Tôn Sư Trọng Đạo anh chị có suy nghỉ gì ?

A

aapp

Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập ra học thuyết Nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” - tức “Trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó”.
Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy - trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: “Tôn sư trọng đạo”.

Câu nói: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là những lời cửa miệng của người Việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của người thầy. Ở dân tộc Việt Nam, “tôn sư trọng đạo” thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân. Để tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: “Sống tết, chết giỗ”. Chính vì thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: Quân - Sư - Phụ (Vua – thầy - cha).

Thế ứng xử dân chủ linh hoạt của người Việt Nam rất đề cao vai trò của thầy trong sự nghiệp dạy và học. Vậy mới có câu: “Trò hơn thầy đức nước càng dày”, “học thầy không tầy học bạn” - ý nói bạn cũng có thể là thầy.

Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học. Nhiều gia đình nghèo khó con em không thể đến trường. Tuy nhiên, cơ hội theo học vẫn có. Họ chỉ cần theo những phép tắc nhất định - những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà không quá câu nệ vào vật chất.

Chẳng hạn, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một “lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.

Thời gian ở nhà thầy, học trò không chỉ học chữ nghĩa mà quan trọng phải tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống. Có thể nói, đạo trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao. Khi ra đường, gặp thầy phải ngả mũ nón và vòng tay chào; lúc thầy già yếu, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan)...

Phải thừa nhận nền giáo dục phong kiến có nhiều điểm còn hạn chế, nhưng do lấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo làm nền tảng cơ bản nên đã tạo ra một lớp học trò trọng nhân nghĩa và sống có đạo lý, rất “tôn sư trọng đạo”.

“Tôn sư trọng đạo” còn thể hiện ở việc kính thầy. Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn sâu sắc. Kính thầy thường vào dịp đầu xuân - Tết nguyên đán. Học trò xa gần náo nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Dân gian có câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” cũng vì lẽ đó.

Mối quan hệ thầy - trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Người thầy như điểm sáng trí tuệ sưởi ấm tâm hồn học trò. Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước. Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở.

Vậy mới có một thầy Chu Văn An (1370), sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần. Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang...

Ý thức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta thật đa dạng, chứa đựng tính nhân bản tình người. Minh chứng cho điều này, chúng ta ngược thời gian trở về các làng nghề truyền thống. Nhiều phường nghề, phố nghề ở Thăng Long được bắt đầu từ một số thợ thủ công trong các làng nghề ở nông thôn. Họ di cư lên đô thị lập thương điếm, cửa hiệu làm ăn, dần dà hình thành nên những phường nghề, phố nghề nơi kinh thành.

Tuy sống và làm việc tại thành thị, nhưng họ vẫn có quan hệ mật thiết với quê hương. Ngày giỗ tổ, không ước hẹn nhưng tất cả cùng đồng tâm tụ họp về chốn cũ quê xưa để tưởng nhớ tới vị thầy đã truyền nghề cho họ. Trong sâu thẳm tâm thức mỗi người, đó là việc làm ghi lòng tạc dạ công ơn của lớp hậu sinh tới bậc tiền bối - người thầy sáng lập ra nghề và truyền lại cho hậu thế.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Nền giáo dục của Nhà nước ta đã chọn lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây có thể xem như là một biểu tượng đẹp cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam .
 
C

congchualolem_b

bn khai thác kòn kạn...chưa sâu vào vấn đề....theo tớ nghĩ nên phân tích theo 2 luận điểm chính là truyền thống "tôn sư trọng đạo" ở thời xưa và nay..thời xưa đc bỉu hiện thế nào,cung cách nào,tiu bỉu có ai đã từng như vậy,...và ngày nay cũng đi theo con đường đó nhưng theo cách mới hơn và khác hơn 1 chút...tuy nhiên cùg 1 mục đích là đền ơn thầy.....bn cũng phải thừa nhận hiện nay có 1 số ng lợi dụng truyền thống đó mà tiến hành lo lót cho con mình vinh hiển...đó k phải là đền ơn mà là 1 hành độg làm mất vẻ đẹp con ng VN.....ngòai ra ở đầu TB bn phải jải thik kâu "tôn sư trọng đạo" là j, và "truỳên thống" là j,sau đó hãy khai thác kác luận điểm khác (ngòai 2 luận điểm chính bn kần cho thêm vài luận điểm phụ để bài văn k chỉ ở tầm nêu kảm nghĩ mà kòn có vai trò khác )........
 
B

baotrana1

“Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy “
Mỗi khi nghe những câu hát này chắc hẳn trong mỗi học sinh chúng ta đều có những nỗi niềm bâng khuâng, luyến nhớ với một chút lặng thầm để suy nghĩ và cảm nhận những dư âm còn vang vọng đâu đây. Tám năm đối với cả một đời người tuy không dài nhưng đối với lứa tuổi học trò chúng con thì đó là quãng thời gian đầy ắp những kỷ niệm đáng nhớ. Giữa miền ký ức đó, niềm vui, nỗi buồn,những vụng dại trẻ thơi, tiếng cười trong trẻo, hồn nhiên và có cả những giọt nước mắt nuối tiếc ở mái trường tuổi thơ này rất đáng để chúng con nâng niu, ôm ấp.
Làm sao chúng con quên được những kỷ niệm đầu tiên đầy ắp những kỷ niệm đáng nhớ khi bước chân vào ngôi trường Tiểu học. Thầy cô đã tận tình cầm tay hướng dẫn chúng con viết từng chữ. Từng đứa trẻ miệng tròn o a đánh vần từng chữ theo cô, theo thầy. Thầy cô đã gieo trồng những mầm non và ân cần, tận tình chăm sóc chúng với hy vọng chúng sẽ trở thành những cây xanh tốt. Thầy cô vun trồng, trông nom, chống chọi lại những giông bão của cuộc sống để che chở cho những mầm non ấy. Giờ đây mong muốn quay ngược thời gian để được thầy cô ôm ấp, chỉ dạy từng vần, từng chữ nhưng thời gian nào cho phép. Thời gian vẫn cứ trôi, những trang giáo án vẫn miệt mài trong đêm, không gian lặng lẽ, chỉ còn lại tiếng lật sách, tiếng gió thổi mang chút se lạnh của màn đêm, tiếng lạch cạch của kim đồng hồ…và rồi tiếng đồng hồ điểm khoảnh khắc 12h. Có lẽ chính lúc này, những con người lái đò vĩ đại ấy đã cảm nhận rõ nét nhất về thưòi gian. Thời gian nhìn dáng ngồi soạn bài của thầy cô mà lặng lẽ, vô tình để lại dấu ấn trên mái tóc đốm bạc của thầy, đôi mắt thâm quầng của cô. Thời gian cứ trôi đi lặng lẽ, nhưng lại dứt khoát không chút đắng đo. Bản chất của thời gian là thế, đôi khi nó mang lại niềm vui hạnh phúc nhưng cũng có khi nó mang lại nỗi buồn tiếc hụt hẫng.
Không ai dám đong đo cái được và cái mất, cái cho và cái nhận của những người lái đò. Từng ngày tháng trôi qua, thầy cô vẫn âm thầm dìu dắt ta đi trên con đường học vấn mà không cần đến một lời báo đáp. Từng ngày thầy cô vẫn lặng lẽ lái con đò tri thức đưa chúng con cập bến nơi tương lai rộng mở. Công ơn thầy cô chúng con biết phải đền đáp như thế nào? Chúng con biết thầy cô đã vất vả thế nào khi lái một con đò, bao nhiêu sóng gió của trùng dương thầy cô vẫn thầy cô vẫn đứng lên chống chọi để che chở, dìu dắt chúng con.. Những lúc chúng con chùn bước, bàn tay ấm áp của thầy cô lại nâng đỡ nhẹ nhàng. Những lúc bất lực, tuyệt vọng như đang ở nơi sa mạc hoang vu hay giữa biển cả đầy giông bão thì giọng nói truyền cảm chất chứa bao tình yêu thương lại đến với chúng con, cho chúng con thêm nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Thầy ơi, cô ơi ngàn lần chúng con xin cảm ơn. Chúng con sẽ cố gắng lắng nghe tiếng thời gian, nắm thật chặt trong tay dòng thời gian của mình để có thể đi đến bến bờ thành công như nềm hy vọng mà thầy cô dành cho chúng con. Đất nuớc cho chúng con một quê hương để nhớ. Cha mẹ cho chúng con một hình hài để sống và yêu thương. Thầy cô cho chúng con một nền tảng vững chắc để con thêm tự tin vững bước vào đời.
Tôi tin rằng mỗi chúng ta có đôi lúc bồng bột nhưng trong chúng ta vẫn là một đứa bé ngoan, biết vâng lời. Các bạn hãy cùng tôi dành trọng thời gian, tấm lòng, suy nghĩ để biết ơn nhiều hơn đến những nguời thầy, người cô đã dìu dắt , bao dung, đưa đường dẫn lối cho chúng ta đi. Giờ đây khi chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường cấp 2, chúng ta hãy nhớ lại những kỷ niệm ấm áp nhất và cũng đừng quên những lỗi lầm mà ta đã trót gây ra. Hãy nhớ để sống tốt hơn, để lại chất chứa thêm những kỷ niệm về thời học sinh đầy mơ mộng.

“Mai sai lớn nên người, làm sao cớ thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ, khi em tuổi còn thơ “


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~//~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Bài hùng biện của mình cho ngày 20/11 đó, mấy bạn xem thử hoặc khai thác ý trong đó cũng đc :)
 
Top Bottom