Vật lí 6 Tổng hợp những điều quan trọng của chương Cơ học

Status
Không mở trả lời sau này.

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[Vật lí] Tổng hợp những điều quan trọng ....

Xin chào cả nhà, sau một khoảng thời gian suy xét, BQT box Vật Lí quyết định tạo tạo Topic [Vật lí] Tổng hợp những điều quan trọng :D Nghe có vẻ lạ lẫm và mọi người chưa hình dung được là nó để làm gì đúng không nào? Mình sẽ nói cụ thể cho mọi người hình dung nhé :D

Như các bạn đã biết trong mỗi box nhỏ (VD trong phần Vật Lí 12 thì Dao động cơ gọi là 1 box nhỏ ) thường có các bài/ topic quan trọng như tổng hợp kiến thức, chuyên đề, kỹ năng được ghim lên cao để cho không bị trôi và mọi người dễ dàng xem, tìm kiếm. Sau lần quy hoạch lại BOX vừa rồi thì đã có một vài thay đổi lớn. Chúng ta có thêm 1 BOX siêu to khổng lồ và chất lượng là "TÀI LIỆU VẬT LÍ" cập nhật tài liệu từ cơ bản đến nâng cao, ôn thi hsg, thi chuyên, thi THPTQG và đặc biệt là tổng hợp tất cả các loại đề thi cho các bạn tha hồ luyện tập. Những topic ghim cũ đã được di chuyển đến BOX mới vậy câu hỏi đặt ra là vậy topic ghim này lập ra để làm gì? Mình sẽ trả lời ngay đây:

Mục đích:
  • Hệ thống lại những dạng cơ bản hay gặp, những thắc mắc thường xuyên của thành viên
  • Hệ thống những câu hỏi hay, bài tập lạ, thú vị của thành viên
  • Dễ tìm kiếm (vào box nhỏ là mọi người thấy ngay ở đầu trang rồi :D)
  • Phần mở rộng kiến thức (nếu có) mà BQT cập nhật

Nội dung topic:
  • Tổng hợp những câu hỏi thường gặp để giải đáp
  • Những bài tập lạ, khó, hiếm
  • Các phần lưu ý khi học phần kiến thức ở box nhỏ được ghim
  • Kiến thức mở của box nhỏ được ghim
  • Những mục đích phát sinh khác
Hoạt động:
  • BQT box được phân công phụ trách quản lí
  • Thành viên không được trả lời tại topic này
  • Topic cập nhật thường xuyên theo từng thời kì
Mọi trao đổi góp ý về nội dung thắc mắc tại đây: [Vật lí] Góp ý về nội dung Topic ghim ở box nhỏ
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,212
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Một số bài tập về máy cơ đơn giản:
Kéo một vật nặng 90kg lên cao chỉ với một lực kéo 150N
a. Vậy phải dùng bao nhiêu ròng rọc cố định, ròng rọc động? Vì sao?
b. Nếu em dùng đòn bẩy thì khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của người thế nào với khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của vật?
a) trọng lượng của vật P=10 m=10.90=900
ta có công thức F=P/2n ( n ở đây là số ròng rọc động dùng trong pa-lăng)
=> n=P/2F=900/2.150=3
vậy dùng 3RRĐ và 3 RRCĐ
b. Vì lực tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của người và khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của vật nên trọng lực P=900=6.150=6F nên khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của người phải gấp 6 lần khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của vật

Bài 1: Một mặt phẳng nghiêng dài 8m, cao 3m và một mặt phẳng nghiêng dài 10m, cao 3m. Mặt phẳng nghiêng nào cho ta lợi về lực hơn?
Bài 2: Để đưa 2 vật giống nhau lên cao 2,5m bạn A và B dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài lần lượt là 5m và 6m. Hỏi:
a) Bạn nào sử dụng mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng lớn hơn.
b) Lực kéo của từng bạn là bao nhiêu? So sánh.
1/
- Xét mặt phẳng nghiêng dài 8m, cao 3m:
P.3 = F.8 =>F = 0,375.P
- Xét mặt phẳng nghiêng dài 10m, cao 3m
P.3 = 10.F' =>F' = 0,3.P
=>> F < F' => mặt phẳng nghiêng dài 10m, cao 3m cho ta lợi về lực hơn
2/
a. vì mặt phẳng nghiêng càng dài sẽ càng ít dốc, ít nghiêng => mặt phẳng nghiêng bạn A có độ nghiêng lớn hơn
b. - Bạn A: F1.l1 = P.h =>F1= 0,5P
- Bạn B: F2.l2 = P.h =>F2= 5P/12 < 0,5P = F1


