Vật lí 10 Tổng hợp những điều quan trọng chương Tĩnh học vật rắn

Status
Không mở trả lời sau này.

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào cả nhà, sau một khoảng thời gian suy xét, BQT box Vật Lí quyết định tạo Topic [Vật lí] Tổng hợp những điều quan trọng :D Nghe có vẻ lạ lẫm và mọi người chưa hình dung được là nó để làm gì đúng không nào? Mình sẽ nói cụ thể cho mọi người hình dung nhé :D

Như các bạn đã biết trong mỗi box nhỏ (VD trong phần Vật Lí 12 thì Dao động cơ gọi là 1 box nhỏ ) thường có các bài/ topic quan trọng như tổng hợp kiến thức, chuyên đề, kỹ năng được ghim lên cao để cho không bị trôi và mọi người dễ dàng xem, tìm kiếm. Sau lần quy hoạch lại BOX vừa rồi thì đã có một vài thay đổi lớn. Chúng ta có thêm 1 BOX siêu to khổng lồ và chất lượng là "TÀI LIỆU VẬT LÍ" cập nhật tài liệu từ cơ bản đến nâng cao, ôn thi hsg, thi chuyên, thi THPTQG và đặc biệt là tổng hợp tất cả các loại đề thi cho các bạn tha hồ luyện tập. Những topic ghim cũ đã được di chuyển đến BOX mới vậy câu hỏi đặt ra là vậy topic ghim này lập ra để làm gì? Mình sẽ trả lời ngay đây:

Mục đích:
  • Hệ thống lại những dạng cơ bản hay gặp, những thắc mắc thường xuyên của thành viên
  • Hệ thống những câu hỏi hay, bài tập lạ, thú vị của thành viên
  • Dễ tìm kiếm (vào box nhỏ là mọi người thấy ngay ở đầu trang rồi :D)
  • Phần mở rộng kiến thức (nếu có) mà BQT cập nhật

Nội dung topic:
  • Tổng hợp những câu hỏi thường gặp để giải đáp
  • Những bài tập lạ, khó, hiếm
  • Các phần lưu ý khi học phần kiến thức ở box nhỏ được ghim
  • Kiến thức mở của box nhỏ được ghim
  • Những mục đích phát sinh khác
Hoạt động:
  • BQT box được phân công phụ trách quản lí
  • Thành viên không được trả lời tại topic này
  • Topic cập nhật thường xuyên theo từng thời kì
Mọi trao đổi góp ý về nội dung thắc mắc tại đây: [Vật lí] Góp ý về nội dung Topic ghim ở box nhỏ
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
thanh gỗ đồng chất AB khối lượng 10kg có thể quay quanh A, ban đầu A nằm ngang trên sàn tác dụng lên B một lực F. tìm F để:
a) Nâng AB khỏi sàn
b) giữ AB nghiêng góc 30 so với sàn.Lấy g=10m/s2
Bài này sử dụng quy tắc Momen thôi nè :p
Khi tác dụng lực vào đầu B thì thanh sẽ quay quanh đầu A.
a) Momen lực F: $M_F=F.AB$
Momen trọng lực $M_P = P.AB/2$
Để nâng AB khỏi sàn thì $M_F > M_P$
từ đó tìm được F
b) Tương tự câu a.
Bạn có thể tham khảo một vài bài tập tương tự và cả một số bài tập lớp 10 khác ở đây nha

Một thanh thẳng AB, đồng chất, tiết diện đều, chiều dài L, một đầu nhúng vào nước, đầu kia tựa vào thành chậu O sao cho OA=1/2OB. Khi cân bằng , mực nước ở chính giữa thanh như hình I.
a) Vẽ hình với các lực gây ra tác dụng quay đối với thanh AB (cho GA = GB, CG = CB)
b) Tinh đoạn OG và OC theo chiều dài L
c) tính khối lượng riêng D của chất làm nên thanh AB, biết Dn = 1000kg/m3
untitled-png.174431
a/ Các lực gồm: trọng lực P nằm ở trung điểm G của thanh và lực đẩy Acsimet Fa nằm ở C

