- 13 Tháng bảy 2017
- 3,419
- 3
- 4,467
- 644
- 21
- Bình Định
- THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
TỔNG ÔN LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP LỚP 7
À nhon cả nhà iu nha, hôm nay mình sẽ dành topic này cho phần tổng hợp tất cả kiến thức của Vật Lí năm lớp 7.
Mục đích: Vật lí là một môn học xuyên suốt trong những năm cấp 2,cấp 3 vì vậy việc nắm vững lí thuyết + bài tập cơ bản của năm lớp 7 sẽ giúp các bạn có một nền tảng vững chắc cho những năm học tiếp theo...
Nội dung:
- Tổng hợp lý thuyết và công thức cơ bản của vật lí lớp 7
- Các dạng bài tập ôn luyện cho từng chương
- Bài giải chi tiết cho kì trước
- Bổ sung những dạng nâng cao nhằm ôn thi HSG cấp trường và chuẩn bị cho các cấp bậc cao hơn.
Vậy thì còn chần chờ gì mà không cùng mình lướt qua nhanh những lý thuyết "buộc phải nhớ" của Vật Lí 7 nàoooo
*Bài tập của từng chương sẽ được update ngay dưới topic này và tụi mình cũng sẽ cung cấp đáp án chi tiết nên các bạn nhớ thử sức nha*
I/ CHƯƠNG 1: QUANG HỌC
1. Nhận biết ánh sáng - nguồn sáng và vật sáng:
+ Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
+ Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta
+ Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
VD: nguồn sáng: mặt trời, bóng đèn điện đang sáng, vật sáng: tờ giấy, con người
2. Định luật truyền thẳng của ánh sáng
+ Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
+ Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng
+ Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
+ Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản, nhận được ánh sáng một phần của nguồn sáng truyền tới
+ Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.
+ Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.
3. Gương cầu lồi
+ Là gương có bề mặt là một phần của hình cầu và bề mặt cong phản xạ hướng về phía nguồn sáng.
+ Hình ảnh phản chiếu luôn nhỏ hơn vật.
+ Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước
+ Thường được dùng làm Gương chiếu hậu ở Ô tô, xe máy …để quan sát các vật ở phía sau.
4. Định luật phản xạ ánh sáng
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
+ Trong đó:
i là góc tới
i’ là góc phản xạ
=> i = i'
NN’ là đường pháp tuyến
SI là tia tới
IR là tia phản xạ
5. Ánh của một vật tạo bởi gương phẳng
+ Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.
+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
+ Các tia sáng từ điểm S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
6. Gương cầu lõm
+ Gương cầu lõm là gương có bề mặt là mặt trong của một phần hình cầu và có mặt lõm.
+ Ảnh ảo của gương cầu lõm luôn lớn hơn vật.
+ Được dùng để làm các pha đèn, kính thiên văn,...
II/ CHƯƠNG 2: ÂM HỌC
1. Nguồn âm: là những vật dao động phát ra âm. Ví dụ: loa, tiếng nói, tiếng gõ trống, …
2. Độ cao của âm
+ Số dao động trong một giây là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz).
+ Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.
+ Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
3. Phản xạ âm - Tiếng vang
+ Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
+ Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
4. Độ to của âm:
+ Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.
+ Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB)
5. Chống ô nhiễm tiếng ồn:
+ Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
+ Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm.
6.Môi trường truyền âm
+ Âm thanh có thể truyền qua các môi trường chất rắn, lỏng, khí, nhưng không thê truyền qua môi trường chân không.
+ Càng xa nguồn âm thì âm ghe càng nhỏ và ngược lại
+ Vận tốc truyền âm trong: không khí < lỏng < rắn
( To be continued...)
Mọi thắc mắc và bài tập các bạn hỏi ngay dưới này nhé, tụi mình sẽ hỗ trợ ngay khi có thể nè
Last edited: