Toán 11 Tổng hợp những bài toán HHKG thường gặp

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn, ở topic này mình sẽ tổng hợp một số câu hình học không gian hay gặp và sẽ có một số câu VD - VDC. Các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Trước khi đi vào phần bài tập các bạn hãy xem qua lý thuyết ở topic này nha: Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc

Câu 1: Cho hình chóp [imath]S.ABC[/imath] có đáy [imath]ABC[/imath] là tam giác đều cạnh [imath]a[/imath]. Cạnh bên [imath]SA =a\sqrt 3[/imath] và vuông góc với mặt đáy [imath](ABC)[/imath]. Tính khoảng cách [imath]d[/imath] từ [imath]A[/imath] đến mặt phẳng [imath](SBC)[/imath].
A. [imath]d = \dfrac{a\sqrt{15}}5[/imath]
B. [imath]d= a[/imath]
C. [imath]d = \dfrac{a\sqrt 5}5[/imath]
D. [imath]d = \dfrac{a\sqrt 3}2[/imath]

Lời giải:
Gọi [imath]M[/imath] là trung điểm [imath]BC[/imath], suy ra [imath]AM \perp BC[/imath] và [imath]AM = \dfrac{a \sqrt 3}2[/imath].
Gọi [imath]K[/imath] là hình chiếu của [imath]A[/imath] trên [imath]SM[/imath], suy ra [imath]AK \perp SM \qquad (1)[/imath]
Ta có [imath]\begin{cases} AM \perp AC \\ BC \perp SA \end{cases} \implies BC \perp (SAM) \implies BC \perp AK \qquad (2)[/imath]
Từ [imath](1)[/imath] và [imath](2)[/imath], suy ra [imath]AK \perp (SBC)[/imath] nên [imath]d(A, (SBC)) = AK[/imath].
Trong [imath]\triangle SAM[/imath] có [imath]AK = \dfrac{SA \cdot AM}{\sqrt{SA^2 + AM^2}} = \dfrac{3a}{\sqrt{15}} = \dfrac{a\sqrt{15}}5[/imath]
[imath]\implies[/imath] Chọn đáp án [imath]A[/imath]
1656693070096.png
 

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
Câu 2: Cho hình chóp [imath]S.ABC[/imath] có đáy [imath]ABC[/imath] là tam giác vuông tại [imath]A, AB = a, AC = a\sqrt 3[/imath]. Tam giác [imath]SBC[/imath] đều và nằm trong mặt phẳng vuông với đáy. Tính khoảng cách [imath]d[/imath] từ [imath]B[/imath] đến mặt phẳng [imath](SAC)[/imath].
A. [imath]d = \dfrac{a\sqrt {39}}{13}[/imath]
B. [imath]d= a[/imath]
C. [imath]d = \dfrac{2a \sqrt{39}}{13}[/imath]
D. [imath]d = \dfrac{a \sqrt 3}2[/imath]

Lời giải:
Gọi [imath]H[/imath] là trung điểm của [imath]BC[/imath], suy ra [imath]SH \perp BC \implies SH \perp (ABC)[/imath]
Gọi [imath]K[/imath] là trung điểm [imath]AC[/imath], suy ra [imath]HK \perp AC[/imath]. Kẻ [imath]HE \perp SK (E \in SK)[/imath]
Khi đó: [imath]d(B, (SAC)) = 2d(H,(SAC)) = 2HE = 2 \cdot \dfrac{SH \cdot HK}{\sqrt{SH^2 + HK^2}} = \dfrac{a\sqrt{39}}{13}[/imath]
[imath]\implies[/imath] Chọn đáp án [imath]A[/imath]
1656748512709.png
 

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
Câu 3: Cho hình chóp [imath]S.ABCD[/imath] có đáy [imath]ABCD[/imath] là hình vuông cạnh [imath]a[/imath], các cạnh bên của hình chóp bằng nhau và bằng [imath]2a[/imath]. Tính khoảng cách [imath]d[/imath] từ [imath]A[/imath] đến mặt phẳng [imath](SCD)[/imath].
A. [imath]d = \dfrac{a \sqrt 7}{\sqrt{30}}[/imath]
B. [imath]d = \dfrac{2a \sqrt 7}{\sqrt{30}}[/imath]
C. [imath]d = \dfrac{a}2[/imath]
D. [imath]d = \dfrac{a\sqrt 2}2[/imath]

Lời giải:
Gọi [imath]O[/imath] là tâm của đáy, suy ra [imath]SO \perp (ABCD)[/imath]
Ta có [imath]d (A,(SCD)) = 2d (O,(SCD))[/imath]
Gọi [imath]J[/imath] là trung điểm [imath]CD[/imath], suy ra [imath]OJ \perp CD[/imath]
Gọi [imath]K[/imath] là hình chiếu của [imath]O[/imath] trên [imath]SJ[/imath], suy ra [imath]OK \perp SJ[/imath]
Khi đó: [imath]d = (O,(SCD)) = OK = \dfrac{SO \cdot OJ}{\sqrt{SO^2 + OJ^2}} = \dfrac{a \sqrt 7}{\sqrt{30}}[/imath]
[imath]\implies d(A, (SCD)) = 2OK =\dfrac{2a\sqrt 7}{\sqrt{30}}[/imath]
[imath]\implies[/imath] Chọn đáp án [imath]B[/imath]
1656749455042.png
 
  • Like
Reactions: Duy Quang Vũ 2007

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
Câu 4: Cho hình chóp [imath]S.ABC[/imath] có đáy là tam giác vuông tại [imath]A, AB = a, \widehat{ACB}= 30^\circ , SA[/imath] vuông góc với đáy và góc giữa mặt phẳng [imath](SBC)[/imath] tạo với mặt phẳng đáy một góc [imath]60^\circ[/imath] . Khoảng cách từ trọng tâm của tam giác [imath](SAB)[/imath] đến mặt phẳng [imath](SBC)[/imath] bằng
A. [imath]\dfrac{a\sqrt 3}{12}[/imath]
B. [imath]\dfrac{a\sqrt 3}4[/imath]
C. [imath]\dfrac{a\sqrt 3}3[/imath]
D. [imath]\dfrac{a\sqrt 3}6[/imath]

Lời giải:
Kẻ [imath]AH \perp BC[/imath] (trong mặt phẳng [imath](ABC)[/imath]). Khi đó vì [imath]AH ⊥ (ABC)[/imath] nên [imath]SH \perp BC[/imath]. Suy ra góc giữa mặt phẳng [imath](SBC)[/imath] tạo với mặt phẳng đáy là [imath]\widehat{AHS} = 60^\circ[/imath]
Trong [imath](SAH)[/imath], kẻ [imath]AK \perp SH[/imath] thì [imath]AH \perp (SBC)[/imath] (vì [imath]BC \perp (SAH)[/imath]). Khi đó [imath]d(A,(SBC))= AH[/imath].
Xét tam giác vuông [imath]AHK[/imath] có [imath]\widehat{AHS} = 60^\circ[/imath] và [imath]AH = a\dfrac{a\sqrt 3}4[/imath] (vì tam giác [imath]AHB[/imath] là nửa tam giác đều với cạnh huyền [imath]AB = a[/imath]). Khi đó [imath]AH = \dfrac{a\sqrt 3}4[/imath].
Vì trọng tâm [imath]G[/imath] của tam giác [imath]SAB[/imath] nên ta có [imath]\dfrac{d(G,(SBC))}{d(A,(SBC))} = \dfrac{1}3[/imath]
Vậy khoảng cách từ trọng tâm của tam giác [imath](SAB)[/imath] đến mặt phẳng [imath](SBC)[/imath] bằng [imath]\dfrac{a\sqrt 3}{12}[/imath]
[imath]\implies[/imath] Chọn đáp án [imath]A[/imath]
1658662380084.png
 

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
Câu 5: Cho hình lăng trụ [imath]ABC.A'B'C'[/imath] độ dài cạnh bên là [imath]2a[/imath], đáy [imath]ABC[/imath] là tam giác vuông tại [imath]A, AB = a, AC =a\sqrt 3[/imath]. Hình chiếu [imath]A'[/imath] lên [imath](ABC)[/imath] trùng với trung điểm [imath]I[/imath] của [imath]BC[/imath]. Khi đó [imath]\cos(AA' , B'C')[/imath] là:
A. [imath]\dfrac{\sqrt 2}2[/imath]
B. [imath]\dfrac{1}2[/imath]
C. [imath]\dfrac{1}4[/imath]
D. [imath]\dfrac{\sqrt 3}2[/imath]

Lời giải:
Ta có [imath]\cos (A A', B' C')=\cos (I I', B' C')[/imath].
Ta có [imath]I I'=2 a ; B I=a[/imath].
Xét [imath]\Delta A'IA[/imath] vuông tại [imath]I: A'I=\sqrt{A A'^ 2-A I^{2}}=a \sqrt{3}[/imath].
Suy ra [imath]B'I=\sqrt{A'I^{2}+A'B'^ 2}=2 a[/imath].
Vậy [imath]\cos (A A', B' C')=|\cos (B'I' I)|=\left|\dfrac{a^{2}+(2 a)^{2}-(2 a)^{2}}{2 a \cdot 2 a}\right|=\dfrac{1}{4}[/imath].
[imath]\implies[/imath] Chọn đáp án [imath]C[/imath]
1658663771675.png
 
  • Like
Reactions: Thảo_UwU

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
Câu 6: Cho tứ diện đều [imath]ABCD[/imath]. Tính [imath]\cos[/imath] của góc giữa [imath]AB[/imath] và [imath](BCD)[/imath]
A. [imath]\dfrac{\sqrt 3}{3}[/imath]
B. [imath]\dfrac{\sqrt 6}3[/imath]
C. [imath]\dfrac{1}{\sqrt 2}[/imath]
D. [imath]\dfrac{\sqrt 3}2[/imath]

Lời giải:
Đặt [imath]AB = a[/imath].
Gọi [imath]G[/imath] là trọng tâm [imath]\triangle BCD[/imath], do tứ diện [imath]ABCD[/imath] đều, suy ra [imath]AG \perp (BCD)[/imath]
[imath]\implies BG[/imath] là hình chiếu của [imath]AB[/imath] lên [imath](BCD)[/imath]
Do đó [imath]\widehat{(AB,(BCD))} = \widehat{(AB, BG)} = \widehat{ABG}[/imath]
Ta có: [imath]GB = \dfrac{2}3 \cdot \dfrac{a \sqrt 3}2 = \dfrac{a\sqrt 3}3[/imath]
[imath]\implies \cos \widehat{ABG} = \dfrac{BG}{AB} = \dfrac{\sqrt 3}3[/imath]
[imath]\implies[/imath] Chọn đáp án [imath]A[/imath]
1659349654805.png
 
  • Love
Reactions: Thảo_UwU
Top Bottom