174442


b/ +, OA = 0,5 OB; mà OA + OB = L => OA + 2OA = 3OA = L => OA = L/3
+, AG = GB = 2GC = L/2 => 4GC = L => GC = L/4
OG = AG - AO = L/2 - L/3 = L/6
OC = OG + GC = L/6 + L/4 = 5L/12
c/ Điều kiện cân bằng đòn bẩy với trục quay O:
P . HG = Fa . CK (*)
Trong đó:
P = 10.m = 10.D.V = 10.D.S.L (S là tiết diện thanh AB) (1)
Fa = 10Dn.V chìm = 10Dn.S. BG = 10Dn.S.L/2 = 5Dn.S.L (2)
HG/CK = OG/OC = 0,4L = >HG = 0,4L.CK (3)
thay (1),(2),(3) vào (*) =>D (vì đề không cho L nên biểu thức D vẫn sẽ theo L nha)

Một thanh AB (đồng chất, tiết diện đều) dài 60cm khối lượng 1kg có đầu B được gắn với tường đứng thẳng, đầu A được treo vào sợi dây AC sao cho thanh nằm ngang, treo vào A vật nặng m1= 4kg. Anpha = 45 độ ,lấy g=10m/s2. Tính:
a. Mômen lực P1 của m1 và mômen lực P của thanh AB đối với trục quay tại B.
b. Lực căng dây AC

154165

a) Mômen của lực P1: [tex]M_{1}=P_{1}.AB=...[/tex]
Mômen của lực P: [tex]M=P.AG=P.\frac{AB}{2}=...[/tex]
b) Mômen của lực T: [tex]M_{2}=T.AB[/tex]
Vật có thể quay tại trục B:
[tex]M_{1}+M=M_{2}\Leftrightarrow ...[/tex]
Em thay số vào tính là xong à

Một thanh sắt dài AB = 1m, khối lượng m = 1,5kg được giữ nghiêng 1 góc anpha =60độ trên mặt sàn nằm ngang bằng một sợi dây BC nằm ngang, nối đầu B với 1 bức tường thẳng đứng, đầu dưới A của thanh tựa
lên mặt sàn nằm ngang.
a. Tính mômen lực P của thanh AB và lực căng T của BC đối với trục quay A.
b.Tìm các lực tác dụng lên thanh AB.
c.Tìm điều kiện góc anpha để thanh AB đứng yên. Cho hệ số ma sát căn3/2

154125

a. M p/a = P.cosα. AB/2
Để tìm M t/a ta xét thanh AB cân bằng
=> M p/a = M t/a => T
b. Tìm N (không có lực ma sát)
Chiếu theo hệ tọa độ Oxy để tìm N1, N2
=> N = căn (N1^2 + N2^2)
c. ĐK cân bằng
N + P + Fms + T = 0
Dùng T tổng quát tìm được ở câu a , chiếu trên hệ trục Oxy => Fms
Để cho thanh AB ko trượt => Fms < μN => góc α

Một đĩa tròn mỏng phẳng tâm O bán kính R = 12 cm người ta khoét một lỗ tròn nhỏ có bán kính là [tex]\frac{r}{2}[/tex] và có tâm là I với OI= [tex]\frac{r}{2}[/tex] . Xác định trọng tâm phần còn lại.

Giả sử ta khoét thêm một lỗ tròn bán kính [tex]\frac{R}{2}[/tex] nữa đối xứng với lỗ tròn đã khoét lúc ban đầu.
Gọi [tex]\vec{P}[/tex] là trọng lượng của bán kính R khi chưa bị khoét, [tex]\vec{P_1}[/tex] là trọng lượng của đĩa nhỏ có bán kính [tex]\frac{R}{2}[/tex] và [tex]\vec{P_2}[/tex] là trọng lượng của phần đĩa còn lại sau hai lần khoét, ta có:
[tex]\frac{P_1}{P}[/tex] = [tex]\frac{S_1}{S}[/tex] = [tex]\frac{\frac{\pi R^{2}}{4}}{\pi R^{2}}[/tex] = [tex]\frac{1}{4}[/tex]
[tex]\frac{P_2}{P}[/tex] = [tex]\frac{S-2S_1}{S}[/tex] = [tex]\frac{S-\frac{S}{2}}{S}[/tex] = [tex]\frac{1}{2}[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] [tex]\frac{P_1}{P_2}[/tex] = [tex]\frac{1}{2}[/tex]
Do tính chất đống xứng nên trọng tâm phần đĩa còn lại sau hai lần khoét thì trùng với tâm O của đĩa khi chưa khoét, còn trọng tâm của đĩa nhỏ mà ta giả sử khoét thêm thì ở tâm [tex]O_1[/tex] của nó. Gọi G là trọng tâm của đĩa sau khi bị khoét một lần. Ta có hệ phương trình:
[tex]\left\{\begin{matrix} \frac{GO}{GO_1}= \frac{p_1}{p_2}=\frac{1}{2} & \\ GO + GO_1=\frac{R}{2} & \end{matrix}\right.[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] [tex]GO_1 = \frac{R}{3}[/tex] và [tex]GO = \frac{R}{6}[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] [tex]GO_1 = 4 (cm)[/tex] và [tex]GO = 2(cm)[/tex]

Thanh AB đồng chất có khối lượng 2 kg, thanh AB có thể quay quanh A . Hai vật m1 = 1 kg ,m2 = 2kg được treo như hình vẽ. Tìm[tex]\alpha[/tex] để hệ nằm cân bằng. Lấy g = 10 m/s2
20191226_214929-jpg.140794
Cân bằng đối với trục quay A:
[tex]M_{\vec{T_2}}=M_{\vec{T_1}}+M_{\vec{P}}[/tex]
[tex]\Rightarrow P_2.AB.cos \frac{\alpha}{2}=P_1.AB.cos\beta + P.\frac{AB}{2}.cos\beta[/tex]
[tex]\Rightarrow cos\frac{\alpha}{2}=-cos\alpha=cos(\pi - \alpha)[/tex]
Do đó: [tex]\left\{\begin{matrix} \pi - \alpha=\frac{\alpha}{2} \Rightarrow \alpha=\frac{2\pi}{3}=120^0 \\ \pi - \alpha=-\frac{\alpha}{2} \Rightarrow \alpha=2\pi (loại) \end{matrix}\right.[/tex]

Một thanh AB, khối lượng không đáng kể, đồng chất tiết diện thẳng dài 1,5m được đặt lên một giá đỡ. Tác dụng vào 2 đầu A và B lần lượt hai lực có độ lớn FA=10N,FB=20N theo phương hướng thẳng đứng xuống dưới.
a) Xác định hợp lực tác dụng lên thanh AB
b) Phải đặt thanh AB lên giá đỡ ở vị trí nào để thanh AB nằm cân bằng

a) vì cả 2 lực đều hướng xuống dưới nên hợp lực sẽ là
F=F1+F2
<=> F=10+20=30 (N)
b) ta có F1.d1=F2.d2
<=> 10.OA=OB.20
<=> OA=2OB
mà OA + OB = 1,5 m
=> OA = 1 (m)
OB = 0,5( m)
vậy phải đặt O cách điểm A 1 khoảng 1m và cách B 0,5m
Chú thích O là điểm đặt của thanh đồng chất
 
Last edited:
  • Like
Reactions: The key of love

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Biết P=24N, BC=7cm, AC= 25cm, Tính lực căng dây và lực nén quả cầu vào tường?
untitled-png.171438
[tex]sin\alpha =\frac{BC}{AC}[/tex]=...
[tex]cos\alpha =\frac{\sqrt{AC^{2}-BC^{2}}}{AC}[/tex]=...
T'=T=[tex]\frac{P}{cos\alpha }[/tex] ...
N=T.[tex]sin\alpha[/tex]=...
171438

Thanh AB đồng chất tiết diện đều chiều dài l, góc anpha=45 độ . Đầu B gắn với tường nhờ 1 bản lề. Vật m có khối lượng m=10kg. Xác định các lực tác dụng lên thanh và hướng của phản lực tác dụng vào đầu B. Cho biết trọng lượng thanh AB là 20 N . Lấy g=9,8183 m/s^2
snapshot_20180804-jpg.70319

70332

tâm quay B
cân bằng momen
T2 tác dụng vào thanh theo chiều hướng xuống
T2=mg
[tex]M.g.\frac{l}{2}.cos45+mg.l.cos45=T1.l.cos45[/tex]
=> T1
tổng hợp lực lên thanh
[tex]\overrightarrow{T1}+\overrightarrow{T2}+\overrightarrow{N}+\overrightarrow{Pab}=\overrightarrow{0}[/tex]
=> [tex]-\overrightarrow{N}=\overrightarrow{Pab}+\overrightarrow{T1}+\overrightarrow{T2}[/tex]
bình phương lên có tích vô hướng thì sẽ có góc => N
vẽ thì bạn tổng hợp véc tơ theo hình bh nối vs điểm B sẽ ra hướng
 
Last edited:
  • Like
Reactions: The key of love
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom