Sinh Topic ôn tập vào 10 môn sinh-Phần lí thuyết

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,411
409
Phú Yên
trung học
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

-Đây là topic tổng hợp lí thuyết sinh 9 để ôn vào 10.
-Tổng hợp thì sẽ khó chi tiết hóa từng phần được nhưng mình sẽ cố gắng đầy đủ những điểm tiêu biểu cần ôn nhất có thể.
-Các phần sẽ được đăng dần, nội dung sưu tập và được biên soạn.
-Topic này chỉ để tham khảo và định hướng cho việc ôn lí thuyết dễ dàng hơn, để tránh bị rối hay sót kiến thức tiêu biểu, lấy làm nền tảng cho Phần bài tập (sẽ được đăng tiếp theo)
-Đương nhiên có thể có sai sót, các phần chưa hiểu, các phần muốn biết sâu hơn, các bạn có thể trao đổi vào topic: Hỏi-đáp,định hướng ôn thi môn sinh vào 10
-Không trao đổi tại topic này.
Thân ái và quyết thắng!
I-Di truyền Menđen
1. Thuật ngữ:
- Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: cây đậu có các tính trạng : thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt
- Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.
- Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa hoặc màu sắc hạt đậu.
- Giống (hay dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
2. Kí hiệu
- P (parentes) : cặp bố mẹ xuất phát.
- Phép lai được kí hiệu bằng dấu X
- G (gamete): giao tử. Quy ước giao tử đực (hoặc cơ thể đực) , giao tử cái (hay cơ thể cái)
- F (filia): thế hệ con. Quy ước F1 là thế hệ thứ nhất, con của cặp P; F2 là thế hệ thứ hai được sinh ra từ F1 do sự tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa các F1.
1. Định luật đồng tính:
Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng, khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương ứng thì các cơ thể lai ở thê hệ F1 đều đồng tính của bố hoặc mẹ
2. Định luật phân ly:
Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng, khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương ứng thì các cơ thể lai ở thế hệ F2 có tỉ lệ phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
3. Định luật phân ly độc lập:
Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương ứng, thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia và ngược lại
II: NHIỄM SẮC THỂ
-Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào soma), NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (giống nhau vể hình thái, kích thước). Trong cặp NST tương đồng, 1NST có nguồn gốc từ bố, 1NST có nguồn gốc từ mẹ.
Do vậy, các gen trên NST cũng tổn tại thành từng cặp tương ứng.
+Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội (2n) NST
+Bộ NST trung giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu là n NST.
-Tính đặc trưng: mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng
Lưu ý: Các loài có khác nhau có thể có bộ nst giống nhau. Số lượng nst không phản ánh mức độ tiến hóa loài.
-Cấu trúc - Kì giữa cho thấy hình thái rõ rệt nhất: gồm chuỗi ADN quấn quanh protein loại histone
+NST kép gồm 2 cromatit đính nhau ở tâm động
+NST đơn không có cromatit
-Chức năng:
NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN có vai trò quan trọng đối với sự di truyền:



    • Việc tập hợp ADN thành NST có vai trò lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền trong tế bào.
    • Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ.
-So sánh:
+Giống:
  • Đều là quá trình phân bào
  • Đều có 4 kì: đầu,giữa,sau,cuối.
  • Diễn biến đều có: nhân đôi, đóng xoắn, tập trung sắp xếp tại mặt phẳng xích đạo, phân li, phân chia
+Khác:
so+sanh+nguyen+phan+va+giam+phan.jpg
1.Giao tử
-Giao tử là tế bào sinh dục có bộ NST đơn bội (n) được hình thành trong quá trình giảm phân từ tế bào sinh giao tử lưỡng bội (2n) và có khả năng thụ tinh để tạo hợp tử (2n)
-Giao tử có hai loại là giao tử đực (có roi bơi) được gọi là tính trùng và giao tử cái được gọi là trứng.
2.Quá trình phát sinh giao tử:
Cơ chế:

-Quá trình phát sinh giao tử xảy ra ở tinh hoàn (tạo ra giao tử đực) hoặc ở buồng trứng (tạo ra giao tử cái).
-Buồng trừng và tinh hoàn là tập hợp của các ống sinh dục, mỗi ống gồm 3 vùng: vùng sinh sản, vùng sinh trưởng và vùng chín.
-Tại vùng sinh sản: các tế bào sinh dục sơ khai đực (hoặc cái) nguyên phân nhiều lần lien tiếp để gia tăng số lượng tế bào sinh dục sơ khai
3.Thụ tinh
-Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực với một giao từ cái (hay giữa một tinh trùng với một tế bào trứng) tạo thành hợp tử.
-Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử
III- ADN
1) Tên gọi và đặc điểm cấu trúc hóa học của phân tử DNA:
+ADN có tên đầy đủ là Axit Deoxiribo Nucleic
+Có thành phần hóa học là các nguyên tố C, H, O, N, P
+Là một đại phân tử hữu cơ xoắn kép có kích thước lớn, được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một trong 4 loại nucleotit.
-Tên gọi, thành phần và cấu trúc của đơn phân tạo thành phân tử axit nucleic có cấu trúc mạch kép trong tế bào. Vị trí các nguyên tử cacbon của thành phần đường của đơn phân này:
+Đơn phân tử cấu tạo nên DNA là nucleotit,
+Gồm có 3 thành phần: đường Deoxiribo (C5H10O4), axit Photphoric (H3PO4) và 1 trong 4 loại bazơ nitric (Adenin: A; Guanin: G; Xitozin: X; Timin: T). Tên của nucleotit được đặt theo tên của bazơ nitric. Mỗi nucleotit có kích thước bằng 3,4 Ao, nặng 300 đvC.

-Cách thức liên kết giữa các đơn phân (nucleotit) với nhau để tạo thành mạch đơn polinucleotit
+Các nucleotit liên kết với nhau bằng mối liên kết cộng hóa trị (lk giữa đường – axit photphoric) giữa đường của 1 nucleotit với axit photphoric của nucleotit kế tiếp với nó từ đó tạo thành sợi đơn (chuỗi) polinucleotit.
Chỉ dùng để làm bài tập bằng các công thức in đậmTheo hình dưới thì cứ 2 nucleotit kế tiếp nhau trong sợi đơn (chuỗi) polinucleotit có 4 liên kết cộng hóa trị (trừ nucleotit đứng đầu chỉ có 1 liên kết). Số liên kết hóa trị có trong 1 sợi đơn (chuỗi) polinnucleotit: (2N-1); Số liên kết hóa trị có trong 2 sợi đơn (chuỗi) polinucleotit của DNA là: (2N-2)
[TBODY] [/TBODY]
2) Cấu trúc không gian của phân tử DNA trong tế bào nhân chuẩn (loại tế bào có nhân chính thức)
Cấu trúc xoắn kép (cấu trúc bậc 2) theo Oatxơn – Cric: Hai chuỗi (sợi đơn) polinucleotit xoắn đều quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải như một cái thang dây xoắn, trong đó 2 tay thang là các phân tử đường và axit photphoric sắp xếp xen kẽ nhau, còn mỗi bậc thang là một cặp bazơ nitric đứng đối diện nhau và liên kết với nhau bằng các liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung A với T và G với X (A nối với T bằng 2 liên kết hidro; G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro). Mỗi vòng xoắn được gọi là 1 chu kỳ xoắn có chiều cao 34 Ao tương ứng với 10 cặp nucleotit. Đường kính vòng xoắn của cấu trúc xoắn kép bằng 20 Ao.
Chỉ dùng để làm bài tậpTheo nguyên tác bổ sung, ta có
(1) số nu A =T, G=X;
(2) N (nucleotit) = A+T+G+X
(hoặc = 2A+2G =2T+2X=2A+2X=2T+2G)
(3) %A+%T+%G+%X =100%
(hoặc %A+%G =50%=%T+%X=%A+%X=%T+%G)
(4) A=T=AM1+AM2=TM1+TM2; AM1 =TM2; AM2=TM1
(5) G=X=XM1+XM2=GM1+GM2; GM1 =XM2; GM2=XM1
(6) Mối quan hệ giữa sô nucleotit (N), số chu kì và Chiều dài(L) của DNA. LADN =[tex]\frac{N}{2}.3,4[/tex] (Ao) (1Ao = 10-4µm =10-7mm)
Số chu kì (C) = [tex]\frac{L}{34}[/tex]=[tex]\frac{N}{20}[/tex]
(7) Mối quan hệ giữa trọng lượng (WADN) và số nucleotit (N): WDNA= N x300 (đvC)
(8) Số lkết hidro = 2A+3G (vì A lk với T bằng 2 lk hidro; G lk với X = 3 lk hidro
[TBODY] [/TBODY]
Cấu trúc bậc cao hơn của phân tử DNA trong tế bào nhân chuẩn
-Sợi kép DNA tiếp tục xoắn quanh các khối cầu protein (xoắn bậc 3) tạo thành chuỗi nucleoxom gọi là chuỗi cơ bản (mỗi khối cầu protein gồm 8 phân tử protein loại histon). Cứ với 140 cặp nucleotit xoắn được 1 ¾ vòng quanh 1 khối cầu protein tạo thành 1 cấu trúc nucleoxom (1 hạt nucleoxom)có đường kính bằng 100 Ao.
-Chuỗi cơ bản xoắn tiếp 1 lần nữa (xoắn bậc 4) tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính 250 Ao (hoặc 350 Ao). Sợi nhiễm sắc đóng xoắn một lần nữa (xoắn bậc 5) thì tạo ra cấu trúc Cromatit
3) CHỨC NĂNG:
-Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền (còn gọi là thông tin về cấu trúc của toàn bộ các phân tử protein) của cơ thể sinh vật, quy định các tính trạng và đặc tính của cơ thể.
4)
1.Thời gian mà DNA thể hiện hoạt tính về di truyền và sinh lí trong chu kì tế bào:
-DNA có hoạt tính di truyền và sinh lí vào kì trung gian của chu kì tế bào thực hiện quá trình tự nhân đôi và sao mã.
2.Yếu tố quy định tính đa dạng và đặc thù của DNA:
-Phân tử DNA được cấu trúc từ 4 loại nucleotit (A, T, G, X) sắp xếp theo trật tự khác nhau nên có thể tạo ra vô số loại phân tử DNA khác nhau ở tất cả các loài sinh vật. Do đó mà thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các nucleotit trong chuỗi polinucleotit quy định tính đa dạng và đặc thù của DNA
3.Tính đặc thù (đặc trưng) của DNA ở mỗi loài sinh vật
-Đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit. Vì vậy từ 4 loại nucleotit đã cấu tạo nên tất cả các DNA của các loài sinh vật
-Đặc thù bởi tỉ lệ KHÔNG ĐỔI ở mỗi loài
-Đặc thù bởi hàm lượng DNA không đổi đối với mỗi loài. Ví dụ ở trong tế bào 2n của người hàm lượng DNA bằng 6,6 x 10-12g
4.Tính ổn định của DNA:
-DNA trong các tế bào khác nhau trên cùng một cơ thể được ổn định nhờ cơ chế tự nhân đôi, kết hợp với phân li đồng đều trong nguyên phân
-DNA qua các thế hệ cơ thể kháccảu loài được duy trì ổn định là nhờ sự kết hợp 3 cơ chế: tái sinh DNA, phân li và tái tổ hợp xảy ra trong quá trình giảm phân, phát sinh giao tử va thụ tinh. Kết quả hình thành hợp tử mới có chứa bộ DNA đặc trưng được sao chép nguyên mẫu từ thế hệ trước.
(Quá trình tự nhân đôi của DNA)
5.Các nguyên tắc cấu trúc nên DNA
-DNA cấu trúc theo 2 nguyên tắc:
+Nguyên tắc đa phân giữa các nucleotit để tạo thành mạch đơn polinucleotit
+Nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotit trên 2 mạch đơn để tạo thành sợi kép.
6.Ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung
-Trong cấu trúc của DNA
+Phân tử DNA có cấu trúc 2 mạch đơn, nhờ nguyên tắc bổ sung (A lk với T; G lk với X) mà đảm bảo cho cấu trúc không gian của DNA luôn ổn định (cấu trúc bậc 2 có đường kính 20 Ao, chu kì có chiều cao 34 Ao)
+Khi biết cấu trúc của mạch đơn này có thể suy ra cấu trúc của mạch đơn còn lại
-Trong cấu trúc của ARN
+Phân tử tARN cũng có cấu trúc xoắn không gian nhờ nguyên tắc bổ sung trên những đoạn xoắn kép tạm thời của chuỗi polirinucleotit (rA lk với rU; rG lk với rX)
+Nhờ nguyên tắc bổ sung mà cấu tARN được ổn định, đặc trưng (đặc thù) phù hợp với chức năng
-Trong cơ chế di truyền
+Tổng hợp DNA: Nguyên tác bổ sung đảm bảo cho phân tử DNA con giống hệt phân tử DNA mẹ sau khi tổng hợp. Khi 2 mạch đơn của DNA mẹ tháo xoắn và tách thành các mạch đơn để làm các mạch khuôn tổng hợp DNA con. Các nucleotit trên 2 mạch khuôn sẽ lk với các nucleotit tự do của môi trường nội bào để tổng hợp ra 2 DNA con
+Trong tổng hợp ARN: Nhờ NTBS mà từ mạch có chiều 3’"5’ trên DNA là mạch khuôn giúp tổng hơp ra ARN có chiểu ngược lại (5’"3’) có trình tự bổ sung với trình tự mạch khuôn. Do đó thông tin di truyền từ DNA được truyền đầy đủ sang ARN
DNA: 3’ … A T G X …5’
ARN: 5’ …rUrArXrG…3’
[TBODY] [/TBODY]
-Trong tổng hợp protein:
+Nhờ nguyên tắc bổ sung giữa các ribonucleotit của bộ 3 mã hóa (codon) của mARN với các ribonucleotit của bộ 3 đối mã (unticodon) của tARN giúp cho các axit amin được lắp ráp đúng vị trí trên phân tử polipeptit (protein bâc 1) theo đúng trật tự của mã di truyền trên DNA và mARN.
m ARN: rGrUrUrGrGrU…
tARN: rXrArArXrGrA…
Protein: Valin – glixin - …
[TBODY] [/TBODY]
I. GIỐNG NHAU
a,Về cấu tạo
-Đều là đại phân tử hữu cơ có kích thước lớn.
-Đều có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân hợp lại.
-Đều mỗi đơn phân được hợp bởi 3 thành phần: một phân tử bazơ nitric (thuộc 1 trong 4 loại); một phân tử đường 5 cacbon và một phân tử axit H3PO4.
-Tên của các đơn phân được đặt tên theo tên của các phân tử bazơ nitric cấu tạo nên đơn phân đó.
-Giữa các đơn phân nằm trên một mạch đều có các liên kết hóa trị (phôt pho đi este) giữa phân tử H3PO4 của nucleotit này với phân tử đường 5 cacbon của phân nucleotit kế tiếp.
-Có bắt cặp bổ sung giữa các nucleotit (A – T; G – X trên AND và A – U; G – X trên tARN)
b,Về chức năng và hoạt động
-Đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của AND mẹ.
-Đều mang thông tin di truyền mã hóa cho protein hình thành tính trạng.
II. KHÁC NHAU
Đđphân biệtADNARN
Về cấu tạo- Kích thước lớn
- Phân tử gồm 2 mạch polinucleotit xoắn song song.
- Đơn phân tử là 1 trong 4 loại nucleotit (A, T, G, X)
- Có các liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung (A – T; G – X) giữa các nucleotit trên 2 mạch polinucleotit theo từng cặp.
- Phân tử đường cấu tạo là đường deoxiribose (C5H10O4).
- Có 4 loại bazơ nitric la A, T, G, X.
- Kích thước nhỏ
- Phân tử chỉ có một mạch poliribonucleotit thẳng (rARN, mARN) hay cuộn lại một đầu (tARN)
- Đơn phân tử là 1 trong 4 loại ribonucleotit (A, U, G, X).

- Chỉ có liên kết bổ sung ở một số đoạn trong phân tử tARN (giữa A – U; G – X). Phân tử rARN và mARN không có liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung.

- Phân tử đường cấu tạo là đường ribose (C5H10O5).

- Có 4 loại bazơ nitric la A, U, G, X.
Về chức năng và hoạt động- Được tổng hợp và hoạt động trong nhân tế bào (trừ các phân tử AND dạng vòng ở một số bào quan nằm ngoài tế bào chất).
- Có khẳ năng truyền đạt thông tin di truyền nhờ vào cơ chế tự nhân đôi (tự sao), sao mã sang ARN và điều khiển giải mã tổng hợp protein.
- Là bản gốc lưu giữ thông tin di truyền
- Có khả năng tự sao (tự nhân đôi)
- Tồn tại suốt đời sống của tế bào.
- Sự thay đổi trong thành phần cấu tạo của gen dẫn đến đột biến, làm biến đổi cấu trúc di truyền và tính trạng của cơ thể.
- Được tổng hợp trong nhân sau đó di chuyển ra tế bào chất hoạt động.
- Trực tiếp tham gia tổng hợp protein thông qua cơ chế giải mã.

- Là bản sao thông tin di truyền
- Không có khả năng tự sao (tự nhân đôi) (trừ ARN của virut)
- Xuất hiện và tồn tại khi tế bào có nhu cầu.
- Sau quá trình hoạt động, ARN được các enzym phân giải tạo thành những nguyên liệu trả lại cho nhân tổng hợp ARN mới mà không gây rối loạn cho các hoạt động của tế bào.
[TBODY] [/TBODY]
I.GIỐNG NHAU
a,Về cấu tạo
-Đều là đại phân tử hữu cơ có kích thước lớn
-Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại.
-Mỗi đơn phân đều có 3 thành phần.
-Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hóa học tạo thành chuỗi mạch.
-Đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của AND.
-Đều có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự các đơn phân quy định.
B,Về chức năng
-Đều có vai trò quan trọng trong quá trình truyền đạt thông tin di truyên cho các thế hệ tế bào và cơ thể.
II. Khác nhau
Đặc điểm phân biệtADNProtein
Về cấu tạo- Có cấu tạo hóa học từ các nguyên tố C, H, O, N, P. không có S.
- Có kích thước và khối lượng lớn hơn phân tử protein tương ứng (1 Nu nặng 300đvC, kích thước 3,4Ao; 3Nu kế tiếp mã hóa cho 1 aa;…).
- Phân tử gồm 2 mạch polinucleotit xoắn song song (bâc II), xoắn với protein histon tạo chuỗi nucleoxom (bậc III), xoắn tiếp thành sợi nhiễm sắc (bậc IV) và thành cromatit (bậc V) .
- Đơn phân tử là 1 trong 4 loại nucleotit (A, T, G, X)
- Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: một phân tử bazơ nitric (thuộc 1 trong 4 loại); một phân tử đường 5 cacbon deoxiribose (C5H10O4) và một phân tử axit H3PO4.
- Có các liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung (A – T; G – X) giữa các nucleotit trên 2 mạch polinucleotit theo từng cặp.
- Có cấu tạo hóa học từ các nguyên tố C, H, O, N, S. Đa số các aa phổ biến đều không có P.
- Kích thước và khối lượng phân tử nhỏ hơn AND tương ứng (1 aa nặng 110đvC, kích thước khoảng 3 Ao).
- Phân tử chỉ có một mạch đơn polipeptit thẳng (protein bậc I) hoặc xoắn (bậc II, bậc III); hay có 2 hoặc nhiều chuỗi polipepetit xoăn lại (protein bậc IV).
- Đơn phân là 1 trong 20 loại axit amin.
- Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: một nhóm amin (- NH2); một gốc R và một nhóm axit (- COOH).
- Không có liên kết hidro ở protein bậc I, có liên kết hidro (giữa các liên kết peptit gần nhau) ở protein bậc II, III, IV.
Về chức năng- Lưu giữ thông tin di truyền, mã hóa trình tự cấu trúc protein hình thành tính trạng.
- Truyền đạt thông tin di truyền nhờ cơ chế tự sao, sao mã và điều khiển giải mã tổng hợp protein.
- Protein tạo ra tham gia vào cấu trúc của enzym xúc tác cho quá trình tự sao, sao mã,… của AND.
- Trực tiếp hình thành tính trạng của cơ thể thông qua tương tác với môi trường
[TBODY] [/TBODY]
3.1Quan hệ trong cấu trúc di truyền
- DNA kết hợp với protein theo tỉ lệ tương đương tạo nên hợp chất nucleoprotein hình thành sợi nhiễm sắc.
- Sợi nhiễm sắc xoắn lại và lấy thêm chất nền là protein hình thành nên cấu trúc nhiễm sắc thể.
- DNA là lõi của NST; protein bao quanh ADN và liên kết với các vòng xoắn của DNA.
3.2 Quan hệ trong cơ chế di truyền
-Trình tự các bộ 3 nucleotit trên mạch gốc của gen ở phân tử DNA quy định trình tự aa của chuỗi polipeptit trong phân tử protein.
- Sự biến đổi cấu trúc DNA sẽ dẫn tới biến đổi cấu trúc gen, làm biến đổi cấu trúc phân tử protein và làm thay đổi tính trạng.
- Gen trên DNA điều khiển tổng hợp protein. Protein tham gia vào thành phần của enzyme để xúc tác cho quá trình tự sao, sao mã, dịch mã khi DNA truyền đạt thông tin di truyền.
I. GIỐNG NHAU
a,Về cấu tạo
- Đều là đại phân tử hữu cơ có kích thước lớn
- Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại.
- Mỗi đơn phân đều có 3 thành phần.
- Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hóa học tạo thành chuỗi mạch.
- Đều có cấu trúc 1 mạch thẳng (phân tử mRNA, rRNA, protein bậc I) hoặc một mạch xoắn lại (tRNA, protein bậc II, III).
- Đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của DNA.
- Đều có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự các đơn phân quy định.
b,Về chức năng:Đều có vai trò quan trọng trong quá trình truyền đạt thông tin di truyên cho các thế hệ tế bào và cơ thể.
II. KHÁC NHAU
Đặc điểm phân biệtRNAProtein
Về cấu tạo- Có cấu tạo hóa học từ các nguyên tố C, H, O, N, P. không có S.
- Có kích thước và khối lượng lớn hơn phân tử protein tương ứng (1 rNu nặng 300đvC, kích thước 3,4Ao; 3Nu kế tiếp mã hóa cho 1 aa;…).
- Luôn có cấu trúc 1 mạch poliribonucleotit. Chỉ có tRNA có cấu trúc không gian.
- Đơn phân tử là 1 trong 4 loại ribonucleotit (A, U, G, X)
- Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: một phân tử bazơ nitric (thuộc 1 trong 4 loại); một phân tử đường 5 cacbon deoxiribose (C5H10O4) và một phân tử axit H3PO4.
- Có các liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung ở phân tử tRNA (A – U; G – X) ở một số vị trí trên mạch poliribonucleotit theo từng cặp.
- Có cấu tạo hóa học từ các nguyên tố C, H, O, N, S. Đa số các aa phổ biến đều không có P.
- Kích thước và khối lượng phân tử nhỏ hơn DNA tương ứng (1 aa nặng 110đvC, kích thước khoảng 3 Ao).
- Phân tử chỉ có một mạch đơn polipeptit thẳng (protein bậc I) hoặc xoắn (bậc II, bậc III); hay có 2 hoặc nhiều chuỗi polipepetit xoăn lại (protein bậc IV).
- Đơn phân là 1 trong 20 loại axit amin.
- Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: một nhóm amin (- NH2); một gốc R và một nhóm axit (- COOH).
- Không có liên kết hidro ở protein bậc I, có liên kết hidro (giữa các liên kết peptit gần nhau) ở protein bậc II, III, IV.
Về chức năng- Mã hóa trình tự cấu trúc protein hình thành tính trạng.
- Điều khiển gián tiếp quá trình tổng hợp protein hình thành tính trạng thông qua cơ chế sao mã và điều khiển giải mã
- Protein tạo ra tham gia vào cấu trúc của enzym xúc tác cho quá trình tự sao, sao mã,… của DNA.
- Trực tiếp hình thành tính trạng của cơ thể thông qua tương tác với môi trường
[TBODY] [/TBODY]
IV-Di truyền liên kết
-Khái niệm: là một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen cùng nằm trên 1NST, cùng phân li trong quá trình phân bào.
-Liên kết gen là trường hợp ngoại lệ đặc biệt tiêu biểu cho quy luật phân li của Mendel. Dù vậy, sự ra đời của khái niệm "liên kết gen" không hề chống lại quy luật phân li của Mendel mà trái lại bổ sung, thống nhất với quy luật phân li của Melđen.

Mooc-gan chọn ruồi giấm làm đối tượng vì:
+Dễ nuôi trong ống nghiệm
+Vòng đời ngắn từ 10-14 ngày, đẻ nhiều
+Số lượng nst ít
+Nhiều biến dị, dễ quan sát
- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
- Di truyền liên kết làm hạn chế biến dị tổ hợp.
- Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn được những tính trạng tốt đi kèm với nhau.
V-Biến dị
-Khái niệm: là những đột biến trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit (nu) , xảy ra tại một điểm nào đó trên ADN
-Các dạng:
+Mất 1 hay nhiều cặp nu
+Thêm 1 hay nhiều cặp nu
+Thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác
-Nguyên nhân:
+Điều kiện tự nhiên: các yếu tố môi trường tác động làm rối loạn trong quá trình tái bản ADN gây sao chép nhầm, đứt gãy nu,...
+Do các tác nhân vật lí, hóa học,..
-Ý nghĩa:
+Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa, nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống đối với một số loài sinh vật
+Là công cụ đề các nhà khoa học nghiên cứu các quy luật di truyền
- Đột biến gen thường có hại cho sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời, gây ra các rối loạn trong quá trình tổng hợp protein, biểu hiện ra tính trạng khác thường cho cơ thể sinh vật.
2.1.Đột biến cấu trúc nst : là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc nst, sắp xếp lại các gen trên nst
-Các dạng: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn
-Nguyên nhân:
+Tác nhân lí,hóa, sinh học làm rối loạn hoạt động tiếp hợp,trao đổi chéo nst
+ Có thể do điều kiện tự nhiên hoặc do con người
2.2.Đột biến số lượng nst: là những biến đổi về số lượng nst trong bộ nst tế bào và cơ thể. Gồm:
+Dị bội: là đột biến nst mà trong tế bào có 1 hoặc 1 số nst bị thay đổi số lượng
Vd: Đơn nhiễm (2n-1), tam nhiễm (2n+1), khuyết nhiễm (2n-2),...
+Đa bội: là đột biến số lượng nst mà trong tế bào có số nst là bội số của n (3n,4n,5n,6n,v..v..)
-Cơ chế phát sinh: Trong quá trình phát sinh giao tử xảy ra đột biến ở các giao tử, nst không phân lí hoặc phân li không đồng đều tạo ra giao tử không bình thường hoặc không mang nst, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường hoặc không bình thường trong thụ tinh dẫn đến sai khác về số lượng nst.
View attachment 153132
-Khái niệm: là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể, dưới tác động trực tiếp của môi trường
-View attachment 153133
-Mối liên hệ giữa kiểu gen,kiểu hình và môi trường:
+Bố mẹ không truyền cho con kiểu hình mà truyền cho con kiểu gen quy định hình thành tính trạng.
+ Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
+ Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vậo kiểu gen, thường ít chịu ánh hưởng của môi trường.
+Các tính trạng số lượng (phải thông qua cân, đong, đo, đếm... mới xác định được), chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trổng trọt và chăn nuôi nên biểu hiện rất khác nhau.
- Mức phản ứng:
+Khái niệm là giới hạn thường biến của một kiểu gen hay nhóm gen trước tác động của môi trường cụ thể
+Đặc điểm: mức phản ứng do kiểu gen quy định, di truyền được
 
Top Bottom