Vật lí 10 Tổng hợp và phân tích lực

Đức Hải

Cựu Cố vấn Vật Lý
Thành viên
10 Tháng một 2019
816
498
101
Tiên Lãng, Hải Phòng
www.facebook.com
Hải Phòng
THPT tiên lãng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Lực
- Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà
kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng giá, cùng độ lớn
và ngược chiều.
- Đơn vị của lực là Niutơn (N)
.
II.Tổng hợp và phân tích lực:
– Quy tắc hình bình hành: [tex]\overrightarrow F[/tex] = [tex]\overrightarrow F_{1}[/tex] + [tex]\overrightarrow F_{2}[/tex]
– Độ lớn: [tex]F_{2}[/tex] = [tex]F_{21}[/tex] + [tex]F_{22}[/tex] + 2[tex]F_1[/tex] .[tex]F_2[/tex] .cos ᾳ
– Điều kiện cân bằng của chất điểm: [tex]\overrightarrow F[/tex] [tex]= \overrightarrow F_1+\overrightarrow F_2+\overrightarrow F_3 + ...=\overrightarrow 0[/tex]

III. Ba định luật NiuTon:
1. Định luật I Newton.
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực
có hợp lực bằng không. Thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang

chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Hay: F=0 => a=0 ( F: tổng hợp lực, a là gia tốc)
2.Định luật II Newton

Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật.Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật

Hay: [tex]\overrightarrow F=m\overrightarrow a[/tex] ( Với F: Tổng hợp lực; a là gia tốc)

3.Định luật III Newton

Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng
tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược
chiều.


Hay [tex]F_{AB}=F_{BA}[/tex]
IV.Lực và phản lực:

Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là
phản lực.
Đặc điểm của lực và phản lực :
+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
+ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có
đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.
+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom