Đề: Trong “Thông điệp nhân ngày Thế Giới phòng chống AIDS, 1-12-2003” Cô – Phi An –nan có viết: “Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
Anh (chị) hiểu ntn về tác hại của sự “im lặng” trong việc phòng chống HIV/AIDS hiện nay.
Bài viết:
Nếu như tử thần là biểu tượng của cái chết, thì dịch bệnh HIV/AIDS (viết tắt H/A) như chính lưỡi dao trên tay tử thận vậy. Nó tàn nhẫn với bất kì ai chạm đến nó, nó hủy hoại sự sống bằng sự lụy tàn, héo mòn, nó giết dần giết mòn những con người khốn khổ để kết thúc cuộc đời đầy đau đớn dữ dội. CHo đến khi con người ý thức được sự tàn nhẫn của nó thì H/A mới được toàn xã hội chú ý, người ta dần sợ hãi và tránh xa lười dao sáng lém đầy uy lực và cám dỗ kia mà bắt đầu tạo ra các bức tường của sự kì thị để ngăn cách, bảo vệ mình. Thế nhưng, uy lực của lưỡi dao không phải chỉ thế mà tưởng chừng có thể ngăn chặn được, H/D còn hủy hoại loài người hơn nữa nếu mỗi nguwòi cứ luôn bọc mình vào vỏ bọc an toàn, xem AIDS là chuyện của “họ” và không bao giờ lên tiếng cho một chuyện từ truwóc tới nay ai cũng để nó vào ngắn kéo của sự kì thị, xa lánh này.
Nhân ra được tác hại lớn của sự im lặng trong việc phòng chống H/A, năm 2003, Cô phi An nan tổng thư kí Liên Hợp Quốc da màu đầu tiên đã viết bảng thông điệp kêu gọi ý thức, trách nhiệm đối với toàn nhân loại, lời kêu gọi cử phần cuồi bảng thông điệp, Cô phi an nan đã lên tiếng thức tỉnh những suy nghĩ sai lệch, hẹp hòi của mỗi người bằng câu nói: “Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
“Im lặng” tức là sự che dấu, tự ti đối với những người có H hay “ngó lơ”, kì thị, phân biệt đối xử đối với những người không có H. Nhưng dù với người nào, có H hoặc không thì sự im lặng của họ quả thật sẽ là một thảm họa, không chỉ cho chính họ mà cho chính mỗi nguwòi trong xã hội này.
Tầm tác hại mà AIDS đem lại hẳn mỗi người ai cũng rõ, chính vì quá rõ vấn đền này thế nên những người không có H “im lặng” để bảo vệ mình, họ xa lánh và kì thị những người có H, thậm chí họ xem những người có H như những con quỷ dữ có thể nuốt chửng họ mỗi khi họ tới gần, sự ích kỉ, chưa ý thức rõ dịch bệnh này đã làm cho những người không có H dần dần xây nên một bức tường dày ngăn cách giữa hai khai niệm “chúng ta”_ những nguwòi không có H, và “họ”_ những người có H. Và chúng tax a lánh hắt hủi họ nhưng những con người của một xã hội khác, xem đó là một xã họi tối tăm, đáng ghê sợ. Chính sự nhận thức sai lệch đó, chính sự ích kỉ vốn có của mỗi người đã làm cho căn bệnh này không phải giảm dần mà ngày càng nghiêm trọng, mới một tốc độ lây lan chóng mặt “Cứ mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người nhiễm H”, vậy tức là khi chúng ta ngồi đây, đọc và học bảng thông điệp đó thì bên ngoài trong lúc đó có khoảng 450 người nhiễm H! Chúng ta có một giờ để làm quen, trò chuyện động viên một người nhiễm H, chúng ta có một giừo để giải thích, tuyên truyền cho một người hiểu cách phòng chống H…. trong một giừo đó ta có thể giúp MỘT NGƯỜI, thế nhưng bên ngoài ở khắp nơi thế thế giới này lại có 600 NGƯỜI mặc bệnh! Mọi sự cố đều là chưa đủ, vậy mà một sự thật đáng buồn là đa số chúng ta- những con người may mắn không mang trong mình căn bệnh thế kỉ này lại đang mĩm cười cho sự may mắn của mình, và ích kỉ, nhắm mắt xua tay trước thực trạng đáng báo động này.
Chúng ta nào biếtkhông phải họ- những người ng` nhiễm H mới là tác nhân trực tiếp cho sự lây lan này, mà chính ta những những ng` ko có H cũng là một nguyên nhân chính góp phần làm cho đại dich H/A dần thành hiểm họa! Bởi lẽ, hoặc là chúng ta không hiểu và cảm thông cho những ng` có H, hoặc là chúng ta không muốn hiểu, không quan tâm miễn sao tự bảo vệ cho mình là được, thậm chí chúng ta còn chê cười họ vì cuộc sống bê tha, sai lêhcj mà họ phải gánh chịu hậu quả hôm nay. Nhưng chúng ta chưa từng hiểu mỗi con ng` đểu sẽ gặp sai lầm cả chúng ta cũng ko ngoại lệ, nhưng chúng ta may mắn hơn vì sai lầm của mình vẫn còn sửa chữa đc, còn họ hậu quả của sai lầm đó dù có muốn sửa cũng không bảo giừo được! Chúng ta hay biện hộ cho những sai phạm mà mình mắc phải để không thấy quá day dứt bản thân. Nhưng chúng ta có bao giừo nghĩ họ- những ng` khốn khổ mắc phải H/A cũng có những lí do riêng của họ, bản chất mỗi nguwòi đều tốt đẹp “Nhân tri sơ, tính bản thiện” nhưng áp lực cuộc sống, đồng tiền, những cám dỗ đôi khi làm họ sa lầy rồi phải hối hận. Chúng ta có bao giừo tự hỏi: Liệu lí do của họ là gì?
Chúng ta có thể biết họ sẽ hối hận và đau khổ thế nào khi biết mình nhiềm H/A, nhưng liệu có mấy ai trong mỗi chúng ta biết chính mình, chính sự kì thị, thờ ơ của bản thân còn là nổi đau lớn hơn cho họ. Chính chúng ta- chính sự phân biệt đối xử đã góp phần làm hèo mòn cuộc sống của họ, đưa những ngày tháng cuối đời của họ ngắn hơn, nhưng lại làm dài hơn nổi đau, nổi tuyệt vọng của những con nguwòi trot mang lỡ lầm. Liệu chúng ta có biết?
H/A lây nhiễm qua 3 con đường chính: Tình dục, mẹ sang con, và đường máu. Vì vậy, trong những ng` có H còn có những người vợ bất hạnh bị lây từ chông, còn có đó những sinh linh xấu số vừa thấy ánh mặt trời đã phải chờ đợi cái chết. Mỗi chúng ta hoàn toàn đủ kiến thức để biết điều đó, nhưng tại sao chúng ta vẫn xa lánh họ? Vẫn kì thị và phân biệt đối xử với họ???
Một khía cạnh khác, hơn ai hết, những ng` có H biết rất rõ tình trạng của họ và sự im lặng của chính họ cũng là mũi dao đâm chết thế xác và cả tinh thần của họ. Những nguwòi có H cần đc sự bao bọc của XH, cần đc biết những kiến thức cần thiết để phục vụ cho bệnh của mình. Cần đc cung cấp cách tránh lây bệnh cho người khác và học cách suy nghĩ tích cực, và hơn hết họ cần lắm sự hòa nhập vào XH để thấy mình còn có ích cho cuộc sống và từ đó có thêm nghị lực để sống tốt hơn. Tinh thần phấn chấn, lạc quan cũng ảnh hưởng rất tốt cho những ng` có H. Thực tế bây giừo đã có thuốc kéo dài sự sống cho bệnh này, một người bắt đầu nhiễm H có thể chuyển đến giao đoạn AIDS trong vòng tám tháng hoặc tám năm hoặc hơn thế nữa nếu họ biết, hoặc có nguwòi cung cấp cho họ cách sinh hoạt hợp lí, và uông sthuốc điều trị mỗi ngày. Vì vậy sự im lặng của chính những ng` có H không phải là ccáh để họ tìm thấy sự tự tin khi đối diện với những ng` xung quanh, sự im lặng của chính họ sẽ làm cho bi kịch đời họ lớn dần hơn, tự tạo cho mình vỏ bọc tự tin và sống mòn chờ cái chết.