Một số lý thuyết cơ bản mà t.v hay hỏi về máy cơ đơn giản:

Tìm 3 ví dụ về 3 loại máy cơ đơn giản
Mặt phẳng nghiêng : làm một tấm ván để dắt xe đạp hoặc xe máy
Đòn bẩy : lấy xẻng bẩy đất, mở nắp Coca
Ròng rọc : kéo đồ vật lên cao, nối từ bàn đạp đến bánh xe

Muốn kéo 1 vật lên cao , ta phải sử dụng hệ thống ròng rọc nào để có lợi về lực :
A . 1 ròng roc cố định .
B . 2 ròng rọc cố định .
C . 1 ròng rọc động .
D . 1 ròng rọc động và 1 ròng rọc cố định ( pa lăng ) .
D . 1 ròng rọc động và 1 ròng rọc cố định ( pa lăng ) .

Máy cơ đơn giản giúp gì được cho con người ?
+ Thực hiện công việc cần thiết với 1 lực nhỏ hơn và dễ dàng hơn
+ Di chuyển hoặc nâng các vật nặng dễ dàng hơn
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,212
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Một bài tập thực hành khó:

Trong phòng thí nghiệm, người ta còn dùng cân Robecvan để xác định chính xác thể tích của một vật rắn không thấm nước. Cách làm như sau:
- Dùng một loại bình đặc biệt có nút rỗng bằng thủy tinh có thể vặn khít vào cổ bình .Giữa nút có một ống thủy tinh nhỏ trên có khắc một "vạch đánh dấu" cho phép xác định một cách chính xác thể tích của nước trong bình tới vạch đánh dấu (H5.4a)
86390462_735112243562111_3242350169861128192_n.jpg
- Dùng cân Robecvan cân 2 lần:
+ Lần thứ nhất: Đặt lên đĩa cân bình chứa nước cất tới vạch đánh dấu, vật cần xác định thể tích, các quả cân có khối lượng tổng cộng là m1 sao cho cân bằng với một vật nặng T đặt trên đĩa cân còn lại (vật T được gọi là tải). (H5.4b)
+ Lần thứ hai: Lấy bình ra khỏi đĩa cân, mở nút, đổ bớt nước cất trong bình, thả vật cần xác định thể tích vào bình, đậy nút và cho thêm nước vào bình tới vạch đánh dấu, rồi đặt lại bình lên đĩa cân .Thay các quả cân có khối lượng m1 bằng các quả cân có khối lượng m2 để cân lại cân bằng. (H5.4c)
Biết 1g nước cất có thể tích bằng 1 cm^3. Hãy chứng minh rằng thể tích V của vật tính ra cm^3 có độ lớn đúng bằng độ lớn của hiệu các khối lượng (m2 - m1) tính ra g.
Tại sao cách xác định thể tích này lại chính xác hơn cách đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ?
* Chứng minh
Lần cân thứ nhất: [TEX]m_T = m_b + m_n + m_v + m_1 (1).[/TEX]
Lần cân thứ hai: [TEX]m_T = m_b + (m_n – m_{n0}) + m_v + m_2 (2).[/TEX]
Trong phương trình (1), mn là khối lượng của nước chứa trong bình tới vạch đánh dấu, mb là khối lượng vỏ bình, mv là khối lượng vật.
Trong phương trình (2), mn0 là khối lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
Vì mT là không thay đổi nên từ (1), (2) ta có:
[TEX]m_b + m_n + m_v + m_1 = m_b + (m_n – m_{n0}) + m_v + m_2 \Leftrightarrow m_{n0} = m_2 – m_1.[/TEX]
Vì 1 gam nước nguyên chất có thể tích là 1cm3, nên số đo khối lượng mn theo đơn vị gam là số đo có thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ theo đơn vị cm^3.
Thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ chính là thể tích của vật. Do đó thể tích của vật tính ra cm3 có độ lớn bằng V = m2 – m1.
* Cách xác định vật thể như trên chính xác hơn cách xác định bằng bình chia độ, đo khối lượng bằng cân Rôbécvan chính xác hơn đo thể tích bằng bình chia độ do:
+ GHĐ của cân Rôbécvan nhỏ hơn GHĐ của bình chia độ rất nhiều.
+ Cách đọc mực nước ở bình chia độ khó chính xác hơn cách theo dõi kim của cân ở vị trí cân bằng. Mặt khác, cách cân hai lần như trên loại trừ được những sai số do cân cấu tạo không được tốt, chẳng hạn hai phần của đòn cân không thật bằng nhau về chiều dài cũng như khối lượng.
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,212
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Một số bài tập thực hành, thí nghiệm:

