- 14 Tháng chín 2018
- 805
- 1,015
- 181
- 25
- Thừa Thiên Huế
- Đh sư phạm huế
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
KIẾN THỨC CƠ BẢN TRUYỆN KIỀU
I. TÁC GIẢ NGUYỄN DU:
1. Tác giả Nguyễn Du (1765-1820)
- Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên
- Quê ở làng Tiên Điền – huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh
- Sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm.
a. Thời đại sống:
Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “một phen thay đổi sơn hà”. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi động địa ấy tác động mạnh tới nhân thức tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
b. Gia đình
Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương. Nhưng gia đình ông cũng bị sa sút. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Hoàn cảnh đó cũng tác động lớn tới cuộc đời ông.
c. Cuộc đời
Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú với nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, nhiều con người, nhiều số phận khác nhau. Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nhiều nền văn hóa rực rỡ. Tất cả những điều đó có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ.
Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường Chủ Nhân trong lời nói Tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du với con người, cuộc đời:“Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thẫm trên tờ giấy khiến ai đọc cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột”. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có bút lực ấy.
1. Về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du:
- Sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm.
+ 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài.
+ Tác phẩm chữ Nôm có văn chiêu hồn, xuất sắc nhất là Đoạn Trường tân thanh
thường gọi là Truyện Kiều'
II. TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU
1. Nguồn gốc và sự sáng tạo:
- Xuất xứ Truyện Kiều:
* Viết Truyên Kiều Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
* Mặc dù mượn cốt truyện từ TQ thế nhưng với vốn văn hóa uyên bác của mình Nguyễn Du đã vận dụng, sáng tạo nên Truyện Kiều. Phần sáng tạo của Nguyễn Du hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm.
- Nội dung: Từ câu chuyện tình ở TQ đời Minh biến hành một khúc ca đau long, xót thương cho số mệnh con người tài hoa nhưng lại bạc mệnh (Vượt xa Thanh Tâm Nhân Tài ở tinh thần nhân đạo).
- Nghệ thuật:
+ Thể loại: chuyển thể văn xuôi thành thơ lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc gồm 3254 câu.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
+ Ngôn ngữ Truyện Kiều: trình độ sử dụng ngôn ngữ đạt đến độ điêu luyện.
2. Hoàn cảnh: Sáng tác vào đầu thế kỷ XIX(1805-1809)
3. Thể loại:
Truyện nôm: loại truyện thơ viết bằng chữa nôm. Truyện có khi được viết bằng thể thơ lục bát. Có hai loại truyện nôm: truyện Nôm bình dân hầu hết không có tên tác giả, được viết dựa trên cơ sở truyện dân gian; truyện Nôm bác học phần nhiều có tên tác giả được viết dựa trên cốt truyện có sẵn của văn học TQ hoặc do tác giả tự tạo ra. Truyện Nôm phát triển mạnh mẽ nhất ở nửa cuối thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX.
4. Ý nghĩa nhan đề:
- Đoạn trường tân thanh: tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt ruột: bộc lộ chủ đề tác phẩm (tiếng kêu cứu cho số phận người phụ nữ).
- Tên chữ nôm: Truyện Kiều: tên nhân vật chính Thúy Kiều – do nhân dân đặt.
5. Tóm tắt Truyện kiều.
a, Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
Vương Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng của một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tết thanh minh, Kiều gặp Kim Trọng “phong lưu tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở mối tình đẹp. Kim Trọng dọn đến ở trọ cạnh nhà Thúy Kiều, nhân trả chiếc thoa rơi, Kim trọng gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động tự do đính ước với nhau.
b, Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
Trong khi Kim trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng - cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng rồi nàng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đầy đọa. Kiều phải trốn đến nương nhờ cửa phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – một kẻ buôn người như Tú Bà. Kiều lại lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Tại đây, nàng gặp Từ Hải, một anh hùng đội trời đạp đất. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Kiều phải hầu đàn rượu Hồ Tôn Hiến rồi ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng trẫm mình ở sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu, lần thứ hai Kiều nương nhờ của phật.
c, Phần thứ 3: Đoàn tụ:
Sau nửa năm về chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều gặp tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thúy Vân nhưng chàng vẫn không thể quên mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội tìm Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều theo ý mọi người, Thúy Kiều nối lại duyên cũ với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy.”
III. GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
* Giá trị nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều:
1. Giá trị nội dung:
a) Giá trị hiện thực:
Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người.
*Bọn quan lại:
- Viên quan xử kiện vụ án Vương Ông vì tiền chứ không phải vì lẽ phải.
- Viên quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là kẻ bất tài, nham hiểm, bỉ ổi và trâng tráo.
* Thế lực hắc ám:
- Mã Giám sinh, Tú Bà, Sở Khanh… là những kẻ táng tận lương tâm. Vì tiền chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận con người lương thiện.
-> tác giả lên tiếng tố cáo bộ mặt bỉ ổi của chúng.
Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ.
- Vương Ông bị mắc oan, cha con bị đánh đập dã man, gia đình tan nát.
- Đạm Tiên, Thúy Kiều là những người phụ nữ đẹp, tài năng vậy mà kẻ thì chết, người thì bị đày đọa lưu lạc suốt 15 năm.
=> Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức đày đọa.
b) Giá trị nhân đạo:
- Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người. Ông xót thương cho Thúy Kiều – Một người con gái tài sắc mà phải lâm vào cảnh bị đọa đày “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
- Là tiếng nói ngợi ca những giá trị phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa, trí dũng, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, vị tha…
- Ông còn tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.
=> Phải là người giàu lòng yêu thương, biết trân trọng và đặt niềm tin vào con người Nguyễn Du mới sáng tạo nên Truyện Kiều với giá trị nhân đạo lớn lao như thế.
2) Giá trị nghệ thuật:
Truyện Kiều được đánh giá là tác phẩm chạm đến đỉnh cao nghệ thuật .
- Về ngôn ngữ: Là ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Tiếng Việt trong Truyện Kiều không chỉ có chức năng biểu đạt, phản ánh, biểu cảm(bộc lộ cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ(vẻ đẹp của ngôn từ).
+ Ngôn ngữ kể truyện có 3 hình thức: trực tiếp(lời tác giả), nửa trực tiếp(lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật) . Nhân vật trong truyện xuất hiện cả với con người hành động và con người cảm nghĩ, có biểu hiện bên ngoài và thế giới bên trong sâu thầm.
- Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc.
+ Thành công ở thể loại tự sự, có nhiều cách tân sáng tạo, phát triển vượt bậc trong ngôn ngữ thơ và thể thơ truyền thống.
+ Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc họa nhân vật theo phương thức tự sự, miêu tả chi tiết bằng vài nét chấm phá mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện thường được xây dựng theo lối lý thưởng hóa, được miêu tả bằng những biện pháp ước lệ, nhưng rất sinh động. Nhân vật phản diện của Nguyễn Du chủ yếu được khắc họa theo lối lý tưởng hóa, bằng bút pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực (Miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động….. của nhân vật).
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng , bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động(cảnh ngày xuân), có những bức tranh tả cảnh ngụ tình đắc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích)