Tổng kết toán

L

lamanhnt

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

A. Phần giới hạn hàm số( có trong cấu trúc đề nhưng không biết có thi không? Mình sẽ tổng kết những cái chung nhất phần này để chúng ta không phải ngồi cắn bút chì nạp canxi trong giờ thi).

@ Kiến thức cơ bản cần nắm
ü Giới hạn [tex]\lim_{x\to 0}\frac{f(x)}{g(x)}[/tex] trong đó f(x), g(x)cùng dần tới 0 khi x dần tới [tex]x_o[/tex]được gọi là giới hạn dạng 0/0. Đây là dạng giới hạn thường gặp


Tổng, tích, thương = tổng, tích, thương giới hạn.
Quy tắc Lopitan:

Giới hạn hàm số thì có mấy dạng thế này.
Hay gặp nhất là dạng [tex]\frac{0}{0}[/tex] nên nói cái dạng này trước.

Nguyên tắc là khử dạng [tex]\frac{0}{0}[/tex]. Có mấy cách để khử hay dùng là áp dụng hằng đẳng thức, nhân liên hợp, thêm bớt, cắt xén, đổi biến.
Một số hằng đẳng thức hay dùng là [tex]a^n-b^n[/tex]...
Mây dạng [tex]\frac{0}{0}[/tex] đặc biệt như là:
[tex] \lim_{x\to 0} \frac{sinx}{x}=1[/tex]
[tex] \lim_{x\to 0} \frac{e^x-1}{x}=1[/tex]
[tex] \lim_{x\to 0}\frac{ln(1+x)}{x}=1[/tex]
[tex] \lim_{x\to 0} (1+\frac{1}{x})=e[/tex]
[tex] \lim_{x\to 0} \frac{sinax}{ax}=1[/tex]
[tex] \lim_{x\to 0} \frac{[1-cosax]}{x^2}=\frac{a^2}{2}[/tex]

---Nhắc một bài để gợi lại hội lim như này:
[tex] \lim_{x\to 2} \frac{x^2-5x+6}{x^3-x^2-x-2}[/tex]

Cái này thay 2 vào tử mẫu thấy nó có dạng 0/0 cả rồi, ta dùng phân tích nhân tử để khủ dạng 0/0

[tex] \lim_{x\to 2} \frac{(x-2)(x-3)}{(x-2)(x^2+x+1)}[/tex]

rút gọn [tex]x-2[/tex], thay x=-2 ta tính đc lim=[tex]\frac{-1}{7}[/tex]

---Dùng tách, thêm bớt như ví dụ này:
[tex] \lim_{x\to 1} \frac{x+x^2+x^3+x^4+x^5-5}{x+x^2+x^3+x^4-4}[/tex]

Nhin cũng thấy dạng này 0/0 rồi, dùng tách ta có thế này:

[tex] \lim_{x\to 1} \frac{(x-1)+(x^2-1)+(x^3-1)+(x^4-1)+(x^5-1)}{(x-1)+(x^2-1)+(x^3-1)+(x^4-1)}[/tex]

Rút x-1 ra ngoài, thay x=1 vào tìm kq.

---> Dạng tổng quát của bài toán trên là :

[tex] \lim_{x\to 1} \frac{x+x^2+x^3+x^4+...x^n-n}{x+x^2+x^3+...+x^m-m}=\frac{n(n+1)}{m(m+1)}[/tex]

Với nhiều bài nhân liên hợp thì hay nhưng nhiều bài dùng đổi biến thì hiệu quả hơn(chú ý đổi biến thì phải đổi cận- giống tích phân)
Một dạng ví dụ như là:

[tex]L= \lim_{x\to 0} \frac{\sqrt[n]{1+ax}-1}{x}[/tex]
Đặt [tex]y=\sqrt[n]{1+ax}[/tex] (x--> 0, y-->1)
--> [tex]y^n=1+ax[/tex]

[tex]L=a. \lim_{y\to 1} \frac{y-1}{y^n-1}=\frac{a}{n}[/tex]

Ngoài dạng 0/0 còn [tex]\frac{\infty}{\infty}[/tex]. Dạng này thì chia cả tử và mẫu cho lũy thừa bậc cao nhất của x.