Cách đây không lâu, trong chương trình “Người đương thời” có mời một nhân vậy rất ấn tượng đó là chị Huỳnh Như Thanh Huyền sinh năm 1980 đã và đang sống chung với H gần 10 năm nay. Hồi ấy, ở cái tuổi 17 với “sự nổi loạn” của tuổi mới lớn, mẹ không hiểu những tâm sự của một đứa con gái đến tuổi biết yêu biết điệu này, rồi chị dần xa lầy vào những cám dỗ của bàn bè, chị bỏ nhà, bỏ học đi làm vũ trường vì ghét mẹ, vì ko thỏa mãn được những nhu cầu về vật cchuêts của bản thân, rồi chị xa đọa từ đó, đến lúc biết tìm về nhà chị đã nghiện ma túy, khó khắn lắm chị mới cai được thì lại beiét tin mình có thai và nhiễm HIV. Cái thời của chị ng` ta chưa hiểu rõ H là gì, chỉ thấy dán đầy những hình đầu lâu hai xương bắt chéo màu đen và đỏ của mai ghi dòng chữ HIV/AIDS, nên khi nhận đc kết quả xét nghiệm dương tính với H, chị chỉ biết mình sẽ chết, và héo mòn đợi cái chết của mình. Gia đình, bạn bè xa lánh, chỉ còn mẹ ở bên chị, chăm li và tâm sự cùng chị, nhờ tình yêu thương, động viên của mẹ chị đã có nghị lực vươn lên, và bắt đầu tìm hiểu về căn bệnh này. Chị tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động dành cho người nhiễm H/A, và tìm đến thuốc điều trị mỗi ngày. Như một điều kì diệu chị Huỳnh Như Thanh Huyền bây giừo vẫn khỏe mạnh cùng một người con và một nguwòi chồng không nhiễm H. Chị là còn trưởng ban điểu hành mạng lưới những ng` sống chung với H phía Nam. NGoài ra còn là thành viên ban điêu hành mạng lưới quốc gia VN của ng` sống chung với H và thành viên ban điều hành mạng lưới phụ nữ của những ng` sống với H/A VN. Chị thực sự là một tâm gương, một niềm tin lớn cho những người có H, và câu chuyện của chị còn là một bài học lớn cho chúng ta, những ng` ko có H- “tình thương là hạnh phúc của con người” nhờ có tình thương của mẹ đã vực dậy trong chị niềm tin sống và nghị lực vươn lên. Nhưng chính chúng ta, chính sự quan tâm sẻ chia, tấm sự, động viên…. Cũng sẽ góp phần làm cho cuộc sống của những ng` có H tươi đẹp hơn. Và câu chuyện của chị Huyền còn là một bài học cho chính những ng` có H, hãy biết tự làm chỉ bản thân, vươn lên trong khó khắn và hòa nhập và cộng đồng Xh, vì chỉ có cách đó cuộc sống của họ mới mở rộng hơn, đừng bao giừo tự ti, e ngại, hạnh phúc là đấu tranh!
Theo tiếng gọi của những tấm lòng, thực tế hiện nay đã có những hội từ thiện, tứ vấn hoạt động phục vụ chuwong trình phòng chống H/A và động viên, giúp đỡ, tạo việc làm chonhững ng` sống chung với A, đó là những hành động đẹp mà chúng ta, mỗi học sinh, sinh veien thế hệ trẻ phải noi theo và tiếp bước con đường đó. Một cái nắm tay, một cái ôm không thế làm chúng ta nhiễm bệnh, mà nó sẽ góp phần kéo ngắn khoảng cách hơn, xóa đi cái khái niệm chúng ta và họ, giúp những nguwòi có H có thêm động lực để vượt qua khó khăn, sống tốt và vui vẻ hơn trong tình thương ấm áp của toàn XH.
Con dao tử thân sẽ không còn sắc lám nữa nếu như chúng ta phá vỡ mọi sự im lặng, giúp đỡ những người nhiễm H đó cũng là 1 cách giảm tốc độ lây lan của đại dịch này. Mỗi nguwòi chúng ta điều lên tiếng sẽ góp phần giúp Xh tốt đẹp hơn. Như Cô phi an nan đã nêu ở cuối bảng thông điệp “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại H/A bắt đầu từ chính các bạn”.