Văn 9 Tổng kết về từ vựng

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Nguồn gốc của từ

A. Từ thuần Việt:

- Là những từ do người Việt sáng tạo nên
- Đặc điểm: khi đọc, nghe,... ta đều hiểu nghĩa của từ đó.
- Ví dụ: xe lửa, cây cối, người xem,...

B. Từ mượn: là các từ được vay mượn từ các nước khác vì số lượng từ thuần Việt không đủ đáp ứng hoặc chưa phù hợp.

I. Từ mượn gốc Hán (từ Hán Việt)
- Là các từ được vay mượn từ Trung Quốc
- Đặc điểm: khó hiểu hơn từ thuần Việt nhưng không khó để nhận dạng. Thường được dịch ngược.
- Ví dụ:
+ Hỏa xa = xe lửa [hỏa = lửa, xa = xe]. Dịch ngược: Xe lửa
+ Quốc kì = cờ biểu tượng của một nước [quốc: nước, kì: cờ]
+ Giáo viên = người giảng dạy [giáo: giảng dạy, viên: người],...

II.Từ mượn các nước Á - Âu
- Là các từ được mượn của các nước Á - Âu
- Đặc điểm: không phải dịch như từ mượn Hán Việt, nó gần gũi hơn và thường không thể thay thế bằng các từ thuần Việt.
- Ví dụ:
+ Đã Việt hóa hoàn toàn: ti vi, xà phòng, mít tinh,...
+ Chưa Việt hóa hoàn toàn (phải có dấu gạch nối giữa các tiếng): ra-đi-ô, in-tơ-nét, ...

C. Luyện tập:
1. Cho 5 từ Hán Việt, cho biết nghĩa, tìm từ thuần Việt thích hợp.
2. Sắp xếp các từ sau vào từng nhóm: xăng, hoa, lão đại, sách, giáo sư, tươi tốt, thiên vị, ba-lô, cặp sách, nhật kí.
+Từ thuần Việt:
+Từ Hán Việt:
+Từ mượn Á-Âu:
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Cấu tạo từ​
A. Từ đơn:

- Là từ chỉ có 1 tiếng tạo thành
- Ví dụ: cây, cỏ, nắng, mưa,...

B. Từ phức Từ phức ít nhất từ 2 hoặc nhiều hơn 2 từ tạo thành. Khi chia tách từ phức, tức là mỗi từ đứng lẻ chúng có nghĩa hoặc không có nghĩa. Từ phức tiếp tục chia ra làm 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy.

I.Từ ghép: gồm 2 tiếng ghép lại và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa.

Từ ghép chính phụ:
- Phân ra tiếng chính, tiếng phụ, tiếng phụ bổ nghĩa tiếng chính, tiếng chính thường đứng trước, phụ đứng sau
- Dùng để phân biệt từ khác
- Ví dụ:
+ máy bay [máy: chính, bay: phụ, bổ nghĩa] phân biệt máy quạt, máy lạnh,...
+ hoa cúc [hoa: chính, cúc: phụ, bổ nghĩa] phân biệt hoa hồng, hoa mai,...
+ quần bò [quần: chính, bò: phụ, bổ nghĩa] phân biệt quần kaki, quần jean,...

Đối với từ ghép Hán Việt: chính sau - phụ trước
- Ví dụ:
+ dược sĩ [sĩ: chính, dược: phụ/bổ nghĩa] (sĩ: người, dược: thuốc => người bào chế thuốc)....

Từ ghép đẳng lập
- Bình đẳng 2 tiếng
- Có thể hoán đổi vị trí giữa các tiếng
- Ví dụ:
+ quần áo. Hoán đổi: áo quần
+ cha mẹ. Hoán đổi: mẹ cha
+ quanh co. Hoán đổi: co quanh

Chú ý: việc hoán đổi các tiếng chỉ để nhận dạng, không nên dùng tùy tiện trong cách hành văn.

II.Từ láy:cấu tạo gồm 2 tiếng trở lên và có quan hệ về mặt âm.
[u}Từ láy bộ phận[/u]
- Giống nhau về phụ âm đầu -> Từ láy âm đầu
- Giống nhau về vần -> Từ láy vần
- Ít nhất có 1 tiếng không có nghĩa
- Ví dụ:
+ rực rỡ [láy "r", rỡ không có nghĩa]
+ lấp lánh [láy "l", 2 tiếng đều không có nghĩa]

Từ láy toàn bộ
- Giống về cả vần lẫn phụ âm đầu (trừ dấu, thanh)
- Ít nhất 1 tiếng khong có nghĩa.
- Ví dụ:
+ đo đỏ [láy toàn bộ, đo: không nghĩa]
+ mơn mởn [láy toàn bộ, cả 2 tiếng đều không có nghĩa]

C. Bài tập
1. Tìm 5 từ ghép, 5 từ láy. Phân loại chúng
2. Sắp xếp: ngặt nghèo, vui, giam giữ, bông hoa, tím biếc, xanh, mặt trời, hào hùng, xấu xí, vui vẻ vào từng nhóm
+ Từ đơn
+ Từ ghép: chính phụ, đẳng lập
+ Từ láy: toàn bộ, bộ phận.
 
  • Like
Reactions: jehinguyen
Top Bottom