- 18 Tháng ba 2017
- 684
- 631
- 149
- 23
- Nam Định
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
BÀI TOÁN 1: Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng.
Cách giải toán hình học không gian nhanh nhất:
Cách 1: Tìm 2 điểm chung của 2 mặt phẳng đó.
– Điểm chung thứ nhất thường dễ thấy.
– Điểm chung thứ hai là giao điểm của 2 đường thẳng còn lại, không qua điểm chung thứ nhất.
Cách 2: Nếu trong 2 mặt phẳng có chứa 2 đường thẳng song song thì chỉ cần tìm 1 điểm chung, khi đó giao tuyến sẽ đi qua điểm chung và song song với 2 đường thẳng này
BÀI TOÁN 2: Tìm giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P)
Cách giải toán hình học không gian nhanh nhất:
– Ta tìm giao điểm của a với một đường thẳng b nào đó nằm trong (P).
– Khi không thấy đường thẳng b, ta thực hiện theo các bước sau:
1. Tìm một mp (Q) chứa a.
2. Tìm giao tuyến b của (P) và (Q).
3. Gọi: A = a ∩ b thì: A = a ∩ (P).
BÀI TOÁN 3: Chứng minh 3 điểm thẳng hàng.
Cách giải toán hình học không gian nhanh nhất:
Để chứng minh 3 điểm hay nhiều hơn 3 điểm thẳng hàng ta chứng minh các điểm ấy thuộc 2 mặt phẳng phân biệt.
BÀI TOÁN 4: Chứng minh 3 đường thẳng a, b, c đồng quy.
Cách giải toán hình học không gian nhanh nhất:
– Cách 1: Ta chứng minh giao điểm của 2 đường thẳng này là điểm chung của 2 mp mà giao tuyến là đường thẳng thứ ba.
Tìm A = a ∩ b.
Tìm 2 mp (P), (Q), chứa A mà (P) ∩ (Q) = c.
– Cách 2: Ta chứng minh: a, b, c không đồng phẳng và cắt nhau từng đôi một.
BÀI TOÁN 5: Tìm tập hợp giao điểm M của 2 đường thẳng di động a, b.
Cách giải toán hình học không gian nhanh nhất:
– Tìm mp (P) cố định chứa a.
– Tìm mp (Q) cố định chứa b.
– Tìm c = (P) ∩ (Q). Ta có M thuộc c.
– Giới hạn.
BÀI TOÁN 6: Dựng thiết diện của mp(P) và một khối đa diện T.
Cách giải toán hình học không gian nhanh nhất:
Muốn tìm thiết diện của mp(P) và khối đa diện T, ta đi tìm đoạn giao tuyến của mp(P) với các mặt của T. Để tìm giao tuyến của (P) với các mặt của T, ta thực hiện theo các bước:
1. Từ các điểm chung có sẵn, xác định giao tuyến đầu tiên của (P) với một mặt của T.
2. Kéo dài giao tuyến đã có, tìm giao điểm với các cạnh của mặt này từ đó làm tương tự ta tìm được các giao tuyến còn lại, cho tới khi các đoạn giao tuyến khép kín ta sẽ có thiết diện cần dựng.
Cách giải toán hình học không gian nhanh nhất:
Cách 1: Tìm 2 điểm chung của 2 mặt phẳng đó.
– Điểm chung thứ nhất thường dễ thấy.
– Điểm chung thứ hai là giao điểm của 2 đường thẳng còn lại, không qua điểm chung thứ nhất.
Cách 2: Nếu trong 2 mặt phẳng có chứa 2 đường thẳng song song thì chỉ cần tìm 1 điểm chung, khi đó giao tuyến sẽ đi qua điểm chung và song song với 2 đường thẳng này
BÀI TOÁN 2: Tìm giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P)
Cách giải toán hình học không gian nhanh nhất:
– Ta tìm giao điểm của a với một đường thẳng b nào đó nằm trong (P).
– Khi không thấy đường thẳng b, ta thực hiện theo các bước sau:
1. Tìm một mp (Q) chứa a.
2. Tìm giao tuyến b của (P) và (Q).
3. Gọi: A = a ∩ b thì: A = a ∩ (P).
BÀI TOÁN 3: Chứng minh 3 điểm thẳng hàng.
Cách giải toán hình học không gian nhanh nhất:
Để chứng minh 3 điểm hay nhiều hơn 3 điểm thẳng hàng ta chứng minh các điểm ấy thuộc 2 mặt phẳng phân biệt.
BÀI TOÁN 4: Chứng minh 3 đường thẳng a, b, c đồng quy.
Cách giải toán hình học không gian nhanh nhất:
– Cách 1: Ta chứng minh giao điểm của 2 đường thẳng này là điểm chung của 2 mp mà giao tuyến là đường thẳng thứ ba.
Tìm A = a ∩ b.
Tìm 2 mp (P), (Q), chứa A mà (P) ∩ (Q) = c.
– Cách 2: Ta chứng minh: a, b, c không đồng phẳng và cắt nhau từng đôi một.
BÀI TOÁN 5: Tìm tập hợp giao điểm M của 2 đường thẳng di động a, b.
Cách giải toán hình học không gian nhanh nhất:
– Tìm mp (P) cố định chứa a.
– Tìm mp (Q) cố định chứa b.
– Tìm c = (P) ∩ (Q). Ta có M thuộc c.
– Giới hạn.
BÀI TOÁN 6: Dựng thiết diện của mp(P) và một khối đa diện T.
Cách giải toán hình học không gian nhanh nhất:
Muốn tìm thiết diện của mp(P) và khối đa diện T, ta đi tìm đoạn giao tuyến của mp(P) với các mặt của T. Để tìm giao tuyến của (P) với các mặt của T, ta thực hiện theo các bước:
1. Từ các điểm chung có sẵn, xác định giao tuyến đầu tiên của (P) với một mặt của T.
2. Kéo dài giao tuyến đã có, tìm giao điểm với các cạnh của mặt này từ đó làm tương tự ta tìm được các giao tuyến còn lại, cho tới khi các đoạn giao tuyến khép kín ta sẽ có thiết diện cần dựng.
Last edited: