Văn 12 [Topic]: Dạng đề NLVH: Kiểu bài so sánh văn học

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các em thân mến!
Trong những năm gần đây, đề thi ĐH rất hay xuất hiện các dạng đề so sánh. Chẳng hạn so sánh hình ảnh ng phụ nữ, so sánh, cảm hứng ở 2 tác phẩm thơ...
Vậy đối với những dạng đề này chúng ta sẽ xử lý thế nào?
Topic này sẽ là mảnh đất để các em chia sẻ kinh nghiệm và nêu những thắc mắc của mình.
Chúng ta hãy cố gắng vì 1 ngày mai được làm sv nào!!!!!
 
L

louisyun

Theo em nghĩ đối với dạng đề so sánh 2 tác phẩm,so sánh ,nói về người phụ nữ vv thì điều cần thiết mà học sinh cần làm thì phải nắm rõ tác phẩm ,biết những cái trọng tâm trong tác phẩm ( vd biết phân tích,nghệ thuật,hình ảnh,nổi bật) mà muốn được làm đề này thì học sinh phải đọc tác phẩm nhiều lần.
Em lấy ví dụ như đề Đại học 2012 :)
Câu 3.Cảm nhận kết thúc của 2 tác phẩm Chí Phèo và Vợ Nhặt qua 2 câu văn rất tiêu biểu trong tác phẩm nếu học sinh biết nắm rõ và tư duy sẽ làm rất dễ dàng.Em chỉ có ý kiến vậy thuj :)
 
D

ductran95

Tớ có 1 đề này cũng thấy khá hay:
Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thông qua 2 nhân vật bà Hiền trong một người Hà Nội và người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa.
Cậu nghĩ sao về đề bài này? louisyun
 
B

bich0702

Lại là dạng bài so sánh à?
Nếu mà so sánh thì nêu cái chung của 2 tp về hình ảnh ng phụ nữ rồi sau đó nêu cái riêng ở mỗi nhân vật trong mỗi tác phẩm thôi.
:D
 
L

louisyun

Hj dạng đề này cũng thuộc dạng so sánh :)
Đối với hình ảnh của người phụ nữ trong Chiếc thuyền ngoài xa Đó là
Người đàn bà ấy nhẫn nhục, cam chịu, thầm lặng chịu đựng mọi đau đớn tất cả vì những đứa con.
Người đàn bà ấy là người sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời.
Người đàn bà ấy còn là người giàu lòng vị tha
Mình sẽ phân tích 3 ý trên và nêu ra dẫn chứng cụ thể trong bài Chiếc thuyền ngoài xa
Đồi với hình ảnh người đàn bà trong một người Hà Nội
Người đàn bà có vẻ đẹp thanh lịch. Vẻ đẹp thanh lịch đó được thể hiện ở cách bà nuôi dạy con, uốn nắn cho chúng từ thói quen nhỏ nhất như cách cầm bát đũa, cách múc canh, cách nói chuyện trong bữa ăn, cách đi đứng…Vẻ đẹp thanh lịch ấy còn thể hiện qua lối sống, qua những thói quen lịch lãm rất Hà Nội.
Ngoài vẻ đẹp thanh lịch ấy bà còn toát lên vẻ đẹp của bản lĩnh cá nhân, bản lĩnh sống của người Hà Nội, hiểu biết, nhận thức về cuộc sống hết sức thực tế. Là người phụ nữ nhưng bà mạnh mẽ, chủ động, tự tin, dám là chính mình.
Vẻ đẹp của bà Hiền còn là vẻ đẹp của một nhân cách sống cao thượng, vẻ đẹp của con người Hà Nội luôn coi
lòng tự trọng là thước đo phẩm giá của mình.Bà còn là con người luôn lưu giữ những niềm tin vào cuộc sống
Từ đây so sánh hình ảnh hai người phụ nữ trên sau khi phân tích giá trị,phẩm chất của 2 người từ đó có thể dẫn chứng qua một số câu thơ nói về số phận của người đàn bà trong thời đại xưa và nay (cái này mình học ở chị Hocmai.Nguvan )
Lấy ví dụ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non
Từ đó nêu lên người phụ nữ luôn bất công trong xã hội cũ nhưng họ vẩn tiếp tục sống và vẫn giử gìn hình ảnh giá trị của mình (lấy ví dụ như trong các tác phẩm Vợ nhặt,Tắt đèn ...)
 
D

ductran95

Những gợi ý của bạn rất hay.
Hi, cảm ơn bạn nhiều, với gợi ý như thế này, mình nghĩ đề này sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều rồi!
 
D

dohuyen123

Tớ thấy phần gợi ý của bạn louisyun rất hay, tớ còn 1 chỗ thắc mắc không biết có nên thêm đoạn bình luận này vào không.
Đó là đoạn bình luận về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam theo chiều dài năm tháng, tức là khi viết bài mình sẽ cho thêm 1 đoạn về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay, trước đây ntn, và trong xã hội hiện đại thì người PN có vai trò ntn.
Theo các bạn thì sao nhỉ????
 
N

nguyenhanhnt2012

Hù

Mọi ng cùng nhau so sánh 2 con sông trong 2 bài tùy bút: sông Đà(Ng lái đó sông Đà-Ng Tuân) và sông Hương(Ai đã đặt tên cho dòng sông-HPNT).Mình thấy đề này cứ miên man thế nào ấy,m đưa lên cho mọi ng cùng thảo luận nhé,thảo luận về ng phụ nữ rồi thì giờ cũng phải thảo luận về thiên nhiên chứ nhỉ.Đều là cái đẹp mà..........
 
L

louisyun

Cách khám phá, thể hiện vẻ đẹp sông Đà của Nguyễn Tuân:
- Sông Đà mang vẻ đẹp vừa hung bạo, vừa trữ tình (dẫn chứng). Nó hiện lên với bản chất nham hiểm của thứ kẻ thù số 1 của con người và nét duyên dáng gợi cảm của một người tình nhân chưa quen biết.
- Sông Đà tượng trưng cho vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội và thơ mộng trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc. Qua sông Đà, tác giả ca ngợi vẻ đẹp của người lao động Tây Bắc
- Để thể hiện vẻ đẹp SĐ, Nguyễn Tuân đã kết hợp giữa kể, tả, biểu cảm; lựa chon những chi tiết gây ấn tượng mạnh mẽ (bờ đá, bãi đá, hút nước, tiếng thác, màu sắc…), vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa) và những liên tưởng bất ngờ, táo bạo; vận dụng vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực (điện ảnh, hội họa, quân sự, võ thuật, thơ ca); từ ngữ phong phú, sáng tạo …
Cách khám phá, thể hiện vẻ đẹp sông Hương của HPNT:
- Sông Hương hiện lên với vẻ đẹp phong phú, đa dạng: vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, vẻ đẹp văn hóa, lịch sử… (dẫn chứng)
- Vẻ đẹp của Sông Hương gợi liên tưởng đến nét dịu dàng, cổ kính của vùng đất cố đô, vẻ đẹp tâm hồn của người dân xứ Huế.
- Nhà văn đã qua sát con sông từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc độ: không gian, thời gian; địa lí, văn hóa, lịch sử… Giọng văn mang đậm chất trữ tình hướng nội…
Sự độc đáo trong cách khám phá, thể hiện đối tượng đã giúp các tác giả gợi lên được những vẻ đẹp khác nhau của cảnh sắc quê hương. Qua đó thấy được phong cách riêng độc đáo và tình yêu tha thiết của mỗi nhà văn đối với quê hương đất nước.
Qua đây ta sẽ phân tích hình ảnh con sông Đà:
1. Con sông Đà hùng vĩ, dài trên năm trăm cây số, hiểm trở với hàng trăm thác ghềnh mang những cái tên cổ sơ, xa lạ (Hát Loóng, thác Giăng, Hót Gió, Mó Tôm…). Ở ghềnh Hát Loóng “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè…!”. Âm thanh tiếng thác nghe ghê rợn như tiếng rống của hàng ngàn con trâu mộng đang ---g lộn giữa rừng vầu, tre nứa bị cháy. Sông Đà có nhiều thạch trận, nhiều cửa tử ít cửa sinh, với những thần sông, thần đá trấn giữ “nhổm cả dậy vồ lấy thuyền”, đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chổ hiểm chực “đòi ăn chết cái thuyền”. Luồng nước vô sở bất chí, dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đầy thác ghềnh, thạch trận. Những ông tướng đá mặt xanh lè đáng sợ.

Nhịp điệu câu văn dồn dập. Từ tượng thanh, từ tượng hình, những ẩn dụ so sánh, tiếng nói đời thường sông nước, ngôn từ nhà bình, thể thao thể dục, điện ảnh… được ông vận dụng để miêu tả thác ghềnh, gây ấn tượng về sự dữ dội, hiểm trở, hùng vĩ của sông Đà.

Sông Đà còn mang vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc, ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai”. “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ”. Nguyễn Tuân gọi sông Đà là một cố nhân. Cảnh ven sông ở thượng nguồn lặng tờ. Có bầy hươu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương. Cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Có đoạn, có khúc sông: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử - Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”.

Một về cố thi, một câu đồng dao, một câu thơ Đường, một vài câu thơ của Tản Đà của Nguyễn Quang Bích được Nguyễn Tuân lựa chọn đưa vào, cho thấy ông là một cây bút rất sành điệu, tài hoa dẫn dắt người đọc chiếm lĩnh vẻ đẹp sông Đà với tình yêu sông núi, giang sơn.

2. Người lái đò sông Đà

- Làm ăn giỏi, hơn 10 năm cùng con thuyền xuôi ngược sông Đà. Thông thuộc thác ghềnh, thuộc địa hình dòng sông như thuộc bàn tay mình.

- Chiến thắng thần sông, thần đá, chinh phục mọi cửa tử cửa sinh. Dũng cảm và tài ba đưa con thuyền “vút qua cổng đá cánh mở, cánh khép”, như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước”… làm cho tên tướng đá “tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng…”. Có lúc bị luồng nước đánh đòn ác hiểm. “hột sinh dục vụt muốn thọt lên cổ”, nhưng ông vẫn bình tĩnh, tỉnh táo điều khiển con thuyền thoát hiểm.

- Rất tài tử. Sau một ngày dài đọ trí thi tài với thần sông thần đá, ông ung dung đốt lửa trong hang đá, nước ống cơm lam, nói về cá anh vũ, những hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mình bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Lúc ngừng chéo, ông chẳng hề bận tâm về chuyện vượt thác, chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ, quân tợn vừa rồi.

- Một chân dung tuyệt đẹp: Tuổi đã 70 mà cánh tay còn “trẻ tráng”, tóc bạc, cái đầu quắc thước, thân hình cao to, “gọn quánh như chất sừng, chất mun”. Tiếng nói âm vang át cả sóng nước. Ngực, vai có những vết chai như những củ nâu mà Nguyễn Tuân gọi đó là thứ “huân chương lao động siêu hạng”, với thái độ cảm phục ngợi ca.
Tiếp đến là sông Hương:
1. Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp sông Hương : được khơi gợi từ không gian và thời gian cụ thể.(Đoạn 1)

Đó là khu vườn cổ sầm uất, bên dòng sông 'tỏa sáng một thần thái yên tĩnh và khoáng đạt'. Đó là những kí ức về Nguyễn Du, truyện Kiều: hình ảnh Nguyễn Du ngồi đọc Kiều dưới mái rêu phong, miên man trong vẻ đẹp của dong sông đang đổi sắc không ngừng và mùi hương của hoa trái trong vườn.

Đó là âm sắc Huế thấp thoáng trong 'Truyện Kiều' : dòng sông đáy nước in trời , nội cỏ thơm, nắng vàng, khói biếc, dương liễu u hoài, hoa trà mi nồng nàn ,mùa thu quan san, vầng trăng thắm thiết,..._Cái bóng mông lung trong thơ Nguyễn Du, 'như một vang bóng thời gian, cặp tình nhân lí tưởng của Truyện Kiều: tìm kiếm, đuổi bắt, hào hoa, đam mê, thi ca và âm nhạc, gắn bó với nhau trong một tình yêu muôn thuở'.

2. Vẻ đẹp dòng sông Hương ở thượng nguồnhóng khoáng và man dại

Sức sống mãnh liệt, hoang dại, dịu dàng, đắm say, như 'một bản trường ca của rừng già , rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn'. Khi chảy qua miền địa hình hiểm trở, sông Hương mang vẻ đẹp dữ dội: 'mãnh liệt qua ghềnh thác, cuộn xoắn như cơn lốc xoáy vào đáy vực bí ẩn', nhưng cũng có lúc lại 'dịu dàng, đắm say giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng'.Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương như một 'cô gái Digan, phóng khoáng và man dại', bởi rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ , một tâm hồn tự do và trong sáng.Nghệ thuật: so sánh, tu từ, ẩn dụ và nhân hóa.

3. Sông Hương khi về đến ngoại vi thành phố

'Sắc đẹp dịu dàng , trí tuệ , người mẹ phù sa của một vùng văn hóa ,xứ sở', dòng sông duy nhất chỉ đi qua thành phố Huế.Với vốn hiểu biết sâu sắc về địa lí, văn hóa, lịc sử, tác giả miêu tả dòng sông thật sinh động vói cảm nhận mang nhiều khác biệt.

Sông Hương như 'người con gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại (hình ảnh thơ mộng gợi liên tưởng cổ tích đến nàng công chúa ngủ trong rừng), Dòng sông hiện lên với 'khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm'.Lưu vực êm ả, thanh bình, vui tươi_giữa những bãi bờ xanh biếc , nhiều màu sắc trầm mặc, triết lí.

Những lăng tẩm với 'giấc ngủ nghìn năm của vua chúa đựoc phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm lan tỏa khắp cả một vùng thượng lưu'.

Vói những quan sát tinh tế, ngôn ngữ giàu hình tượng, so sánh, ẩn dụ , sông Hương trong dư vang Trường Sơn, dòng sông mềm như tấm lụa'. 'Những dãy đồi sừng sững như thành quách, với những đỉnh cao đột khởi :Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo', những ngọn đồi đã tạo ra nững mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời 'sớm xanh, trưa vàng ,chiều tím' rất lạ và đặc trưng như người Huề từng nhận xét.

Sự thay đổi tính cách của người con gái sông Hương đưa ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, một cô gái Digan,man dại và phóng khoáng đã trở nên dịu dàng, e lệ, như 'người con gái đẹp được người tình mong đợi đến đánh thức', 'người mẹ phù sa của cả một vùng văn hóa xứ sở'.

Thoảng đâu đó, mơ hồ mà vang vọng trong tâm thức Huế là tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, tiến gà từ xóm làng trung du bát ngát,...

Từ nghệ thuật ,vẻ đẹp của 2 con sông bạn hãy đi từ phân tích cụ thể từng con sông qua góc độ tiếp cận của 2 tác giả bằng ngòi bút miêu tả của mình chứng tỏ một điều cả hai đều mang trong mình một lòng yêu thiên nhiên sâu sắc ,dùng vẻ đẹp của thiên nhiên để làm nên bức tranh hiện thực trong văn đó chính là cái hay trong của hai tác giả khi đã khắc họa rõ nét hình ảnh 2 con sông ... Hix mệt quá mình dừng lại nha nếu mà viết nữa mình xiiu3 luôn ak mong rằng bạn hiểu :)
 
D

dohuyen123

Có đề so sánh tiếp cho các bạn nè:
SO sánh nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình.
Nào chúng ta cùng làm thôi!
Come on!
 
D

ductran95

Với đề bài trên chúng ta có thể làm theo những ý sau:
- Giống nhau:
Là hai chị em ruột cùng được nuôi dưỡng trong một gia đình cách mạng có cuốn sổ truyền thống gia đình mà mỗi trang được ghi lại bằng máu và nước mắt, Việt và Chiến cùng mang một mối thù không đội trời chung với giặc đã tàn sát cha mẹ, ông bà mình một cách dã man. Hai chị em Việt và Chiến có nhiều nét giống nhau về bản chất: giàu tình nghĩa yêu nước, căm thù giặc ngùn ngụt, kiên cường, gan góc, thuỷ chung, say mê chiến đấu và tự hào về truyền thống cách mạng gia đình, nghĩa là họ mang đậm cái “chất Út Tịch” trong tâm hồn.
- Khác nhau:
Tuy nhiên, chỗ đặc sắc và tài năng của Nguyễn Thi trong nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật là nhân vật của ông rất chân thực: mỗi người có một gương mặt riêng, một cá tính khác nhau rất sinh động. Và sự khác nhau ấy, xét đến cùng là do một người thì con gái, còn một người thì con trai; một người là chị, một người là em.
 
B

bich0702

Cậu có thể làm rõ hơn cái khác nhau giữa Chiến và Việt không?
Ý tớ là phân tích thành các ý chi tiết hơn ấy.
Cảm ơn cậu nhiều nhé!
 
D

ductran95

Cậu có thể tham khảo các ý dưới đây nhé!
- Tuy nhiên, chỗ đặc sắc và tài năng của Nguyễn Thi trong nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật là nhân vật của ông rất chân thực: mỗi người có một gương mặt riêng, một cá tính khác nhau rất sinh động. Và sự khác nhau ấy, xét đến cùng là do một người thì con gái, còn một người thì con trai; một người là chị, một người là em.
1. Là con gái nên Chiến có cái gan góc kiên nhẫn riêng của phụ nữ. Việt có thể dũng cảm trong chiến đấu nhưng không thể có được cái gan kiên trì ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình của chú Năm như Chiến “có lúc Việt còn bỏ về nhà ăn cơm nhưng chị Chiến cứ ngồi một góc ván, lông mày cau lại, đánh vần hoài. Chị đọc tiếng đặng tiếng mất chữ mẹ đẻ chữ con, từ trưa tới chiều, bỏ ăn, quên cả trời chạng vạng”.
- Việt thì tỏ ra là một cậu con trai đồng quê, tính tình hiếu động suốt ngày lang thang bắn chim, câu cá, bắt ếch, lúc nào cũng có cái ná thun dắt trong người, kể cả khi đi bộ đội.
2. Là chị nên tuy chưa hết tính trẻ con, có lúc tranh hơn với em nhưng cuối cùng Chiến cũng đã nhường em. Ở nhà, Chiến nhường Việt phần bắt ếch nhiều hơn, sau này đi đánh giặc, vết đạn bắn thằng Mỹ trên sông Định Thuỷ chị cũng nhường cho em, duy nhất có một lần Chiến không nhường. Đó là cái đêm ghi tên tòng quân.
- “Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành…
- Đến Tết này nó mới được 18 anh ạ! Em nói để em đi trước, nó ở nhà thủng thẳng để chú Năm em thu xếp rồi hãy đi mà nó không chịu”.
Ở đây, lẫn với tính trẻ con và niếm khát khao say mê đánh giặc, có tấm lòng thương em của người chị giàu lòng vị tha: chưa muốn em sớm phải chịu đựng cảnh đạn bom nguy hiểm.
- Trong khi đó, Việt là cậu con trai mới lớn nên tính tình hiếu thắng, vả lại là em thì cần gì phải nhường nhịn ai.
3. Chiến là một cô gái đảm đang tháo vát “sớm biết lo, biết nghĩ”, lại thêm cha mẹ mất cả nên có tư thế chững chạc của một người chị lớn làm chủ gia đình và có cái gì đó tỏ ra “khôn ngoan già dặn trước tuổi”. Không phải ngẫu nhiên mà trong cái đêm trước khi lên đường nhập ngũ, Việt thấy chị nói năng rành rọt đâu ra đấy giống y mẹ ngày xưa. Bởi vì đây là giờ phút Chiến phải đứng ra thu xếp việc nhà, việc cửa chu đáo trước lúc cùng em ra trận đánh giặc. Thật xúc động và cảm phục biết bao đối với người con gái quá trẻ ấy trong giây phút chuẩn bị nhập ngũ, vẫn bình tĩnh và biết lo toan chu tất từ việc lớn đến việc nhỏ: từ việc giỗ má đến việc gửi bàn thờ. Người đọc chúng ta ai cũng có tâm trạng như chú Năm lúc ấy và đã phải thốt lên “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng. Gọn bề gia thất đặng bề nước non”. Trong đau thương gian khổ, con người ta đã lớn lên và đẹp như vậy đấy!.
- Là con trai, lại là em quen được chiều chuộng nên mọi việc Việt đều “ỷ lại cho chị”, phó mặc tất cả cho chị. Nghe chị bàn việc gia đình một cách trang nghiêm, Việt vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì” và cứ ầm ừ cho qua, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Chỉ kém chị một tuổi mà Việt “trẻ con hơn nhiều”. Đi bộ đội vẫn dắt theo cái ná thun trong người. Yêu quý chị mà cứ cố giữ kín vì chỉ sợ mất chị, đánh giặc không sợ chết nhưng lại sợ ma, khi gặp lại đồng đội thì vừa khóc lại vừa cười “giống hệt như thằng út ở nhà, khóc đó rồi cười đó”. Cái chất trẻ thơ, trẻ con ấy khiến cho hình tượng Việt có nét sống động riêng, khó lẫn, đem lại cho câu chuyện một niềm lạc quan, yêu đời trong những ngày đánh giặc gian khổ và ác liệt.
Ngoài ra, ta thấy ở nhân vật Chiến còn có một cái gì đó rất khó diễn tả - nó là cái chất trẻ trung và duyên dáng của một cô thiếu mữ mới lớn lên: bắt đầu thích soi gương, đi đánh giặc vẫn có cái gương giấu trong túi. Chi tiết này được người em nhớ lại khi bị thương giữa rừng. Chỉ một chi tiết nhỏ lướt qua vậy thôi mà Nguyễn đình Thi đã góp phần hoàn chỉnh được chân dung nhân vật. Bút pháp xây dựng nhân vật của tác giả quả thật rất tinh tế.
 

congsang095@gmail.com

Học sinh
Thành viên
22 Tháng chín 2018
2
2
21
Dàn ý so sánh hai chi tiết trong cùng một tác phẩm
a/ Mở Bài:
· Giới thiệu về tác giả.
· Giới thiệu về tác phẩm.
· Giới thiệu về phong cách nghệ thuật của tác giả.
· Dẫn dắt đến chi tiết mà mình đề bài yêu cầu.
b/ Thân Bài:
– Tóm tắt vài nét về tác, chi tiết hoặc nhân vật mà đề bài yêu cầu:
– Phân tích chi tiết thứ 1:
· Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết đó.
· Phân tích hành động của nhân vật trong tiết đó (nếu đề bài yêu cầu phân tích nhân vật) hoặc phân tích sự vật, sự việc trong chi tiết đó.
· Đánh giá chi tiết thứ nhất, giá trị, tác dụng của chi tiết đó tác động như thế nào đến nhân vật (sự vật, sự việc)
– Phân tích chi tiết thứ 2:
· Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết đó.
· Phân tích hành động của nhân vật trong tiết đó (nếu đề bài yêu cầu phân tích nhân vật) hoặc phân tích sự vật, sự việc trong chi tiết đó.
· Đánh giá chi tiết thứ nhất, giá trị, tác dụng của chi tiết đó tác động như thế nào đến nhân vật (sự vật, sự việc)
Đánh giá, nhận xét chung về hai chi tiết, so sánh sự giống và khác nhau và lý giải sự giống và khác nhau đó của hai chi tiết.
– Nêu nên đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:
· Giá trị về nghệ thuật: ngôn từ, tình huống truyện, ý nghĩa của chi tiết.
c/ Kết Bài:
· Tổng kết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
· Vai trò của tác phẩm đối với nền văn học Việt Nam
Dàn ý so sánh hai chi tiết trong cùng một tác phẩm
Một số đề bài mẫu
so sánh 2 chi tiết trong 1 tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa
Đề 2:
Phân tích hai trạng thái cảm xúc trên của nghệ sĩ Phùng. Từ đó làm rõ quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống
Trong phần đầu đoạn trích “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã miêu tả hai trạng thái cảm xúc của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Khi nhìn thấy chiếc thuyền ở ngoài khơi xa, Phùng “tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Nhưng khi chiếc thuyền lại gần bờ, Phùng đã chứng kiến cảnh lão đàn ông hùng hổ đánh vợ, khiến anh “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn” và “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”.
Đề bài trên được trích từ cuốn sách KNOCK OUT – Kì Thi THPT QG Ngữ Văn: Tham khảo cuốn sách tại đây:
Tham khảo đáp án chi tiết tại đây
: Phân tích hai trạng thái cảm xúc của nghệ sĩ Phùng
so sánh 2 chi tiết trong 1 tác phẩm vợ nhặt
Đề bài
: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả:
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ. Chiều hôm trước, khi biết con trai mình dắt vợ: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.”
Và sáng hôm sau, trong buổi cơm “Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này.”
(Kim Lân – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, t và t)
Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong hai lần miêu tả trên, từ đó là nổi bật thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật này.
Tham khảo đề bài này tại đây: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả
so sánh 2 chi tiết trong 1 tác phẩm vợ chồng a phủ
Đề 2:
Cảm nhận về thân phận của Mị và A Phủ qua hai đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài để thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm:
“Trong bóng tối, Mị đứng im, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. “Em không yêu, quả cao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thôn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.”
“Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mi, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được.
Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngây rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ… Mị phảng phất nghĩ như vậy.”

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục 2015)
Tham khảo bài làm chi tiết tại đây: Cảm nhận về thân phận của Mị và A Phủ qua hai đoạn trích sau
Đề
bài: Viết về dòng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả:“có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”. Nhưng cũng có khi:“Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân”
(Nguyễn Tuân – Ngữ văn 12, tập 1, tr.187 và 191, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007)
Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy phân tích những vẻ đẹp trên của dòng sông Đà. Từ đó làm nổi bật nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Đề bài trên được trích từ cuốn sách KNOCK OUT – Kì Thi THPT QG Ngữ Văn: Tham khảo cuốn sách tại đây:
Đáp án:
Đề bài viết về dòng sông Đà theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2019
Một số lưu ý khi làm dạng bài so sánh hai chi tiết trong cùng một tác phẩm
– Giải thích chi tiết nghệ thuật là gì: Chi tiết nghệ thuật là những hình ảnh nhỏ lẻ trong tác phẩm nhưng lại có vai trò nêu bật nên ý nghĩa giá trị của tác phẩm.
· Trong một tác phẩm thơ chi tiết nghệ thuật có thể chỉ là một chữ, một từ nhưng thông qua đó có thể nêu nên được hồn cốt của nhân vật, sự vật sự việc.
· Trong một tác phẩm văn xuôi: Là những hình ảnh nhỏ lẻ nhưng được tác giả sử dụng với những thông điệp khác nhau để từ đó nêu bật nên giá trị của tác phẩm.
Bài viết này được trích cuốn sách KNOCK OUT – Kì Thi THPT QG Ngữ Văn: Tham khảo cuốn sách tại đây:
Tổng kết

Đó là dàn ý chi tiết và một số lưu ý để các em có thể giải quyết tốt dạng đề này. Anh biết ở các trường các thầy cô cũng đã tập chung ôn cho các em dạng đề này rất nhiều nhưng anh vẫn muốn nhắc lại một lần nữa để cách em có thể hiểu rõ và nhớ thật kĩ cách làm dạng bài này. Chúc các em học tập thật tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Nguồn: hocvan12
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Đắng!
Top Bottom