từ bố, 1 từ mẹ
- 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập với nhau
2.
Nguyên phânGiảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
- Chỉ 1 lần phân bào.
- Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit.
- Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc.
- Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.
- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.
- Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit.
- Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc.
- Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào.Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc.
Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST).- Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép.
- Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n.
Ý nghĩa:
- Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau.
- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
[TBODY] [/TBODY]
3.
Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.
+ Số lượng NST của một số loài:
+ Người 2n=46; n=23
+ Tinh tinh 2n=48; n=24
+ Gà 2n=78; n=39
+ Đậu Hà Lan 2n=14; n=7
+ Ngô 2n=20; n=10
+ Hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que và chữ V
Còn cái cuối thì e chịu..........
 

hln.05

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
988
2,575
316
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính.
Nhờ sự kết hợp giữa NP ,GP và thụ tinh mà bộ NST của các loài sinh sản hữu tính luôn ổn đinh :
GP : tạo giao tử cái và giao tử đực mang bộ nst đơn bội
TT : sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử mang bộ nst lương bội (2n)
NP : giúp hợp tử duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ sự kết hợp nhân đôi ở kì đầu và phân li nst về 2 cực tb ở kì sau của NP
 

hoangmanh_2k5

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng ba 2020
70
881
81
19
Hà Nội
THCS Văn Yên
Nhờ sự kết hợp giữa NP ,GP và thụ tinh mà bộ NST của các loài sinh sản hữu tính luôn ổn đinh ,đặc trưng:
GP : tạo giao tử cái và giao tử đực mang bộ nst đơn bội
TT : sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử mang bộ nst lương bội (2n)
NP : giúp hợp tử duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ sự kết hợp nhân đôi ở kì đầu và phân li nst về 2 cực tb ở kì sau của NP
em ch hiểu lắm ạ
 
  • Like
Reactions: Hà Kiều Chinh

hln.05

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
988
2,575
316
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
Hôm nay lại cùng tiếp tục với mình nào các bạn ơi :333
1. Nhiễm sắc thể nhìn thấy rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? Hãy mô tả cấu trúc của NST tại kì đó.
2. Vì sao nói GP2 là quá trình nguyên nhiễm , GP1 là quá trình giảm nhiễm.
3. 10 tế bào sinh dục của một cơ thể nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con đều trải qua vùng sinh trưởng bước vào vùng chín, giảm phân tạo nên các giao tử, môi trường nội bào đã cung cấp thêm nguyên liệu tạo nên 2560 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử 10% tạo nên 128 hợp tử lưỡng bội bình thường.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của
loài?
b. Xác định giới tính của cơ thể tạo nên
các giao tử trên?
 

hoangmanh_2k5

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng ba 2020
70
881
81
19
Hà Nội
THCS Văn Yên
1. NST nhìn thấy rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân. Ở kì này NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào. Ở kì giữa chiều dài của NST đã co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 đến 50 μm, đường kính từ 0,2 đên 2 μm, có dạng đặc trưng như hình hạt, hình que hoặc hình chữ V.
2.GP thì GP1 là phân bào GP vì kết thúc lần phân bào này bộ NST trong tb con giảm đi một nửa về nguồn gốc NST so vs tb ban đầu . Còn ở GP2 là phân bào nguyên nhiễm vì ở lần phân bào này chỉ là sự phân chia các crômmatit trong mỗi NST kép về 2 cực cỉa tb nguồn gốc ko đổi vẫn giống khi kết thúc lần phân bào GP1 .
3.a)theo.đề ta có
10×2n×(2^k-1)=2480(1)
10×2n×2^k=2560->2^k=2560/(20n)
thay 2^k vào (1)
-> n=4>2n=8
b) 2^k=2560/80=32
số tế bào tạo ra sau NP là 32×10=320
gọi x là số giao tử mỗi tế bào đực tạo ra ta có:
10=(128/x×320)×100
->x=4
vậy tế bào sinh dục trên là đực
Đây ạ
 

hln.05

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
988
2,575
316
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
Hôm nay là ngày cuối của chương NST rồi :// , cùng làm một số ví dụ này nào bạn ơiii
1. Hai tế bào sinh dục của gà (2n =78) nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra các tế bào có 39624 NST hoàn toàn mới. Các tế bào con sinh ra trong thế hệ cuối cùng đều giảm phân tạo giao tử. Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử là 1,5625% và tạo được 32 hợp tử.
a. Xác định số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên.
b. Xác đinh giới tính của cá thể nói trên.
2. Nêu đặc điểm và vai trò của nhiễm sắc thể giới tính.
3. NST thường là gì? NST giới tính là gì ? Phân biệt NST thường và NST giới tính.
 

hoangmanh_2k5

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng ba 2020
70
881
81
19
Hà Nội
THCS Văn Yên
2.
Đặc điểm :
-Chỉ chiếm 1 cặp trong bộ NST
-Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY
-Mang các gen quy định tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính.
*Vai trò : NST giới tính giúp ta xác định được giới đực , cái của loài.
Ví dụ : Ở ruồi giấm , ruồi giấm mang cặp NST giới tính XY là con đực ; ruồi giấm mang NST giới tính XX là con cái.
3.
* Giống nhau:
- Cấu tạo:
+ Được tạo ra từ 2 thành phần là phân tử AND và một loại protein là histon.
+ Đều có tính đặc trưng theo loài.
+ Các cặp NST thường và cặp NST giới tính XX đều là cặp tương đồng.
- Chức năng:
+ Đều có chứa gen quy định tính trạng của cơ thể.
+ Đều có những hoạt động giống nhau trong phân bào: nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn…
* Khác nhau:
- Cấu tạo:
+ NST thường:
~ Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội
~ Luôn sắp xếp thành các cặp
tương đồng
~ Giống nhau giữa cá thể đực và cái trong loài.
+ NST giới tính:
~ Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
~ Cặp XY là cặp không tương đồng
~ Khác nhau giữa cá thể đực và cái trong loài
- Chức năng:
+ NST thường:
~ Không quy định giới tính của cơ thể
~ Chứa gen quy định tính trạng thường không liên quan đến giới tính
+ NST giới tính:
~ Có quy định giới tính
~ Chứa gen quy định tính trạng thường liên quan đến yếu tố giới tính
 
  • Like
Reactions: Tungtom

hln.05

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
988
2,575
316
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
2.
Đặc điểm :
-Chỉ chiếm 1 cặp trong bộ NST
-Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY
-Mang các gen quy định tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính.
*Vai trò : NST giới tính giúp ta xác định được giới đực , cái của loài.
Ví dụ : Ở ruồi giấm , ruồi giấm mang cặp NST giới tính XY là con đực ; ruồi giấm mang NST giới tính XX là con cái.
3.
* Giống nhau:
- Cấu tạo:
+ Được tạo ra từ 2 thành phần là phân tử AND và một loại protein là histon.
+ Đều có tính đặc trưng theo loài.
+ Các cặp NST thường và cặp NST giới tính XX đều là cặp tương đồng.
- Chức năng:
+ Đều có chứa gen quy định tính trạng của cơ thể.
+ Đều có những hoạt động giống nhau trong phân bào: nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn…
* Khác nhau:
- Cấu tạo:
+ NST thường:
~ Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội
~ Luôn sắp xếp thành các cặp
tương đồng
~ Giống nhau giữa cá thể đực và cái trong loài.
+ NST giới tính:
~ Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
~ Cặp XY là cặp không tương đồng
~ Khác nhau giữa cá thể đực và cái trong loài
- Chức năng:
+ NST thường:
~ Không quy định giới tính của cơ thể
~ Chứa gen quy định tính trạng thường không liên quan đến giới tính
+ NST giới tính:
~ Có quy định giới tính
~ Chứa gen quy định tính trạng thường liên quan đến yếu tố giới tính
Đáp án bạn đúng rồi , nhưng mình có điều cần lưu ý là khi đề nói "phân biệt " thì chỉ nói điểm khác nhau thôi nhé
1. Hai tế bào sinh dục của gà (2n =78) nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra các tế bào có 39624 NST hoàn toàn mới. Các tế bào con sinh ra trong thế hệ cuối cùng đều giảm phân tạo giao tử. Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử là 1,5625% và tạo được 32 hợp tử.
a. Xác định số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên.
b. Xác đinh giới tính của cá thể nói trên.
a) Số đợt nguyên phân của tb sinh dục là : [tex]2n.(2^k-2)2=39624[/tex] => 78.([tex]2^k-2)[/tex].2= 39624 => [tex]2^k=2^8[/tex]
=> tb nguyên phân 8 lần
b) Số tb tham gia gp là : 2.256=512 tb
Số gt tạo ra sau gp : 32 : 1,5625% = 2048 gt
=> Giới tính của cá thể trên là Đực ( số gt tạo ra gấp 4 lần số tb tham gia gp)
 
  • Like
Reactions: hoangmanh_2k5

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
PHẦN 3: ADN và gen
Câu hỏi:​
1, Trình bày cấu trúc, chức năng của ADN
2.Tính đặc thù của mỗi đoạn ADN do yếu tố nào quy định?
3. Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào?
4. Quá trình tự nhân đôi đã diễn ra trên mấy mạch của ADN? Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau thành từng cặp? Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào ? Có nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ?
 

