1.Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?
- Cuối năm 1928 đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ mà đặc biệt là phong trào công nông phát triển mạnh mẽ theo con đường vô sản đã đặt ra yêu cầu phải thành lập một tổ chức cộng sản để lãnh đạo phong trào.
- Do quan điểm khác nhau trong chủ trương thành lập đảng cộng sản nên đã có liên tiếp 3 tổ chức cộng sản ra đời:
+ Ở Bắc Kỳ: những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã thành lập Đông Dương Cộng Sản đảng (17-6-1929).
+ Các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản đảng (7-1929)
+ Ở trung Kỳ: sự ra đời của 2 tổ chức cộng sản trên đã tác động mạnh mẽ đến Tân Việt Cách mạng đảng. Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên cũng tách ra thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (9-1929).
2.Khởi nghĩa Yên Bái thất bại nhanh chóng vì những nguyên nhân nào?
- Cuộc khởi nghĩa nổ ra chưa đúng thời cơ, khi thực dân Pháp lúc ấy còn mạnh.
- Tổ chức đấu tranh chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo.
- Cuộc khởi nghĩa nổ ra chưa có sự chuẩn bị kĩ, còn bị động.
- Sự lãnh đạo của Đảng còn non kém, thiếu kinh nghiệm.
3.Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào?
- Từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu đã lâm vào khủng hoảng toàn diện với mức độ gay gắt.
- Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, khủng hoảng lên tới đỉnh cao.
- Khởi đầu từ Ba lan. sau đó lan ra các nước khác. Các cuộc mít tinh, biểu tình diễn ra dồn dập đòi cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do...
- Trước tình hình đó, các thế lực thù địch, phản động trong nước và quốc tế đã kích động nhân dân nổi dậy, chống hính quyền, đẩy mạnh hoạt động chống phá
- Ban lãnh đạo các nước Đông Âu đã phải chấp nhận từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do
- Kết quả: Hầu hết các nước Đông Âu, các thế lực chống chế độ XHCN đã thắng cử lên nắm chính quyền nhà nước.
- Sau khi nắm chính quyền, các đảng đối lập đã xóa bỏ CNXH, đưa đất nước trở lại con đường TBCN. Tê quốc kì, quốc gia, tên nước đều thay đổi.
- Năm 1989, chế độ XHCN sụp đổ ở Đông Âu