Văn [Tổng hợp] Kiến thức bồi dưỡng bộ môn Ngữ Văn

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Như tiêu đề mình đã nêu trên, mình sẽ giúp các bạn tổng hợp kiến thức nền tảng thuộc bộ môn để có thể làm tốt các câu hỏi, bài tập, các đề thi mà các bạn sẽ gặp trong các mùa thi học kì 1, học kì 2, thi học sinh giỏi và hướng đến cả thi THPTQG về sau.

Bài viết này tập trung ở 2 mảng lớn: Đọc hiểu văn bản và chuyên đề văn học. Trong đó, trọng tâm hướng đến tại chuyên đề văn học là nghị luận xã hội và nghị luận văn học!

A. CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

Phần I: CÁI NHÌN TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN PHẦN ĐỌC HIỂU:

I. Những vấn đề cần biết:

1. Phạm vi phần đọc - hiểu:

- Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
+ Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)
+ Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình)

- Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý, ... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).

- Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
+ Tác giả
+ Nội dung và nghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.

- 50% lấy trong SGK (và 50% ngoài SGK).

- Dài vừa phải. Số lượng câu phức và câu đơn hợp lý. Không có nhiều từ địa phương, cân đối giữa nghĩa đen và nghĩa bóng.

2. Yêu cầu căn bản:

- Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ,…

- Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.

- Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản

- Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.

- Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.

II. Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản:

1. Kiến thức về từ:

- Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt…

- Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…

2. Kiến thức về câu:

- Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp

- Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).

- Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…

3. Kiến thức về các biện pháp tu từ:

- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,...

- Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…

- Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…

4. Kiến thức về văn bản:

- Các loại văn bản.

- Các phương thức biểu đạt .

III. Cách thức ôn luyện:

1. Nắm vững lý thuyết:

- Thế nào là đọc hiểu văn bản?

- Mục đích đọc hiểu văn bản ?

2. Nắm được các yêu cầu và hình thức kiểm tra của phần đọc hiểu trong bài thi quốc gia. a/ Về hình thức:

- Phần đọc hiểu thường là câu 2 điểm trong bài thi.

- Đề ra thường là chọn những văn bản phù hợp (Thuộc chương trình theo từng cấp học hoặc là một đọan văn, thơ, một bài báo, một lời phát biểu trong chương trình thời sự… ở ngoài SGK) phù hợp với trinh độ nhận thức và năng lực của học sinh.

3. Các câu hỏi phần đọc hiểu chủ yếu là kiến thức phần Tiếng Việt.
Cụ thể:
- Về ngữ pháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ.
- Kết cấu đọan văn; Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài.
- Hoặc tập trung vào một số khía cạnh như: Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản? Ý nghĩa của văn bản? Đặt tên cho văn bản? Sửa lỗi văn bản…

Phần II: NỘI DUNG CẦN NẮM VỮNG :

I. Những vấn đề cần biết:


1. Khái niệm và mục đích đọc hiểu văn bản:

a. Khái niệm:

- Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.

- Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?

Do đó, đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.

b. Mục đích:

Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được:
+ Nội dung của văn bản.
+ Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng.
+ Ý đồ, mục đích?
+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật.
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản.
+ Thể lọai của văn bản? Hình tượng nghệ thuật?

2. Phong cách chức năng ngôn ngữ:

a. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

- Đặc trưng:

+ Giao tiếp mang tư cách cá nhân.

+ Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp.

- Nhận biết:
+ Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.

b. Phong cách ngôn ngữ khoa học:

- Khái niệm:
+Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học.
+ Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.

- Đặc trưng
+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ cập.
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ,câu, đọan văn,văn bản).

  • Tính khái quát, trừu tượng.
  • Tính lí trí, lô gíc.
  • Tính khách quan, phi cá thể.
c. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

- Khái niệm:
+ Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).

- Đặc trưng:
+ Tính thẩm mĩ.
+ Tính đa nghĩa.
+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.

d. Phong cách ngôn ngữ chính luận:

- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.

- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.

- Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở. (Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.)
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.

e. Phong cách ngôn ngữ hành chính:

- Khái niệm:
+ Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính.
+
Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.

- Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:

+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường.
VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…

+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.

f. Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):

- Khái niệm:
+ Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thong báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).

- Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.

3. Phương thức biểu đạt:

a. Tự sự:

- Khái niệm: Là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
- Đặc trưng:
+ Có cốt truyện.
+ Có nhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Có ngôi kể thích hợp.

b. Miêu tả:
- Khái niệm:
+ Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

+ Là tái tạo lại hình ảnh của đối tượng thông qua những cảm nhận chủ quan thông qua những năng lực quan sát, liên tưởng so sánh...
- Đặc trưng:

+ Thể hiện đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…

c. Biểu cảm:
- Khái niệm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh; sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc
- Đặc trưng: bộc lộ trực tiếp thông qua những suy nghĩ, những nỗi niềm, những cảm xúc trong lòng người.
- Một số lưu ý: Tả thì cũng không tả một cách cụ thể, hoàn chỉnh; có kể thì cũng không kể một cách chi tiết, đầy đủ, rõ ràng. Để viết được một bài thật đắt giá, hãy chọn những đặc điểm, những sự việc, những thuộc tính nào đó có khả năng gợi cảm để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình.

d. Nghị luận:
- Khái niệm: Nghị luận là kiểu văn bản mà ở đó người nói, người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định.
- Đặc trưng:
+ Gồm luận điểm và luận cứ
+ Luận cứ gồm lý lẽ, chứng cứ
+ Lập luận là trình tự sắp xếp, tổ chức, bố cục của vấn đề nêu ra

- Các thao tác dùng trong văn nghị luận:
+ Thao tác lập luận giải thích:
  • Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
  • Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
  • Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.
+ Thao tác lập luận phân tích:
  • Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
  • Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
+ Thao tác lập luận chứng minh:
  • Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
  • Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.
+ Thao tác lập luận so sánh:
  • Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.
  • Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.
+ Thao tác lập luận bình luận:
  • Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .
  • Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.
+ Thao tác lập luận bác bỏ:
  • Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .
  • Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.
  • Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn.
  • Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vòng tròn thì ý lớn và mỗi ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vòng tròn lồng vào nhau, không được ở ngoài nhau, cũng không được trùng nhau hoặc cắt nhau.
  • Các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi những vòng tròn nhỏ.
  • Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau.
e. Thuyết minh:
- Khái niệm: L
à kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

- Đặc trưng:
+ Trình bày rõ ràng, hấp dẫn đặc điểm cơ bản của đối tượng đang được nói tới.
+ Sự xác thực, chính xác
+ Ngôn ngữ diễn đạt chặt chẽ, cô
đọng và sinh động.
(Tránh cách viết màu mè, dài dòng sẽ gây cho người đọc sự nghi ngờ, khó chịu)
- Các phương pháp:
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại ,phân tích.

f. Hành chính - công vụ:
- Khái niệm: Văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản điều hành xã hội, có chức năng xã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản hành chính.
- Đặc trưng:
+ Tính minh xác
+ Tính công vụ
+ Tính khuôn mẫu

4. Phương thức trần thuật:

- Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp): Luôn xuất hiện đại từ nhân xưng "Tôi" - người kể chuyện (lời kể trực tiếp)

- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện:
+ Tự giấu mình: (Lời gián tiếp) Hiểu nôm na đây là vị thần biết hết.
+ Tự giấu minh: (Lời nửa trực tiếp) Nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong tác phẩm

- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện: thông qua nhân vật trung gian làm người kể chuyện.

Lưu ý: Thông thường các bạn học sinh chỉ học về trần thuật từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba người kể tự giấu mình - gián tiếp kể lại mọi chuyện. Nhưng xét theo nhiều khía cạnh khác, chúng ta phân được ba mảng phương thức trần thuật từ ngôi thứ 3. Các bạn luyện thi học sinh giỏi và THPTQG cần phân biệt rõ!

5. Phép liên kết:
- Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép lặp: Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép nối: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết) với câu trước
- Phép liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép tương phản: Sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau.
- Phép tỉnh lược: Tỉnh lược là biện pháp lược bỏ một/ một số thành phần nào đó của một phát ngôn nhằm tránh lặp lại chúng trong một/ những phát ngôn khác. Chính nhờ sự lược bỏ này mà các phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Biện pháp này còn có tác dụng tránh lặp từ vựng và lặp nghĩa

6. Các biện pháp tu từ:
- Biện pháp tu từ nhân hóa
+ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp nghệ thuật biến những vật vô tri, vô giác có những hoạt động, tính chất như con người.
+ Các kiểu nhân hóa

  • Dùng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất của người để miêu tả, hô gọi những sự vật không phải là người.
  • Dùng những từ ngữ vốn dùng cho người để dùng cho vật
  • Trò chuyện với vật như với người
+ Tác dụng của nhân hóa: Khi dử dụng dụng biện pháp nhân hóa làm cho sự vật, hiện tượng miêu tả trở nên sống động, gần gũi với con người thường xuyên được sử dụng làm phương tiện giúp con người dãi bày tâm sự.

- Biện pháp tu từ so sánh
+ Khái niệm so sánh: So sánh là đem đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra điểm giông nhau giữ chúng. Do vậy hai đối tượng đem so sánh phải có sự tương đồng với nhau:
+ Phân loại so sánh:

  • So sánh ngang bằng: Như là, giống như, tựa
  • So sánh hơn kém: Chẳng bằng…
+ Tác dụng của biện pháp so sánh:
  • Khi đem sự vật ra so sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc hình dung rõ hơn.
  • Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm cuả người viết thì tạo ra những lối nói cảm xúc làm giá trị biểu đạt cao.
- Biển pháp tu từ ẩn dụ.
+ Khái niệm ẩn dụ: Ẩn dụ là cách dùng sự vật, sự việc này để gọi tên cho sự vật, sự việc khác. Hai đối thương thường gần gũi với nhau.
+ Trong biên pháp ẩn dụ về A thường ẩn đi mà chỉ xuất hiện vế B
+ Các kiểu ẩn dụ:

  • Ẩn dụ hình tường: Cách gọi sự vật A – sự vật B
  • Ẩn dụ cách thức: Cách gọi hiện tượng A = hiện tượng B
  • Ẩn dụ phẩm chất: cách lấy phẩm chất của A để chỉ phẩm chất của B
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B với các loại giác quan khác nhau/
+ Tác dụng của ẩn dụ: Sử dụng ẩn dụ tạo ra sắc thái biểu cảm cao làm câu văn, câu thơ có hình tượng đặc biệt

- Biện pháp tu từ hoán dụ
+ Khái niệm hoán dụ: Hoán dụ là cách dùng sự vật này để gọi tên sự vật khác dựa vào sự gần gũi, đi đôi giữa 2 sự vật
+ Phân loại Hoán Dụ

  • Lấy bộ phân để chỉ toàn thể
  • Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị đựng
  • Lấy vật dùng để chỉ người dùng
  • Lấy số ít để chỉ số nhiều, chỉ sự tổng quát.
+ Tác dụng hoán dụ: Sử dụng hoán dụ trong văn thơ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Biện pháp tu từ Điệp Ngữ
+ Khái niệm: Điệp ngữ là biện pháp lặp lại một từ, một ngữ hoắc cả câu để nhấn mạnh nội dung được nói đến.
+ Các dạng Điệp Ngữ


  • Điệp ngữ nối tiếp: Những từ lặp lại đứng liền nhau trong câu
  • Điệp ngữ cách quãng: Cách vài từ lại có vài từ
  • Điệp ngữ vòng: Cuối câu, trước và đầu câu sau
+ Tác dụng của Điệp Ngữ: Nhờ có Điệp Ngữ, nội dung diễn đạt trở nên có ấn tượng mạnh mẽ và có sự tăng tiến. Điệp Ngữ nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa làm nổi bật từ ngữ quan trọng, làm lời nói có sức thuyết phục cao. Điệp Ngữ tạo sự cân đối nhẹ nhàng, tạo tính nhác cho câu thơ , câu văn.


- Biện pháp tu từ chơi chữ.
+ Khái niệm chơi chữ: Chơi chữ là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa nhằm tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước trong khi nói và viết.
+ Các lối chơi chữ

  • Dùng từ gần âm, đồng âm, lặp âm
  • Nói lái
  • Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa
+ Tác dụng của chơi chữ: Tạo ra sắc thái dí dỏm và cách hiểu đặc biệt vì thế nó được sử dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngầy, trong thơ văn trào phúng.

- Biện pháp tu từ nói quá
+ Khái niệm nói quá: Nói quá là nói cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hình tượng để nhấn mạnh , tăng sức biểu cảm. Nói qua còn được gọi là khoa trương, thâm xưng, phóng đại hoặc cường điệu.
+ Tác dụng của nói quá: Do có tính biểu cảm cao nên nó thường ít được sử dụng trong văn bản và đòi hỏi sự hài hòa về ắc thái

- Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh:
+ Khái niệm nói giảm nói tránh: Nói giảm nói tránh là biện pháp nghệ thuật dùng cách diễn đạt giảm nhẹ mức độ. quy mô, tính chất của sự vật sự việc hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi của sự vật, hiện tượng.
+ Tác dụng của nói giảm nói tránh:

  • Khi đề cập đến sự đau buồn
  • Khi biểu lộ thái độ lịch thiệp, tránh thô tục
Chú ý: Cách phân biệt hoán dụ và ẩn dụ:
Đây là lỗi mà đại đa số các học sinh đều phạm phải. Mình có một cách hiểu đơn giản mà khá hiệu quả muốn chia sẻ đến các bạn. Như định nghĩa hoán dụ là đi đôi với sự gần gũi. Vậy gần gũi hiểu thế nào mới đúng? Giả sử, diễn đàn học mãi tổ chức cuộc thi mang tên "Cây bút trẻ". Tại sao khi nghe tên các bạn biết ngay đây là cuộc thi của box Văn? Đơn giản vì nhà văn luôn sử dụng cây bút. Nó gần gũi, gắn với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, cây bút được xem là hoán dụ của nhà văn. Một giả sử khác, có ai đã nghe bài thơ của Tố Hữu: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ - Mặt trời chân lý chói qua tim..." Vậy mặt trời ở đây là hoán dụ hay ẩn dụ? Các bạn hãy liên tưởng đi. Mặt trời gần gũi với cuộc sống của chúng ta thật đấy! Nhưng đằng sau ấy có ẩn nghĩa gì hay ko? Mặt trời chân lý ấy là ánh sáng, là ngọn đuốc soi đường, dẫn lối, là hơi ấm sưởi ấm cho tất cả mọi người. Ẩn ở đây chính là lý tưởng cách mạng. Là phép liên tưởng tương đồng! Hay nói chuẩn xác đó chính là ẩn dụ! Qua hai ví dụ này, mình tin các bạn đã tự mình rút ra cách hiểu dành riêng cho bản thân ^^

7. Các thể thơ:
- Thơ năm chữ (Ngũ ngôn):
+Thơ ngũ ngôn có độ dài ngắn khác nhau nhưng được chia thành nhiều khổ nhỏ, mỗi khổ gồm 4 dòng thơ.
+ Nhận biết dễ nhất là dựa vào số câu số chữ: mỗi câu có 5 chữ
- Song Thất Lục Bát:
+ Thể thơ Song Thất Lục Bát này là của riêng Việt nam ta, cho nên luật thơ không gò bó theo các kiểu thơ khác.
+ Nhận biết: Thơ Song Thất Lục Bát gồm mỗi đoạn có 4 câu, hai câu đầu là Song Thất, có nghĩa là mỗi câu có 7 chữ, hai câu cuối là Lục, Bát, câu thứ ba sáu chữ, câu thứ 4 tám chữ.
- Lục Bát:
+ Thể thơ Lục Bát là loại thơ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế nối liền nhau. Bài thơ lục bát thông thường được bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát.Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất
+ Cách nhận biết đơn giản là đếm số chữ trong mỗi dòng thơ
- Đường Luật
+ Đường luật có nhiều loại: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt,
+ Nhận biết :Bố Cục Của Thơ Đường Luật
Trong thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật, mỗi một câu đều có chức năng của nó:
Câu 1 và 2 là phá đề và thừa đề.
Câu 3 và 4 là Thực hay Trạng, dùng để giải thích hoặc đưa thêm chi tiết bổ nghĩa đề bài cho rõ ràng
Câu 5 và 6 là Luận, dùng để bàn luận cho rộng nghĩa hay cũng có thể dùng như câu 3 và 4
Câu 7 và 8 là Kết, kết luận ý của bài thơĐiểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu Thực và hai câu năm và câu sáu là hai câu Luận, hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, Danh Từ đối Danh Từ, Động Từ đối Động Từ, Tính Từ đối Tính Từ, quan trọng hơn cả là hai câu 5,6 phải đối ý với hai câu 3,4 hoặc bổ sung cho ý của câu 3,4 .Thơ thất ngôn tứ tuyệt có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ. Nó là 1 nửa của bài thất ngôn Bát cú. Niêm luật cũng chặt chẽ
- Thơ bốn chữ , thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ: Nhận biết đơn giản, dựa vào số chữ trong 1 dòng thơ. Mỗi loại có quy định riêng về Vần, luật ( Cụ thể cô sẽ nói ở bài viết sau nhé )
- Thơ tự do : Đúng như cái tên của nó : không bị gò bó bởi số câu số chữ, niêm , luật, vần, đối, … Nhận biết thơ tự do rất đơn giản : đếm số chữ trong 1 dòng thơ, dòng nhiều dòng ít không gò bó, và không bắt buộc theo quy luật như các thể thơ khác. (Lục bát cũng dòng 6 dòng 8 nhưng nó cứ luân phiên theo quy luật)

P/s: Trên đây là tất tần tật nội dung thuộc chuyên đề đọc hiểu. Trong thời gian sớm nhất, mình sẽ cập nhật các ví dụ đọc hiểu cùng bài tập đính kèm cho chuyên đề này. Các phần NLXH và NLVH sẽ được cập nhật tiếp tục dưới topic này. Bạn nào cần ví dụ về dàn ý + bài văn tham khảo cho bất kì bài NLVH nào có thể liên lạc trực tiếp qua wall cá nhân của mình. Mình sẽ đăng kèm khi phát hành chuyên đề NLVH. Chúc tất cả các bạn học tốt và thành công hơn trên con đường văn học! :)

Trân trọng
Huỳnh Thị Bảo Châu
Cựu Mod Tiếng Anh & Ngữ Văn
 
Last edited:

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Phần III: CÁC BÀI TẬP MINH HỌA:

Bài 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
( Hồ Chí Minh)

1. Anh ( chị) hãy đặt tên cho đoạn trích.
2. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trên.
3. Đoạn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đặc trưng?
4. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu : “ Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Hướng dẫn làm bài:
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (dựa vào câu chủ đề đầu đoạn)
2. Phép thế với các đại từ “ đó”, “ ấy” , “ nó”.
3. Viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận. Nhận biết thông qua các đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị
+ Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
+ Tính truyền cảm , thuyết phục.
4. Tác giả đã dùng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “ một làn sóng” ;
+ Dùng phép điệp trong cấu trúc “ nó kết thành”,” nó lướt qua”, “ nó nhấn chìm”…
+ Điệp từ “
+ Phép liệt kê.

Bài 2: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

"… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”?
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Hướng dẫn làm bài:
Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay. (câu cuối của đoạn 2)
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận so sánh.
Câu 3. Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.
Câu 4. Các tác dụng của việc đọc sách:
+ Thúc đẩy trí não
+ Giảm căng thẳng
+ Mở rộng vốn từ
+ Tăng khả năng tập trung
+ Giải trí
+ Tĩnh tâm,....

Bài 3: Đọc đoạn thơ sau:
“Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,
Đứng lại; và chân người bước đến.

Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.

Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
( Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960)
1. Xác đinh phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
2. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung của văn bản trên như thế nào?
3. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
4. Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm nhận ngắn gọn trong 4 - 6 dòng)

Hướng dẫn làm bài:
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Phương thức miêu tả
2.
- Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là số từ.
- Tác dụng: Góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung: ca ngợi, tự hào về vùng đất Cà Mau tươi đẹp, trù phú, tràn trề nhựa sống với một quá trình phát triển lâu dài và bền vững, với hình ảnh rừng đước quen thuộc vững vàng, ôm lấy đất nước trong tư thế kiên cường.
3. Dạng phép điệp và hiệu quả nghệ thuật:
- Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp ngữ (mũi Cà Mau…), điêp kết cấu giữa hai đoạn (Tổ quốc…mũi Cà Mau)
- Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, điệp đi điệp lại nhằm nhấn mạnh vị trí của Cà Mau trên dáng hình Việt Nam: nếu đất nước là con tàu thì Cà Mau chính là mũi của con tàu ấy. Mũi tàu luôn đi trước, luôn hứng chịu gian lao thử thác trước và rẽ sóng mở đường cho thân…
4. Có 3 cảm xúc phải nói lên mới đạt yêu cầu: xúc động, yêu quý và tự hào.

Bài 4: Đọc đoạn trích sau:
(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thân thương của mình, để các em nhỏ sẽ không còn "khát" sách đọc. Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam", đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
(2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015. Anh là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ... để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.
(…) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mi-ni rộng khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức. Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm.”
(Đưa sách về làng, Nhân dân cuối tuần, 26/04/2015)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Đoạn (2) giới thiệu những thông tin gì về hành động “đi bộ xuyên Việt” của anh Nguyễn Quang Thạch?
Câu 3. Từ nội dung văn bản, hãy nêu mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam".
Câu 4. Theo số liệu của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch: hiện nay, trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn sách/năm. Từ thực trạng này, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam" do anh khởi xướng. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Hướng dẫn làm bài:
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí
Câu 2. Hành động đi bộ xuyên Việt của anh Nguyễn Quang Thạch:
- Về hành trình: từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh
- Về thời gian: khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6- 2015.
- Về mục đích: kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ... để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.
Câu 3:
- Mục tiêu: 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
- Kết quả đạt được của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm
Câu 4: Cần nêu được quan điểm của bản thân về anh Nguyễn Quang Thạch và ý nghĩa của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam". Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
- Anh Nguyễn Quang Thạch: là một người có tâm huyết với cộng đồng, có lí tưởng sống đẹp, biết chăm lo cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em nông thôn.
- Chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": là một chương trình thiết thực, ý nghĩa, giúp cho mỗi người có nhận thức đúng hơn về sách và quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách.

Bài 5: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Để một lần nhớ lại mái trường xưa
Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa
Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm.

Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng
Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua
Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa
Áp dụng - chắc nhờ cội nguồn đã có.

Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ
Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi
Bài học đời đã học được những gì
Có nhắc bóng người đương thời năm cũ

Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê
Bóng mát dừng chân là một chốn quê
Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn

Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt
Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô.
(Lời cảm tạ- sưu tầm)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?
Câu 2. Nêu rõ phép tu từ được sử dụng trong câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng.
Câu 3. Nêu nội dung chính của bài thơ trên.
Câu 4. Anh chị hiểu hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của mái trường và thầy cô đối với cuộc đời của mỗi người. trả lời trong 5-10 dòng.

Hướng dẫn làm bài:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm.
Câu 2. Câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng sử dụng phép tu từ ẩn dụ: ngọt đắng: chỉ những thăng trầm, buồn vui trong cuộc đời.
Câu 3. Nội dung chính của đoạn thơ trên:
Đoạn thơ ghi lại tâm trạng, suy nghĩ của một người học trò khi đã rời xa mái trường với tình cảm yêu thương, trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc. Càng trưởng thành, càng nếm trải những thăng trầm, buồn vui trong cuộc sống, mỗi người lại càng thấm thía hơn tấm lòng bao dung, yêu thương và công lao của thầy cô, mái trường.
Câu 4. Hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” thể hiện công lao to lớn của thầy cô đối với học trò: chăm chút, thắp sáng ước mơ, niềm tin cho học trò bằng cả trái tim yêu thương để từ đây, các em bước ra đời vững vàng, cứng cáp, sẵn sàng cống hiến cho cuộc đời.
Lưu ý: Đoạn văn cần nêu được vai trò của thầy cô và mái trường đối với cuộc đời mỗi người: giúp mỗi người hoàn thiện bản thân về trí tuệ, tâm hồn.

Bài 6: Đọc đoạn thơ sau:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 1. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.
Câu 2. Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai.
Câu 3. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?
Câu 4. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?
Câu 5. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng.

Hướng dẫn làm bài:
Câu 1. Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.
Câu 2. Thể thơ của đoạn thơ thứ hai: thơ tự do sáu tiếng/ thơ sáu tiếng.
Câu 3. Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ chúng tôi... lớn lên” “bí và bầu lớn xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng mẹ... còng dần xuống” “con ngày một thêm cao”.
Câu 4. Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi qua nhanh làm cho mẹ già nua , bộc lộ nỗi xót xa, thương mẹ của người con.
Câu 5. Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của con trước những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, biện pháp tương phản, nhân hóa.

Bài 7: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Hôm đó, cậu lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi mà bụng đang rất đói. Cậu quyết định xin một bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Cậu hốt hoảng khi thấy một cô bé dễ thương ra mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu ta đành xin một ly nước uống. Cô bé nghĩ rằng cậu ta trông đang đói nên đem ra một ly sữa lớn. Cậu uống từ từ, rồi hỏi: "Tôi nợ bạn bao nhiêu?"
Cô bé đáp: "Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy rằng chúng tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt."
Cậu ta nói: "Vậy thì tôi cảm ơn bạn nhiều lắm."
Khi Howard Kelly (*) rời căn nhà đó, cậu ta không những cảm thấy trong người khoẻ khoắn, mà còn thấy niềm tin vào con người, vào cuộc sống rất mạnh mẽ.
Sau bao năm, cô gái đó bị ốm nghiêm trọng. Các bác sĩ trong vùng bó tay và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố để các chuyên gia chữa trị căn bệnh hiểm nghèo này. Tiến sĩ Howard Kelly được mời làm chuyên gia. Khi nghe tên nơi ở của bệnh nhân, một tia sáng lạ loé lên trong mắt anh ta. Anh đứng bật dậy và đi đến phòng cô gái. Anh nhận ra cô gái ngay lập tức. Anh quay trở lại phòng chuyên gia và quyết tâm phải gắng hết sức để cứu được cô gái. Anh đã quan tâm đặc biệt. Sau thời gian đấu tranh lâu dài, căn bệnh của cô gái đã qua khỏi. Anh cầm tờ hoá đơn thanh toán viện phí, viết gì đó bên lề và cho chuyển lên phòng cô gái. Cô gái lo sợ không dám mở tờ hoá đơn viện phí ra, bởi vì cô chắc chắn rằng đến suốt đời thì cô cũng khó mà thanh toán hết số tiền này. Cuối cùng cô can đảm nhìn, và chú ý đến dòng chữ bên cạnh tờ hoá đơn: "Đã thanh toán đủ bằng một ly sữa."
Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly.
Mắt đẫm lệ, cô gái xúc động thốt lên: "Lạy chúa, tình yêu thương bao la của người đã lan rộng trong trái tim và bàn tay con người."

(*) Tiến sĩ Howard Kelly là một nhà vât lý lỗi lạc, đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895.
Câu 1. Đặt nhan đề cho văn bản.
Câu 2. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
Câu 3. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 4. Câu chuyện trên mang đến bài học gì?

Hướng dẫn làm bài:
Câu 1: Nhan đề: Một ly sữa/ Sẽ được gì khi ta biết cho đi/ Cho đi là nhận lại... (Nhan đề phải ngắn gọn, khái quát được chủ đề, hấp dẫn...)
Câu 2: Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu: tự sự
Câu 3: Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật
Câu 4: Câu chuyện trên mang đến bài học: Khi biết cho đi một cách vô điều kiện, ta sẽ được nhận lại nhiều niềm vui hơn thế nữa...

Bài 8: Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn…– Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 – 4 câu.

Hướng dẫn làm bài:
Câu 1: Phương thức nghị luận.
Câu 2. Câu:
Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
Câu 3. Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.
Câu 4. Câu này có đáp án mở, tùy thuộc cách trả lời của mỗi bạn. Nhưng có thể làm theo bố cục:
+ Tôi giỏi về ...
+ Tôi đã rèn luyện ...
+ Tôi đã học hỏi từ bạn bè, thầy cô, gia đình, hàng xóm, sách vở và từ những trải nghiệm sau mỗi chuyến đi thực tế
+ Tôi biết bản thân chỉ là hạt cát... cần luyện tập nhiều hơn.

P/s: Trên đây là 8 ví dụ mình đã chọn lọc từ rất nhiều đề thi học kì, chọn đội tuyển, học sinh giỏi, thi thử, ... Mong rằng sẽ một phần nào đó giúp các bạn hiểu rõ được những phương pháp làm bài tập đọc hiểu. Sắp tới mình sẽ cập nhật file về chuyên đề đọc hiểu (cả lý thuyết và ví dụ minh họa trên đây) và đính kèm BTTL cùng đáp án chi tiết :)

@Ye Ye Xong phần A nhé ;) Tầm thứ 3 hay thứ 4 sẽ ra chuyên đề NLVH :)


 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
B. CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Phần I. KHÁI QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

- Văn nghị luận là dùng ý kiến lí lẽ của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng và thái độ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lý còn thái độ là tình. Có khi ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lý nữa.
- Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
- Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,…
- Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,…
- Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây:
+ Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
+ Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,…
+ Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..).
+ Đối với tác phẩm văn xuôi: cú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,…

Phần II. CÁCH LÀM MỘT BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

I. Tìm hiểu đề

1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết?
Có 2 dạng đề:
- Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
- Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề.
=> Mỗi đề đều có một số từ khóa nhất định. Cùng là một tác phẩm nhưng đề yêu cầu là suy nghĩ của em về cảm hứng lãng mạn thì dẫn chứng thơ xoay quanh sẽ khác, về tính dân tộc thông qua tác phẩm cũng sẽ khác,... Cho nên khi đọc đề, phải xác định được yêu cầu đặt ra của đề. Tránh làm bài lan man, ko đi sâu vào trọng tâm đề yêu cầu
2. Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp:
- Bình giảng một đoạn thơ
- Phân tích một bài thơ.
- Phân tích một đoạn thơ.
- Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi.
- Phân tích nhân vật.
- Phân tích một hình tượng
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,…
3. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính?
[Vấn đề này sẽ xem lại phần A thuộc chuyên đề đọc hiểu văn bản]
4. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?
- Đối với nghị luận văn học tức là lấy tư tưởng từ một tác phẩm nào đó, một nhận định nào đó của tác gia.
+ Nghị luận đối với tác phẩm văn học: Dẫn chứng từ chính câu văn trong tác phẩm ấy, dẫn chứng từ các nhà phê bình văn học khi bàn về tác phẩm ấy, dẫn chứng từ các tác phẩm văn học phản ánh nội dung tương tự

II. Tìm ý và lập dàn ý
1. Tìm ý:

- Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến.
- Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc?
+ Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?
(Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.)
2. Lập dàn ý:
Dựa trên các ý đã tìm được, học sinh cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần chú ý học sinh: khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp.
Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm.
a. Mở bài:
- Giới thiệu vài nét lớn về tác giả.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm.
- Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu lau65n đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).
b. Thân bài:
- Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy).
Học sinh cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
- Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
-------------
- Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).
c. Kết bài:
Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.
Sau khi đã có dàn ý, học sinh cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.
3. Cách dựng đoạn và liên kết đoạn:
a. Dựng đoạn:

Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa)
Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây:
- Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng.
- Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,…
- Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn.
b. Liên kết đoạn:
Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
- Liên kết nội dung:
+ Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề.
+ Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn.
- Liên kết hình thức:
+ Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, giáo viên cần chỉ ra cho các em cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng.
+ Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn.
+ Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,…; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,…; Về cơ bản, về phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,…; Nếu như, nếu chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…)

III. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Thường có các nội dung sau:
- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
- Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ, đoạn thơ.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
a. Yêu cầu.
- Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí,…
- Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt.
- Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào?
b. Các bước tiến hành
- Tìm hiểu đề:

+ Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ?
+ Thao tác lập luận.
+ Phạm vi dẫn chứng.
- Tìm ý: có nhiều cách tìm ý:
+ Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào?
+ Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm,…
- Lập dàn ý:
+ Mở bài:
  • Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…)
  • Dẫn bài thơ, đoạn thơ.
+ Thân bài:
  • Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý).
  • Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ.
+ Kết bài: Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

2. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
a. Yêu cầu.

- Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến.
- Nghị luận cần phải có những hiểu biết về văn học.
- Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học.
- Thành thạo các thao tác nghị luận.
b. Các bước tiến hành:
- Tìm hiểu đề:

  • Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định.
  • Xác định thao tác.
  • Phạm vi tư liệu.
- Tìm ý: Như phần 2 ở trên :D
- Lập dàn ý:

+ Mở bài:
  • Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định…
  • Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó.
+ Thân bài: triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định.
+ Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân.
3. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
a. Yêu cầu:

- Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm đoạn trích.
- Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
b. Các bước tiến hành
- Tìm hiểu đề:

+ Đọc kĩ đề, xác định vấn đề cần làm rõ.
+ Các thao tác nghị luận.
+ Phạm vi dẫn chứng.
- Tìm ý: Như phần 2 ở trên :D
- Lập dàn ý:

* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…)
- Dẫn nội dung nghị luận.
* Thân bài:
- Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm
- Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề
- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.
* Kết bài:
Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo)

4. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.
- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.
+ Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
......
- Bình luận về giá trị của tình huống
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.

5. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm
c. Kết bài:
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó

6. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
6.1. Dàn bài giá trị nhân đạo.
a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.
+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.
- Đánh giá về giá trị nhân đạo.
c. Kêt bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó

6.2. Dàn bài giá trị hiện thực.
a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị hiện thực
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
- Đánh giá về giá trị hiện thực.
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó

P/s: Đây là kiến thức căn bản nhất để làm 1 bài nghị luận văn học. Ở phần III, chị sẽ nói nhiều hơn về kiến thức nâng cao nhé!!!
@Ye Ye
 

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
B. CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Phần I. KHÁI QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

- Văn nghị luận là dùng ý kiến lí lẽ của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng và thái độ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lý còn thái độ là tình. Có khi ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lý nữa.
- Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
- Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,…
- Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,…
- Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây:
+ Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
+ Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,…
+ Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..).
+ Đối với tác phẩm văn xuôi: cú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,…

Phần II. CÁCH LÀM MỘT BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

I. Tìm hiểu đề

1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết?
Có 2 dạng đề:
- Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
- Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề.
=> Mỗi đề đều có một số từ khóa nhất định. Cùng là một tác phẩm nhưng đề yêu cầu là suy nghĩ của em về cảm hứng lãng mạn thì dẫn chứng thơ xoay quanh sẽ khác, về tính dân tộc thông qua tác phẩm cũng sẽ khác,... Cho nên khi đọc đề, phải xác định được yêu cầu đặt ra của đề. Tránh làm bài lan man, ko đi sâu vào trọng tâm đề yêu cầu
2. Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp:
- Bình giảng một đoạn thơ
- Phân tích một bài thơ.
- Phân tích một đoạn thơ.
- Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi.
- Phân tích nhân vật.
- Phân tích một hình tượng
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,…
3. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính?
[Vấn đề này sẽ xem lại phần A thuộc chuyên đề đọc hiểu văn bản]
4. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?
- Đối với nghị luận văn học tức là lấy tư tưởng từ một tác phẩm nào đó, một nhận định nào đó của tác gia.
+ Nghị luận đối với tác phẩm văn học: Dẫn chứng từ chính câu văn trong tác phẩm ấy, dẫn chứng từ các nhà phê bình văn học khi bàn về tác phẩm ấy, dẫn chứng từ các tác phẩm văn học phản ánh nội dung tương tự

II. Tìm ý và lập dàn ý
1. Tìm ý:

- Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến.
- Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc?
+ Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?
(Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.)
2. Lập dàn ý:
Dựa trên các ý đã tìm được, học sinh cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần chú ý học sinh: khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp.
Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm.
a. Mở bài:
- Giới thiệu vài nét lớn về tác giả.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm.
- Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu lau65n đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).
b. Thân bài:
- Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy).
Học sinh cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
- Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
-------------
- Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).
c. Kết bài:
Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.
Sau khi đã có dàn ý, học sinh cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.
3. Cách dựng đoạn và liên kết đoạn:
a. Dựng đoạn:

Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa)
Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây:
- Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng.
- Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,…
- Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn.
b. Liên kết đoạn:
Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
- Liên kết nội dung:
+ Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề.
+ Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn.
- Liên kết hình thức:
+ Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, giáo viên cần chỉ ra cho các em cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng.
+ Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn.
+ Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,…; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,…; Về cơ bản, về phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,…; Nếu như, nếu chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…)

III. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Thường có các nội dung sau:
- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
- Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ, đoạn thơ.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
a. Yêu cầu.
- Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí,…
- Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt.
- Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào?
b. Các bước tiến hành
- Tìm hiểu đề:

+ Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ?
+ Thao tác lập luận.
+ Phạm vi dẫn chứng.
- Tìm ý: có nhiều cách tìm ý:
+ Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào?
+ Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm,…
- Lập dàn ý:
+ Mở bài:
  • Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…)
  • Dẫn bài thơ, đoạn thơ.
+ Thân bài:
  • Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý).
  • Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ.
+ Kết bài: Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

2. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
a. Yêu cầu.

- Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến.
- Nghị luận cần phải có những hiểu biết về văn học.
- Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học.
- Thành thạo các thao tác nghị luận.
b. Các bước tiến hành:
- Tìm hiểu đề:

  • Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định.
  • Xác định thao tác.
  • Phạm vi tư liệu.
- Tìm ý: Như phần 2 ở trên :D
- Lập dàn ý:

+ Mở bài:
  • Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định…
  • Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó.
+ Thân bài: triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định.
+ Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân.
3. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
a. Yêu cầu:

- Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm đoạn trích.
- Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
b. Các bước tiến hành
- Tìm hiểu đề:

+ Đọc kĩ đề, xác định vấn đề cần làm rõ.
+ Các thao tác nghị luận.
+ Phạm vi dẫn chứng.
- Tìm ý: Như phần 2 ở trên :D
- Lập dàn ý:

* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…)
- Dẫn nội dung nghị luận.
* Thân bài:
- Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm
- Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề
- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.
* Kết bài:
Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo)

4. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.
- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.
+ Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
......
- Bình luận về giá trị của tình huống
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.

5. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm
c. Kết bài:
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó

6. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
6.1. Dàn bài giá trị nhân đạo.
a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.
+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.
- Đánh giá về giá trị nhân đạo.
c. Kêt bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó

6.2. Dàn bài giá trị hiện thực.
a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị hiện thực
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
- Đánh giá về giá trị hiện thực.
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó

P/s: Đây là kiến thức căn bản nhất để làm 1 bài nghị luận văn học. Ở phần III, chị sẽ nói nhiều hơn về kiến thức nâng cao nhé!!!
@Ye Ye
Chị ơi chị tổng hợp tất cả các kiến thức lí luận văn học có thể áp dụng khi làm bài đươc không ạ?
Ví dụ: -Văn học bắt rễ từ đời sống
- Văn học nảy sinh từ tình cảm của tác giả
...
với cả các câu bình hay có thể đưa vào phần lí luận nữa ạ
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chị ơi chị tổng hợp tất cả các kiến thức lí luận văn học có thể áp dụng khi làm bài đươc không ạ?
Ví dụ: -Văn học bắt rễ từ đời sống
- Văn học nảy sinh từ tình cảm của tác giả
...
với cả các câu bình hay có thể đưa vào phần lí luận nữa ạ
Tổng hợp cái này chắc có các cấp từ thạc sĩ chuyên ngành mới nghiên cứu được á em :D
Nhưng về khái quát thì là tính hình tượng, tính thẩm mĩ, tính nghệ thuật, phong cách ngôn từ của nhà văn và các thuộc tính xã hội khác của văn học.
P/s: Các câu bình này thì em xem lại ở các tệp tài liệu mà chị đưa ý. Còn chị sẽ làm mẫu vài bài ứng dụng kiến thức lí luận văn học cho em hiểu rõ hướng phân tích, nhìn nhận, đánh giá đề nhé
 
Top Bottom