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
PHẦN 3: ADN và gen
Câu hỏi:​
1, Trình bày cấu trúc, chức năng của ADN
2.Tính đặc thù của mỗi đoạn ADN do yếu tố nào quy định?
3. Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào?
4. Quá trình tự nhân đôi đã diễn ra trên mấy mạch của ADN? Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau thành từng cặp? Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào ? Có nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ?
Trả lời:
1. - ADN là phân tử được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học c, H, O, N, P
- ADN là một đại phân tử có cấu trúc đa phân, đơn phân là 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.
- Trong 4 loại nuclêôtit thì 2 loại A và G có kích thước lớn. Hai loại T và có kích thước bé.
- ADN gồm 2 mạch pôlinuclêôtit chạy song song ngược chiều, xoắn đều theo chiều từ trái sang phải.
- Chiều rộng của chuỗi xoắn kép bằng 20 A, mỗi chu kỳ xoắn có 10 cặp nuclêôtit có chiều cao 34A.
- Hai mạch của ADN liên kết bổ sung với nhau. A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với bằng 3 liên kết hiđrô.
- ADN có kích thước và khối lượng lớn. ADN có tính đa dạng và đặc trưng cho loài.
- ADN có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
2. Tính đặc thù do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit quy định
3.
Cấu trúc không gian:
- ADN gồm 2 mạch pôlinuclêôtit chạy song song ngược chiều, xoắn đều theo chiều từ trái sang phải.
- Chiều rộng của chuỗi xoắn kép bằng 20 A, mỗi chu kỳ xoắn có 10 cặp nuclêôtit có chiều cao 34A.
- Hai mạch của ADN liên kết bổ sung với nhau. A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với bằng 3 liên kết hiđrô.
Hệ quả NTBS:

- ADN gồm 2 mạch pôlinuclêôtit chạy song song ngược chiều, xoắn đều theo chiều từ trái sang phải.
- Chiều rộng của chuỗi xoắn kép bằng 20 A, mỗi chu kỳ xoắn có 10 cặp nuclêôtit có chiều cao 34A.
- Hai mạch của ADN liên kết bổ sung với nhau. A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với bằng 3 liên kết hiđrô.
4.
Ý 1: 2 mạch
Ý 2: A-T; G-X và ngược lại
Ý 3: ADN dãn xoắn, 2 mạch tách nhau ra, các nu trong mt nội bào đến liên kết với các nu ở mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung
Ý 4: 2 ADN con giống nhau và giống hệt mẹ
 

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Câu hỏi:
1. Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua quá trình nhân đôi lại giống với ADN mẹ
2. ADN dài 5100Å với A = 20%. Nhân đôi liên tiếp 3 lần, số liên kết hiđrô bị phá vỡ là bao nhiêu ?
3. Một phân tử ADN của một tế bào có hiệu số %G với nuclêôtit không bổ sung bằng 20%. Biết số nuclêôtit loại G của phân tử ADN trên bằng 14000 nuclêôtit. Khi ADN nhân đôi bốn lần, hãy xác định:
a. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho cả quá trình trên.
b. Số liên kết cộng hoá trị được hình thành trong quá trình.
c. Số liên kết hidro bị phá huỷ trong cả quá trình trên.
 

hln.05

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
988
2,575
316
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
Phần 4 : BIẾN DỊ
1: Phân loại các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền?
2: Biến dị tổ hợp là gì ? Có ý nghĩa gì trong tiến hóa và chọn giống ? Tại sao ở các
loài sinh sản giao phối, biến dị tổ hợp phong phú hơn nhiều so với các loài sinh sản vô tính ?
3: Nguyên nhân nào làm cho bộ NST đặc trưng của loài không được duy trì ổn định?
 
  • Like
Reactions: Windeee

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Câu hỏi:
1. Thế nào là sinh đôi cùng trứng, khác trứng?
2. Những khó khăn khi nghiên cứu di truyền học ở người
3. Ở người, tóc xoăn là tính trạng trội so với tóc thẳng và gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.Trong một gia đình, mẹ có tóc thẳng sinh được một con gái có tóc xoăn. Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai minh họa.Người con gái nói trên lớn lên lấy chồng có tóc xoăn thì xác suất để sinh được con gái có tóc thẳng là bao nhiêu %?
4. Ở người, bệnh teo cơ do gen d nằm trên NST giới tính X quy định; gen trội D quy định cơ phát triển bình thường.Nếu mẹ và bố có cơ phát triển bình thường thì các con sinh ra sẽ thế nào?Nếu các con trong một gia đình có con trai bình thường, con trai teo cơ, con gái bình thường, con gái teo cơ thì kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ như thế nào? Lập sơ đồ minh hoạ?
 
  • Like
Reactions: Windeee
Top Bottom