Hãy dùng một bát to,1 bát nhỏ, 5 đến 7 viên sỏi và một cái ca hay cốc đã biết gần đúng thể tích chứa.Làm thí nghiệm đo thể tích các viên sỏi đó như cách dùng bình tràn đã học (Ghi lại các bước làm thí nghiệm và kết quả gần đúng về thể tích các viên sỏi
- Đổ đầy nước vô bát, tính thể tích số nước đó
- Thả viên đá, sỏi vô bát nước
- Đo thể tích nước trào ra bằng với thể tích viên sỏi, đá

Có 6 viên bi bề ngoài giống hệt nhau, trong đó có 1 viên bi bằng chì, còn 5 viên bi bằng sắt.
Hãy chứng minh rằng chỉ cần dùng cân Rô-béc-van cân nhiều nhất hai lần là có thể tìm ra viên bi bằng chì
Khối lượng riêng của sắt < chì
=> Viên bi bằng chì > viên bi bằng sắt

Lấy 2 viên bi để lên 2 bên của cân
  • => Bên nào nặng hơn là bên có viên bi = chì
=> Lấy 2 viên đó cân thêm lần nx
Viên nào nặng hơn thì viên bi = chì ở bên đó.

  • Nếu 2 bên = nhau
=> Lấy 2 viên bi còn lại ra cân
Bên nào nặng hơn thì viên bi bằng chì ở bên đó.

Trong tay em có một chiếc cốc thủy tinh hình trụ thành mỏng , bình lớn đựng nước , thước thẳng có vạch chia tới mm . Hãy nêu cách xác định khối lượng riêng của cốc thủy tinh. Cho rằng đã biết khối lượng riêng của nước.
Thả cốc vào bình nước => cốc nổi ta có :
P=Fa
=> P = dn.Vc( thể tích phần cốc chìm )
=dn.Sv.hc
Ở đây Sv và hc có thể đo đc
=> [TEX]dv=\frac{P}{Vv}=\frac{dn.Sv.hc}{Sv.hv}=\frac{dn.hc}{hv}[/TEX]

Trình bày phương án xác định khối lượng riêng Dx của một chất lỏng bằng ác dụng cụ sau:cốc, cân, bộ quả cân( đã biết D của chất làm vật)
Đầu tiên đặt cốc lên đĩa cân thì được m1(kg)
Rót từ từ 100ml =0,1l= 0,0001(m^3)chất lỏng cần tính vào cốc thu thì cân được m2(kg)
Khối lượng riêng =(m2-m1)/0,0001=……(kg/m^3)
Một số bài tập về khối lượng riêng:

1. Muốn có hợp kim khối lượng riêng D = 6 g/cm^3 phải trộn 500 g nhôm với bao nhiêu g đồng biết khối lượng riêng của nhôm D1 = 2,7 g/ cm^3, của đồng D2 = 8,9 g/cm^3
Gọi khối lượng Đồng cần trộn vào là $m\ (g)$
=> Thể tích Đồng cần thêm là: $V_{Cu} = \frac{m}{D_{Cu}} = \frac{m}{8,9}\ (cm^3)$
Ta có: Thể tích của 500g Nhôm là: $V_{Al} = \frac{500}{2,7}\ (cm^3)$
=> Thể tích của hợp kim là: $V_{hk} = \frac{500}{2,7} + \frac{m}{8,9}\ (cm^3)$
Mà khối lượng riêng của hợp kim là $D = 6\ g/cm^3$ => Khối lượng hợp kim là: $m_{hk} = 6. \left( \frac{500}{2,7} + \frac{m}{8,9} \right)\ (g)$
Khối lượng hợp kim chính bằng khối lượng của kim loại thành phần, hay $m_{hk} = 500 + m$
=> Giải phương trình $6. \left( \frac{500}{2,7} + \frac{m}{8,9} \right) = 500 + m$, bạn sẽ tìm được giá trị cần tìm

Một người định dùng cái chai có dung tích là 1l để đựng 12kg thuỷ ngân.Hỏi người đó có thực hiện được không? Vì sao?
Gọi khối lượng riêng thủy ngân là D( m^3 )(em có thể tự tra bảng sách giáo khoa hoặc internet nhé)
Thể tích chai: 1l
Thể tích thủy ngân: V = m/D = 12/D (m^3)=........(l)
So sánh V và 1l
- Nếu V < hoặc = 1l thì đựng được
- Nếu V > 1l thì không đựng được
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom