- 10 Tháng mười 2018
- 771
- 1,039
- 161
- Đồng Tháp
- trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Chủ đề 1
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CNXH Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng.
Câu 28: Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917.
a. Tình hình nước Nga trước cách mạng.
+ Nước Nga là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.
+ Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
+ Những mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, phong trào phản chiến lan rộng khắp nơi đòi lật đổ Nga hoàng.
b. Cách mạng tháng Hai năm 1917.
+ Mở đầu là cuộc biểu tình ngày 23 - 2 (8 - 3 theo Công lịch) của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát. ba ngày sau, tổng bãi công bao trùm khắp thành phố, biến thành khởi nghĩa vũ trang, nhất là được sự hưởng ứng của binh lính. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, nước Nga đã trở thành một nước cộng hòa.
+ Phong trào cách mạng diễn ra trong cả nước, các Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính được thành lập. Cùng lúc, giai cấp tư sản lập ra Chính phủ lâm thời nhằm giành lại chính quyền từ các Xô viết. Đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại với những đường lối chính trị khác nhau.
c. Cách mạng tháng Mười năm 1917.
+ Trước tình hình phức tạp đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích chủ trương tiếp tục làm cách mạng, lôi cuốn đông đảo quần chúng công nhân và nông dân, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, giành chính quyền về tay các Xô viết. Trong khi đó, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản lại xem cuộc cách mạng đã thành công, tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc.
+ Tới đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin từ Phần Lan bí mật trở về Pê-tơ-rô-grát để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng. Đêm 24 - 10 (6 - 11), cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng đã làm chủ toàn bộ thành phố. Đêm 25 - 10 (7 - 11), Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời bị đánh chiếm. Chính phủ lâm thời sụp đổ.
Câu 29: Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga.
+ Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên, những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới - chế độ XHCN trên một đất nước rộng lớn.
+ Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Liên Xô xây dựng CNXH (1921 - 1941).
Câu 30: Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925).
+ Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước. Bảy năm chiến tranh và nội chiến (1914 - 1921) đã tàn phá nặng nề hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế - công nghiệp, nông nghiệp và thương mại. Đất nước còn lâm vào nạn đói trầm trọng và sự chống phá điên cuồng của các thế lực phản cách mạng.
+ Trong tình hình ấy, tháng 3 - 1921, nước Nga Xô viết đã thực hiện Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng. Nội dung quan trọng của Chính sách kinh tế mới là thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực (hiện vật); đồng thời thực hiện tự do buôn bán, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ... Chính sách kinh tế mới đã thu được kết quả tốt đẹp: nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.
+ Tháng 12 - 1922, Liên Bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các dân tộc, nhằm củng cố sự liên minh và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước cộng hòa trong công cuộc bảo vệ và phát triển Liên bang Xô viết.
Câu 31: Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô (1925 - 1941).
+ Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây. Vì vậy, để xây dựng thành công CNXH, Liên Xô đã tiến hành công cuộc công nghiệp hóa XHCN theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, mà trọng tâm là ngành công nghiệp chế tạo máy móc và công nghiệp năng lượng. Cùng với nhiệm vụ công nghiệp hóa, nhân dân Liên Xô tiến hành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp, thu hút nông dân tham gia vào các nông trang tập thể.
+ Bằng hai kế hoạch 5 năm - kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 - 1937), Liên Xô đã giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH: trở thành nước công nghiệp hóa XHCN với sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ); đã tiến hành tập thể hóa nông nghiệp, có quy mô sản xuất lớn và được cơ giới hóa.
+ Về văn hóa - giáo dục, Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, đạt nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật và văn hóa - nghệ thuật.
+ Về xã hội, các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức XHCN. Từ tháng 6 - 1941, trước cuộc tấn công xâm lược của phát xít Đức, nhân dân Liên Xô phải ngừng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1937 - 1941).
Chủ đề 2.
CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Câu 32. Châu Âu trong những năm 1918 - 1929.
a. Những nét chung:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi:
- Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và bại trận của nước Đức.
- Hầu hết các nước châu Âu, kể cả thắng trận và thua trận, đều bị suy sụp về kinh tế (nước Pháp có tới 1,4 triệu người chết, nước Đức với 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc địa...).
- Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng.
- Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế.
Câu 33. Châu Âu trong những năm 1929 - 1939.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) và những hậu quả:
+ Tháng 10 - 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.
+ Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, một số nước tư bản như Anh, Pháp... tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội...; một số nước khác như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị (thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chế độ khủng bố công khai) và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Chế độ phát xít: Hình thức chuyên chính của bọn tư bản, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới.
Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939).
Câu 34: Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.
+ Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60 % dự trữ vàng của thế giới.
+ Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.
+ Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
Câu 35: Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939.
+ Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
+ Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 2 lần so với năm 1929, khoảng 75 % chủ trang trại bị phá sản. Hàng chục triệu người thất nghiệp.
+ Các mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, đã dẫn tới các cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra sôi nổi trong cả nước.
+ Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đưa ra Chính sách mới. Chính sách mới bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
+ Các biện pháp của Chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.
Chủ đề 3.
CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Câu 36: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Nhật Bản hầu như không tham gia chiến trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng đã thu được nhiều lợi, nhất là về kinh tế (sản lượng công nghiệp tăng 5 lần). Nhưng ngay sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản ngày càng gặp khó khăn, nông nghiệp vẫn lạc hậu, không có gì thay đổi so với công nghiệp.
+ Giá gạo tăng cao, đời sống nông dân rất khó khăn. Vì vậy, năm 1918, “cuộc bạo động lúa gạo” đã nổ ra, lôi cuốn tới 10 triệu người tham gia.
+ Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi; tháng 7 - 1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.
+ Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế nước này.
Câu 37: Nhật Bản trong những năm 1929 - 1933.
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản (sản lượng công nghiệp giảm tới 1/3). Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân sự hóa đất nước, phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng.
+ Tháng 9 - 1931, Nhật Bản tấn công vùng Đông Bắc Trung Quốc, dẫn tới việc hình thành lò lửa chiến tranh đầu tiên trên thế giới.
+ Trong thập niên 30, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng triệt để bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ chuyên chế Nhật Bản.
+ Giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân, kể cả binh sĩ, đã tiến hành cuộc đấu tranh mạnh mẽ, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.
Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939).
Câu 38: Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939.
a. Những nét chung:
+ Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á đã bước sang thời kì phát triển mới. Phong trào diễn ra mạnh mẽ và lan rộng ở nhiều khu vực của lục địa châu Á rộng lớn, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đó là:
- Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc.
- Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ đưa tới việc thành lập Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu.
- Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 - 1922) đưa tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ kì... Trong cao trào đấu tranh giải phóng, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia và nhiều Đảng Cộng sản đã được thành lập như ở Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam.
b. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939:
+ Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4 - 5 - 1919, khởi đầu là cuộc biểu tình của 3.000 học sinh yêu nước ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân. Lực lượng chủ yếu của phong trào chuyển từ sinh viên sang giai cấp công nhân. Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào chống đế quốc, chống phong kiến. Từ đó, chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc. Từ nhiều nhóm cộng sản, ngày 1 - 7 - 1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được thành lập.
+ Trong 10 năm (1926 - 1936), tình hình chính trị Trung Quốc diễn ra nhiều biến động. Trong những năm 1926 - 1927 là cuộc Chiến tranh Bắc phạt của các lực lượng cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị nhiều vùng trong nước. Sau đó, trong những năm 1927 - 1937, diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng - Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
+ Tháng 7 - 1937, Nhật Bản phát động cuộc tấn công xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trước nguy cơ đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng đã đình chỉ nội chiến, cùng hợp tác chống Nhật. Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì mới: Quốc - Cộng hợp tác, kháng chiến chống Nhật.
Câu 39: Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
a. Tình hình chung:
+ Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm, nay là Thái Lan) đều là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Sau thất bại của phong trào Cần vương (“phò vua cứu nước”), tầng lớp trí thức mới ở các nước này chủ trương đấu tranh giành độc lập theo con đường dân chủ tư sản.
+ Từ những năm 20, nét mới của phong trào cách mạng ở Đông Nam Á là giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh. Đó là sự gia tăng số lượng, phát triển và trưởng thành của giai cấp công nhân sau chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
+ Trong thời kì này, nhiều đảng cộng sản đã ra đời ở nhiều nước Đông Nam Á, như ở In-đô-nê-xi-a năm 1920; ở Việt Nam, Mã Lai và Xiêm năm 1930. Dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra như cuộc khởi nghĩa ở Gia-va, Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927) ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) ở Việt Nam.
+ Phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á cũng có những bước tiến bộ rõ rệt. Nếu như trước đây chỉ mới xuất hiện những nhóm lẻ tẻ thì đến giai đoạn này đã ra đời những chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện...
b. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á:
+ Ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp được tiến hành dưới nhiều hình thức, với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân. Đó là cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam kéo dài hơn 30 năm ở Lào; phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do A-cha Hem Chiêu đứng đầu (1930 - 1935) ở Cam-pu-chia.
+ Tại khu vực hải đảo, đã diễn ra nhiều phong trào chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa ở hải đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (In-đô-nê-xi-a) trong những năm 1926 - 1927 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, quần chúng đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Xu-các-nô, lãnh tụ của Đảng Dân tộc, đứng đầu.
+ Từ năm 1940, khi phát xít Nhật tấn công đánh chiếm Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước trong khu vực đã tập trung vào kẻ thù hung hãn nhất này.
Chủ đề 4.
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
Câu 40: Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Những mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1939 - 1933) càng làm gay gắt thêm những mâu thuẫn đó.
+ Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.
+ Từ những năm 30, đã hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau với các chính sách đối ngoại khác nhau. Với chính sách hiếu chiến xâm lược, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chủ trương nhanh chóng phát động chiến tranh thế giới.
+ Trong khi đó, các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối nhân nhượng, thỏa hiệp với các nước phát xít, cố làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Nhưng với những tính toán của mình, Đức đã tiến đánh các nước tư bản châu Âu trước khi tấn công Liên Xô. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Câu 41: Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh.
(Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Chủ đề 1
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CNXH Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng.
Câu 28: Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917.
a. Tình hình nước Nga trước cách mạng.
+ Nước Nga là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.
+ Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
+ Những mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, phong trào phản chiến lan rộng khắp nơi đòi lật đổ Nga hoàng.
b. Cách mạng tháng Hai năm 1917.
+ Mở đầu là cuộc biểu tình ngày 23 - 2 (8 - 3 theo Công lịch) của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát. ba ngày sau, tổng bãi công bao trùm khắp thành phố, biến thành khởi nghĩa vũ trang, nhất là được sự hưởng ứng của binh lính. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, nước Nga đã trở thành một nước cộng hòa.
+ Phong trào cách mạng diễn ra trong cả nước, các Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính được thành lập. Cùng lúc, giai cấp tư sản lập ra Chính phủ lâm thời nhằm giành lại chính quyền từ các Xô viết. Đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại với những đường lối chính trị khác nhau.
c. Cách mạng tháng Mười năm 1917.
+ Trước tình hình phức tạp đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích chủ trương tiếp tục làm cách mạng, lôi cuốn đông đảo quần chúng công nhân và nông dân, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, giành chính quyền về tay các Xô viết. Trong khi đó, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản lại xem cuộc cách mạng đã thành công, tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc.
+ Tới đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin từ Phần Lan bí mật trở về Pê-tơ-rô-grát để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng. Đêm 24 - 10 (6 - 11), cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng đã làm chủ toàn bộ thành phố. Đêm 25 - 10 (7 - 11), Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời bị đánh chiếm. Chính phủ lâm thời sụp đổ.
Câu 29: Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga.
+ Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên, những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới - chế độ XHCN trên một đất nước rộng lớn.
+ Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Liên Xô xây dựng CNXH (1921 - 1941).
Câu 30: Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925).
+ Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước. Bảy năm chiến tranh và nội chiến (1914 - 1921) đã tàn phá nặng nề hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế - công nghiệp, nông nghiệp và thương mại. Đất nước còn lâm vào nạn đói trầm trọng và sự chống phá điên cuồng của các thế lực phản cách mạng.
+ Trong tình hình ấy, tháng 3 - 1921, nước Nga Xô viết đã thực hiện Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng. Nội dung quan trọng của Chính sách kinh tế mới là thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực (hiện vật); đồng thời thực hiện tự do buôn bán, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ... Chính sách kinh tế mới đã thu được kết quả tốt đẹp: nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.
+ Tháng 12 - 1922, Liên Bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các dân tộc, nhằm củng cố sự liên minh và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước cộng hòa trong công cuộc bảo vệ và phát triển Liên bang Xô viết.
Câu 31: Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô (1925 - 1941).
+ Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây. Vì vậy, để xây dựng thành công CNXH, Liên Xô đã tiến hành công cuộc công nghiệp hóa XHCN theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, mà trọng tâm là ngành công nghiệp chế tạo máy móc và công nghiệp năng lượng. Cùng với nhiệm vụ công nghiệp hóa, nhân dân Liên Xô tiến hành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp, thu hút nông dân tham gia vào các nông trang tập thể.
+ Bằng hai kế hoạch 5 năm - kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 - 1937), Liên Xô đã giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH: trở thành nước công nghiệp hóa XHCN với sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ); đã tiến hành tập thể hóa nông nghiệp, có quy mô sản xuất lớn và được cơ giới hóa.
+ Về văn hóa - giáo dục, Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, đạt nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật và văn hóa - nghệ thuật.
+ Về xã hội, các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức XHCN. Từ tháng 6 - 1941, trước cuộc tấn công xâm lược của phát xít Đức, nhân dân Liên Xô phải ngừng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1937 - 1941).
Chủ đề 2.
CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Câu 32. Châu Âu trong những năm 1918 - 1929.
a. Những nét chung:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi:
- Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và bại trận của nước Đức.
- Hầu hết các nước châu Âu, kể cả thắng trận và thua trận, đều bị suy sụp về kinh tế (nước Pháp có tới 1,4 triệu người chết, nước Đức với 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc địa...).
- Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng.
- Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế.
Câu 33. Châu Âu trong những năm 1929 - 1939.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) và những hậu quả:
+ Tháng 10 - 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.
+ Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, một số nước tư bản như Anh, Pháp... tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội...; một số nước khác như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị (thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chế độ khủng bố công khai) và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Chế độ phát xít: Hình thức chuyên chính của bọn tư bản, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới.
Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939).
Câu 34: Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.
+ Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60 % dự trữ vàng của thế giới.
+ Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.
+ Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
Câu 35: Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939.
+ Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
+ Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 2 lần so với năm 1929, khoảng 75 % chủ trang trại bị phá sản. Hàng chục triệu người thất nghiệp.
+ Các mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, đã dẫn tới các cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra sôi nổi trong cả nước.
+ Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đưa ra Chính sách mới. Chính sách mới bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
+ Các biện pháp của Chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.
Chủ đề 3.
CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Câu 36: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Nhật Bản hầu như không tham gia chiến trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng đã thu được nhiều lợi, nhất là về kinh tế (sản lượng công nghiệp tăng 5 lần). Nhưng ngay sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản ngày càng gặp khó khăn, nông nghiệp vẫn lạc hậu, không có gì thay đổi so với công nghiệp.
+ Giá gạo tăng cao, đời sống nông dân rất khó khăn. Vì vậy, năm 1918, “cuộc bạo động lúa gạo” đã nổ ra, lôi cuốn tới 10 triệu người tham gia.
+ Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi; tháng 7 - 1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.
+ Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế nước này.
Câu 37: Nhật Bản trong những năm 1929 - 1933.
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản (sản lượng công nghiệp giảm tới 1/3). Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân sự hóa đất nước, phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng.
+ Tháng 9 - 1931, Nhật Bản tấn công vùng Đông Bắc Trung Quốc, dẫn tới việc hình thành lò lửa chiến tranh đầu tiên trên thế giới.
+ Trong thập niên 30, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng triệt để bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ chuyên chế Nhật Bản.
+ Giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân, kể cả binh sĩ, đã tiến hành cuộc đấu tranh mạnh mẽ, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.
Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939).
Câu 38: Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939.
a. Những nét chung:
+ Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á đã bước sang thời kì phát triển mới. Phong trào diễn ra mạnh mẽ và lan rộng ở nhiều khu vực của lục địa châu Á rộng lớn, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đó là:
- Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc.
- Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ đưa tới việc thành lập Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu.
- Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 - 1922) đưa tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ kì... Trong cao trào đấu tranh giải phóng, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia và nhiều Đảng Cộng sản đã được thành lập như ở Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam.
b. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939:
+ Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4 - 5 - 1919, khởi đầu là cuộc biểu tình của 3.000 học sinh yêu nước ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân. Lực lượng chủ yếu của phong trào chuyển từ sinh viên sang giai cấp công nhân. Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào chống đế quốc, chống phong kiến. Từ đó, chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc. Từ nhiều nhóm cộng sản, ngày 1 - 7 - 1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được thành lập.
+ Trong 10 năm (1926 - 1936), tình hình chính trị Trung Quốc diễn ra nhiều biến động. Trong những năm 1926 - 1927 là cuộc Chiến tranh Bắc phạt của các lực lượng cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị nhiều vùng trong nước. Sau đó, trong những năm 1927 - 1937, diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng - Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
+ Tháng 7 - 1937, Nhật Bản phát động cuộc tấn công xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trước nguy cơ đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng đã đình chỉ nội chiến, cùng hợp tác chống Nhật. Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì mới: Quốc - Cộng hợp tác, kháng chiến chống Nhật.
Câu 39: Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
a. Tình hình chung:
+ Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm, nay là Thái Lan) đều là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Sau thất bại của phong trào Cần vương (“phò vua cứu nước”), tầng lớp trí thức mới ở các nước này chủ trương đấu tranh giành độc lập theo con đường dân chủ tư sản.
+ Từ những năm 20, nét mới của phong trào cách mạng ở Đông Nam Á là giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh. Đó là sự gia tăng số lượng, phát triển và trưởng thành của giai cấp công nhân sau chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
+ Trong thời kì này, nhiều đảng cộng sản đã ra đời ở nhiều nước Đông Nam Á, như ở In-đô-nê-xi-a năm 1920; ở Việt Nam, Mã Lai và Xiêm năm 1930. Dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra như cuộc khởi nghĩa ở Gia-va, Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927) ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) ở Việt Nam.
+ Phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á cũng có những bước tiến bộ rõ rệt. Nếu như trước đây chỉ mới xuất hiện những nhóm lẻ tẻ thì đến giai đoạn này đã ra đời những chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện...
b. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á:
+ Ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp được tiến hành dưới nhiều hình thức, với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân. Đó là cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam kéo dài hơn 30 năm ở Lào; phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do A-cha Hem Chiêu đứng đầu (1930 - 1935) ở Cam-pu-chia.
+ Tại khu vực hải đảo, đã diễn ra nhiều phong trào chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa ở hải đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (In-đô-nê-xi-a) trong những năm 1926 - 1927 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, quần chúng đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Xu-các-nô, lãnh tụ của Đảng Dân tộc, đứng đầu.
+ Từ năm 1940, khi phát xít Nhật tấn công đánh chiếm Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước trong khu vực đã tập trung vào kẻ thù hung hãn nhất này.
Chủ đề 4.
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
Câu 40: Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Những mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1939 - 1933) càng làm gay gắt thêm những mâu thuẫn đó.
+ Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.
+ Từ những năm 30, đã hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau với các chính sách đối ngoại khác nhau. Với chính sách hiếu chiến xâm lược, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chủ trương nhanh chóng phát động chiến tranh thế giới.
+ Trong khi đó, các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối nhân nhượng, thỏa hiệp với các nước phát xít, cố làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Nhưng với những tính toán của mình, Đức đã tiến đánh các nước tư bản châu Âu trước khi tấn công Liên Xô. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Câu 41: Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh.
Thời gian | Sự kiện |
1- 9- 1939 |