Tôn sư trọng đạo

P

phanthong99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Có nhiều cách hiểu khác nhau về câu ca dao này.
Cách hiểu thứ nhất là: Muốn (đi) sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ (giỏi) thì yêu (quý trọng) lấy thầy. Nếu như ở câu thứ hai ý được thể hiện tương đối rõ ràng và hầu như chỉ có một cách hiểu thì ở câu thứ nhất, mọi chuyện có vẻ rắc rối hơn. Muốn đi sang (sông) thì phải bắc cầu, điều đó có lí, nhưng tại sao lại là cầu kiều?
Lại có cách hiểu: cầu kiều là loại cầu hình cong như cái yên ngựa. Người ta coi đây là một loại cầu đẹp và sang trọng bởi trước đây chỉ có các nhà quyền quý, giàu sang mới có hồ sen trong vườn, giữa hồ có lầu ngồi hóng mát, ngâm thơ. Để đi ra lầu, họ thường xây một chiếc cầu cong như hình cái yên ngựa. Cây cầu ấy gọi là cầu kiều, việc tồn tại của cầu kiều trong vườn nhà như là một biểu tượng, một minh chứng về sự giàu sang, quyền quý với những thú vui tao nhã. Và như thế, câu này phải được hiểu theo nghĩa: Muốn được coi là sang (trọng) thì hãy bắc cầu kiều, còn muốn con giỏi giang, tiến tới thì phải biết quý trọng người thầy
Theo tôi, hiểu theo cách thứ nhât là hợp lí hơn cả vì:
- Đặt câu ca dao vào ngữ cảnh bài ca dao, ta thấy có 2 câu đầu là:
Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Trong 2câu đầu, ta thấy ngươi mẹ ru con ngậm ngùi kể lể việc qua sông thật khó khăn khôn lường. Ở 2 câu dưới người mẹ tự nói với mình (và cũng là nói với bao người mẹ khác) việc sang (qua) sông thì phải bắc cầu kiều (cầu nổi) cao, dễ đi, không còn bị lệ thuộc người khác? Và đìều quan trọng nhất là "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Ý nghĩa sâu sắc của 2 câu ca dao lại rơi vào câu bát "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Đây thực sự là lời nhắc nhở, căn dặn đầy tâm huyết của người mẹ: Hãy biết yêu (qúy trọng, yêu mến) thầy. Chữ "lấy" là quan hệ từ, không tham gia vào việc tạo nghĩa trong câu.
Như vậy, câu ca như một minh chứng về truyền thống tôn sư trọng đạo, một truyền thống đẹp, đã có từ rất lâu đời của dân tộc ta. Nhân dịp hướng tới ngày NGVN 20/11/2009, tôi mong được chia sẻ đôi lời cùng các bạn
 
Top Bottom