Văn 7 TOPIC ÔN NGỮ VĂN LỚP 7 KH2

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TỔNG HỢP KIẾN THỨC ÔN THI KHII MÔN NGỮ VĂN 7
I,KHÁI QUÁT PHẦN VĂN BẢN
1, Tục ngữ
-Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
- Nội dung của tục ngữ : Tục ngữ phản ánh những nhận định, quan niệm của nhân dân về lao động, về các hiện tượng lịch sử xã hội, về tư tưởng, đạo đức …
- Hình thức : Là các câu văn ngắn gọn , hàm súc , cô đọng , có vần nhịp dễ nhớ và dễ hiểu .
Ở phần tục ngữ , bản thân mình thấy mọi người thường bị nhầm tục ngữ với ca dao . Vậy cách để chúng ta phân biệt ở đây là gì ?
Để phân biệt tục ngữ với ca dao , ta hiểu đơn giản như sau :
- Tục ngữ là kinh nghiệm đúc kết của nhân dân => chỉ về trí óc
- Ca dao là câu hát của nhân dân ta => thiêng về tình cảm
2, Các văn bản nghị luận hiện đại
Trong học kì 2 , chúng ta được thầy cô cho làm quen với các văn bản nghị luận hiện đại , vậy bây giờ chúng ta cùng nhau ôn tập lại nội dung cũng như phương thức biểu đạt văn bản đó nhé .
Văn bản thứ nhất chúng ta tìm hiểu là Tinh thần yêu nước của nhân dân ta , tác giả là chủ tịch Hồ Chí Minh . Về nội dung , ta thấy nội dung chính đề cập tới là muốn chứng tỏ một chân lý ‘’ Dân ta có một long nồng nàn yêu nước . Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ‘’ . Về nghệ thuật , ta thấy trong văn bản đã có rất nhiều dẫn chứng và lí lẽ thật thú vị , hãy đọc thật kĩ lại để tìm hiểu nhé .
Các văn bản khác mình sẽ đề cập ở đây nhé .
3, Truyện ngắn hiện đại
Ở học kì 2 , chúng ta đa được học một vài văn bản truyện ngắn hiện đại trong đó nổi bật nhất vẫn là văn bản Sống chết mặc bay của tác giả Phạm Duy Tốn . Ở văn bản này chúng ta cùng ôn tập kĩ hơn nhé .
- Khái quát về tác giả : Phạm Duy Tốn ( 1883 – 1924 )
Quê quán tại làng Phượng Vĩ , Hà Tây , Hà Nội
Là người đặt nền tảng cho nền truyện ngắn hiện đại , phong cách viết truyện có tính hiện thực .
- Về tác phẩm : Sống chết mặc bay
Ra đời năm 1918
Thể loại : Truyện ngắn hiện đại
Phương thức biểu đạt : Tự sự
Ta có thể chia văn bản này thành 3 phần
Phần 1 : Đoạn đầu tiên của văn bản => Gioiws thiệu tình cảnh , khơi đầu văn bản
Phần 2 : Tiếp đến … điếu mày => Diễn biễn và cốt truyện chính
Phần 3 : Còn lại => Kết thúc văn bản .
Nội dung chính của văn bản : Văn bản Sống chết mặc bay phản ánh bọn tham quan ‘’ long lang dạ thú ‘’ và bày tỏ niềm đồng cảm trước tình cảnh ‘’ nghìn sầu muôn thẳm ‘’ của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ và trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên .
II, PHẦN TIẾNG VIỆT
1, Câu
Ở KH2 , chúng ta chủ yếu ôn tập phần chuyển câu chủ động sang câu bị động . Vậy câu chủ động là gì ? Câu bị động là gì ? Cách chuyển câu chủ động sang câu bị động như thế nào ? . Chúng ta hiểu đơn giản ở đây , câu chủ động là câu có chủ ngữ là chủ thể của hoạt động còn câu bị động là câu có chủ ngữ bị hướng tới . Để chuyển câu chủ động sang câu bị động , ta chuyển đối tượng hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hoặc được sau từ ( cụm từ ) ấy .
2, Thêm trạng ngữ cho câu
Trạng ngữ là gì ? Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, chuyên bổ sung các thông tin về nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức, điều kiện, … cho sự việc được nói đến trong câu. Có thể có hơn một trạng ngữ trong một câu.
Vậy thêm trạng ngữ cho câu có mục đích gì ? Thêm trạng ngữ cho câu để người đọc , nghe dễ xác định thời gian , nơi chốn, nguyên nhân – mục đích , v.v…….
3, Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
Khái niệm : Khi nói hoặc viết , ta có thể dung những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường , gọi là cụm chủ - vị ( C-V), làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu .

P/S: . CHỊ @baochau1112 xem hộ em với ạ
 
Last edited:

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
Trên đây là tổng hợp kiến thức , bây giờ hãy làm một số bài tập để ôn tập nhé .
Trước hết là một số bài tập về tục ngữ .
1, Tục ngữ là gì ? Phân biệt tục ngữ và ca dao ?
2, Phân biệt tục ngữ với thành ngữ ?
3, Tại sao người ta không làm tục ngữ là những câu văn dài để có thể có đầy đủ nội dung hơn ?
Bài tập về các văn bản nghị luận hiện đại và truyện ngắn hiện đại .
Ở phần này các bạn chú ý ôn kĩ nội dung chính và một số biện pháp nghệ thuật nhé , phần bài tập sẽ là các câu hỏi trong SGK nhé .
Bài tập về phần TIẾNG VIỆT
1, Thế nào là câu ? Thế nào là câu chủ động , bị động ? Cách phân biệt câu chủ động và bị động ?
2, Thế nào là trạng ngữ ? Thêm trạng ngữ cho câu nhằm mục đích gì ?
Hướng dẫn và gợi ý giải :
Câu 1 :
Đọc kĩ phần khái quát văn bản -> tục ngữ
Câu 2 :
Tục ngữ là kinh nghiệm đúc kết của nhân dân => trí óc
Thành ngữ chỉ là những cụm từ hoặc câu nói có vần , nhịp
Câu 3 :
Việc làm tục ngữ là những câu văn dài sẽ khiến chúng trở thành câu đơn bình thường , tuy có thể nội dung truyền đạt đầy đủ hơn nhưng thông tin sẽ đến chậm hơn .
ĐÁP ÁN PHẦN TIẾNG VIỆT
Câu 1:
Câu được cấu tạo theo mô hình C-V
Đọc kĩ phần Tiếng việt để trả lời cả câu 2
P/s : Đáp án sẽ được cập nhật sau nhé
 
Last edited:
  • Like
Reactions: hoa du

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Chị thấy ý tưởng rất ổn. Biết trọng tâm thế nhưng cần cụ thể hóa bài viết. Đưa ra các chỉ dẫn dưới dạng câu hỏi cũng tốt nhưng cần cụ thể. Tách các nội dung ra như câu hỏi bài tập của e ở dưới. Nó sẽ làm bài viết cụ thể hơn. Các bài đọc hiểu có sự tổng hợp là tốt hơn nữa nè.
 
  • Like
Reactions: NTD Admin

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
III, BỔ SUNG PHẦN KIẾN THỨC CẦN NHỚ .
Về phần tiếng việt
4, Dấu chấm phẩy
Dấu chẩm phẩy “ ; ” là dấu câu dùng để đánh dấu về ranh giới các vế ở câu ghép phức tạp hoặc dùng để đánh giới ranh giới giữa các bộ phận trong các phép liệt kê.
Trong câu ghép khi mà vế sau bổ sung cho vế trước, dấu chấm phẩy rất hay được sử dụng giữa các vế.
Như vậy trong các trường hợp trên đều sử dụng dấu chấm phẩy, đó cũng là cách dùng mà bạn nên biết khi sử dụng dấu chấm phẩy.
Khi đọc câu có dấu chấm phẩy phải ngắt quãng, thời gian ngắt trong câu có dấu chấm phẩy dài hơn dấu phẩy và ngắn hơn dấu chấm.
VD : Mẹ là người chăm sóc em hàng ngày; mẹ chăm sóc cả gia đình một cách ân cần và chu đáo.
=> Sử dụng dấu chấm phẩy để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép song song.
5, Dấu chấm lửng
Thường xuất hiện ở cả cuối câu đầu cầu và giữa câu.Biểu thị rằng:

– Người viết còn ý, chưa diễn đạt hết.
– Lời nói ngắt quãng, ngập ngừng vì xúc động hoặc nhiều lí do khác.
– Ngắt quãng với mục đích châm biếm.
– Chỗ kéo dài của âm thanh.
Người đọc khi đọc đến dấu chấm lửng phải ngắt đoạn.
VD : Cuộc sống cơm áo, gạo tiền..làm cho con người không còn thời gian nghỉ ngơi.
=> Biểu thị còn ý chưa liệt kê, chưa diễn đạt hết.
6, Dấu gạch ngang
Dấu (–), dài hơn gạch nối; thường dùng để tách riêng ra thành phần chú thích thêm trong câu; viết ghép một tổ hợp hai hay nhiều tên riêng, hai hay nhiều số cụ thể; đặt ở đầu dòng nhằm viết các phần liệt kê, các lời đồi thoại; còn gọi là Dấu gạch ngang”.
7, Dấu gạch nối
.Dấu (-), ngắn hơn gạch ngang; thường dùng để nối những thành tố đã được viết rời của từ đa tiết phiên âm; còn gọi là Dấu gạch nối”.
Phân biệt (6),(7)
Về hình thức :
- Dấu gạch ngang dài hơn gạch nối
- Dấu gạch ngang là một dấu trong câu, còn dấu gạch nối là một dấu trong từ
---------------------------------------------------------------------------------------------
P/s : Các bạn @Nguyễn Linh_2006 , @poke2476 , @Dora9528 vào tham gia cùng nào
Nhờ mọi người tag thêm
@tham1811 , @xuanle17 ,@baochau1112 em đã sửa mong các chị cho góp ý
 
Top Bottom