Bài viết này chỉ mang tính gợi nhắc lại những điều căn bản nhất về giới hạn hàm số( do thời gian+ có trg cấu trúc+điểm ít hoặc ko có) nên chắc thế này là đủ. Bạn nào thấy cần nhớ thêm gì về phần này thì bổ sung nhé.
Xin trở lại vào nửa đêm với phần quan trọng: Hàm số( các dạng bài tập cần nhớ và hệ thống).

 
Last edited by a moderator:
L

lamanhnt

HÀM SỐ:

Tớ xin tổng kết lại sơ lược phần này như sau:


A.Bài toán liên quan đến tâm đối xứng, trục đối xứng.
Bt1: cm hàm số f(x) nhận một điểm làm tâm đối xứng.

Ms tâm đối xứng đặc biệt như là hàm bậc 3 có tâm đối xứng là điểm uốn, điểm uốn này nằm trên trục Ox.

Cái này ta nhớ đến phép tịnh tiến trục tọa độ về Hà nội theo vectơ OI: [tex]x=X+x_0, y=Y+y_0[/tex] với [tex]I(x_0, y_0)[/tex]

---> được hàm mới dạng [tex]Y=F(X)[/tex], nhận thấy là hàm lẻ suy ra đpcm.

*Với bài toán nhận x=a làm trục đối xứng thì ta dùng phép đổi trục [tex]X=x-a, Y=y[/tex] rồi chứng minh hàm mới là hàm chẵn--> đk của tham số.

Bt2: tìm hai điểm A, B cùng thuộc đồ thị y đối xứng .

*qua [tex]I(x_o, y_o)[/tex]
B1: lấy hai điểm A, B thuộc đồ thị--> biểu diễn tọa độ.
B2: hai điểm đối xứng qua I thì [tex]x-A+x_B=2x_I, y_A+y_B=2.y_I[/tex]
---> tọa độ A, B

*đối xứng qua đường thẳng [tex]y=ax+b[/tex]

B1: Gọi (d) là đường thẳng vuông góc với [tex]y=ax+b[/tex] ---> pt (d).

Giả sử (d) cắt đồ thị hàm số tại hai điểm phân biệt A, B. Hai điểm này sẽ là nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm [tex]f(x)=\frac{-1}{a}.x+m[/tex]

B2:Để tồn tại hai điểm A, B--> pt trên phải có hai nghiệm phân biệt--> đk của tham số.

B3: Dùng Viet đưa được tổng [tex]x_A+x_B, x_A.x_B[/tex] theo tham số.

B4:I là trung điểm của A, B thì ---> [tex]x_I, y_I[/tex], điểm I thuộc (d)--> thay tọa độ I vào pt (d)---> tham số, từ đó tìm được hai điểm A, B.

Bt3:tìm pt đường cong đối xứng với đường cong đã cho

*qua điểm I

Với bài tóan này ta gọi (C’) là đường cong cần tìm. Khi đó với mỗi điểm thuộc (C’) ta tìm được một điểm thuộc (C ) sao cho hai điểm này đối xứng nhau qua I---> đưa về bài toán hai điểm đối xứng qua I.

*qua đường thẳng y=a.

Gọi (H) là đường cong đối xứng. Biện luận tương tự như trên dẫn đến hệ gồm 3 phương trình: [tex]y_1=f(x_1), x_1=x, y_1+y=2a[/tex] với [tex]M(x_1, y_1) thuoc (H) NEXT: bài toán cực trị, tiếp tuyến...[/COLOR][/SIZE][/tex]
 
Last edited by a moderator:
M

minhtoan.103

mấy cái này hay đấy nhưng thi đh thì củng không áp dụng đâu.đặc biệt là quy tắc lobitan chỉ đh mới được phép làm thôi.
 
Top Bottom