H
harushinj
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
TÂY TIẾN cua QUANG DŨNG
1. Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: "Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"... Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Khổ thơ này là một bằng chứng "thi trung hữu hoạ". Thủ pháp đối lập ở đây được sử dụng triệt để và có hiệu quả. Các từ lấp láy "khúc khuỷu", "thăm thẳm" góp phần làm tượng hình lên hình ảnh Tây Bắc gập ghềnh hiểm trở. Ở câu thứ hai, từ ngữ được sử dụng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn "heo hút". Người lính như đi trên mây. Để tả chiều cao thăm thẳm của núi, Quang Dũng đã hạ ba chữ "súng ngửi trời" nghe vừa ngộ nghĩnh, vừa tinh nghịch. Câu ba diễn tả hai bên dốc núi nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Sau ba câu thơ gân guốc, táo bạo là một câu thơ toàn thanh bằng: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".
Quy luật này cũng giống với cách sử dụng những gam màu trong hội hoạ: giữa những gam màu nóng, tác giả sử dụng một gam màu lạnh như xoa mát cả khổ thơ.
Cái vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy nguy hiểm của núi rừng Tây Bắc được nhà thơ tiếp tục khai thác. Trong cái không gian mênh mông của rừng thiêng hoang vu ấy, cái chết luôn luôn rình rập con người:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Đoạn thơ được kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ ấm áp, dịu ngọt mở ra một cảnh tượng thơ mộng thấm đẫm tình người, gắn liền với những kỉ niệm của Tây Tiến trên những chặng đường hành quân:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
2. Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác của Tây Bắc: Một Tây Bắc tươi mát, mĩ lệ, tài hoa, duyên dáng. Những nét vẽ bạo, khoẻ, gân guốc ở đoạn thơ đầu, đến đoạn thơ này được thay bằng những nét mềm mại, tinh tế. Hình ảnh một đêm liên hoan văn nghệ của bộ đội được gợi lên với những chi tiết rất thực mà cũng rất mộng, rất ảo:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ...
Hơn ở đâu hết, đoạn thơ này bộc lộ nét tài hoa của Quang Dũng. Hồn thơ lãng mạn của ông bị hấp dẫn trước những vẻ đẹp mang màu sắc bí ẩn của con người và cảnh vật nơi xứ lạ: xiêm áo lộng lẫy, dáng điệu "e ấp" của cô gái Tây Bắc, tiếng khèn, điệu múa độc đáo mang đậm bản sắc địa phương. Hai tiếng "kìa em" thể hiện một cái nhìn ngỡ ngàng, kinh ngạc trìu mến.
Cũng ở đoạn thơ này, con người và cảnh vật Tây Bắc hiện lên tươi đẹp và thơ mộng. Ngòi bút tài hoa, tinh tế của nhà thơ đã vẽ lên hình ảnh con người mờ ảo trong chiều sương Châu Mộc, gợi lên cái hồn của rừng lau, cái dáng mềm mại của cô gái trên chiếc thuyền, cái đong đưa của những bông hoa trôi theo dòng nước lũ.
3. Trên nền hùng vĩ và diễm lệ của núi rừng Tây Bắc, hình ảnh người lính Tây Tiến xuất hiện mang vẻ đạp vừa bi tráng vừa thơ mộng.
Nhà thơ không che giấu những gian khổ, hi sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều, những khó khăn, gian khổ, những mất mát, hi sinh ấy được thể hiện bằng một bút pháp lãng mạn. Qua cách nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng, đem đến cho hình ảnh người lính một vẻ đẹp hào hùng tráng lệ. Cái sự thực tàn khốc đoàn quân Tây Tiến tóc trụi, da xanh ngắt như tàu lá vì sốt rét, qua con mắt của nhà thơ vẫn toát lên cái vẻ "dữ oai hùm". Cái vẻ hào hùng, sang trọng của người lính toát lên từ thái độ dứt áo ra đi: "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh", từ tư thế: "Mắt trừng gởi mộng qua biên giới", từ những giấc mơ biết bao thơ mộng: "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm".
Tác giả đã dành những câu thơ trang trọng để nói về sự hi sinh mất mát của người lính Tây Tiến. Những người lính ngã gục bên đường, sự thật là không có đến một manh chiếu bọc thân, qua cách nhìn của nhà thơ lại được khâm liệm bằng những tấm áo bào sang trọng: "Áo bào thay chiếu anh về đất". Những nấm mồ người lính rải rác nơi rừng hoa biên giới xa xôi bỗng trở thành những nấm mồ tôn nghiêm nhờ những từ Hán Việt cổ kính, trang trọng: "Rải rác biên cương mồ viễn xứ" v.v... Đoạn thơ kết thúc bằng tiến gầm dữ dội của dòng sông Mã như khúc nhạc hào hùng đưa tiễn linh hồn người chiến sĩ: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành".
Anh, chị hãy phân tích đoạn thơ sau đây:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi..."
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Văn học 12, tập một, nxb Giáo dục, Hà Nội - 2004, tr. 76)
a) Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí.
- Hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến.
b) Phân tích đoạn thơ: học sinh có thể lựa chọn cách phân tích phù hợp để bày tỏ cảm nhận của riêng mình về đoạn thơ, nhưng phải nêu được các ý cơ bản sau đây:
- Nội dung bao trùm đoạn thơ: hoài niệm thiết tha về một thời Tây Tiến.
+ Nỗi nhớ về núi rừng Tây Bắc: hùng vĩ, hiểm trở (phân tích dẫn chứng), hoang dại, bí hiểm (phân tích dẫn chứng), thơ mộng (phân tích dẫn chứng)...
+ Nỗi nhớ về người lính Tây Tiến: hành trình vất vả, gian truân nhưng vẫn hóm hỉnh lạc quan, mở rộng tâm hồn để cảm nhận vẻ đẹp của Tây Bắc (phân tích dẫn chứng).
- Nghệ thuật: ngôn ngữ giàu nhạc tính, tính hình tượng và giá trị biểu cảm... (chú ý điệp từ , thanh điệu, láy...)
Phân tích vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
YÊU CẦU
Nội dung : Nêu được cách nhìn và cách miêu tả độc đáo của nhà thơ về vẻ đẹp của người lính cách mạng những năm đầu kháng chiến gian khổ. Khi làm bài, cần lưu ý các đối tượng phân tích là người lính trong bài thơ dưới cái nhìn nghệ thuật riêng của Quang Dũng.
Kiểu bài : Đây là kiểu bài phân tích một khía cạnh của một bài thơ hoàn chỉnh. Bài làm đòi hỏi học sinh phải biết chọn lựa từ bài thơ những chi tiết cần phân tích để phục vụ cho chủ đề của bài làm.
GỢI Ý
Nên tập trung vào mấy ý chính sau đây:
- Người lính hiện về trong hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian (Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi... Nhớ về rừng núi... Tây Tiến người đi không hẹn ước, Đường lên thăm thẳm một chia phôi, Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy...) Nhưng vẫn là hoài niệm không dứt, một nỗi thương nhớ mênh mang (Nhớ về, nhớ chơi vơi...).
- Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể hàng ngày, trong những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân, với những đói rét bệnh tật, với những nét vẽ tiều tuỵ về hình hài song vẫn rất phong phú trong đời sống tâm hồn với những khát vọng rất mãnh liệt của tuổi trẻ (dẫn thơ minh hoạ).
- Tác giả phát hiện ra vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn của người lính :
+ Con người nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế (Hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ, cánh hoa đong đưa).
+ Con người vẫn cháy bỏng những khát vọng chiến công vẫn ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (Mắt trừng rởi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm). Một dáng kiều thơm hay một vẻ đẹp của con người rừng núi có nhiều hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (kìa em xiêm áo tự bao giờ).
- Người lính hiện lên chân thực, thơ mộng, lãng mạn (đến đa tình đa cảm), đồng thời cũng rất hào hùng, rất tráng sĩ. Với nhiều từ ngữ Hán Việt vốn mang sắc thái cổ điển sang trọng (Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông mã gầm lên khúc độc hành...) tác giả tạo được không khí thiêng liêng làm cho cái chết tiều tuỵ của người lính hình thành một hành vi lịch sử thấu động lòng sông. Âm hưởng bốn câu thơ cuối làm cho hơi thơ cứ vọng dài thăm thẳm không dứt hòa với bước đường của người chiến sĩ tình nguyện ra đi cho mùa xuân đất nước :
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
1. Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: "Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"... Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Khổ thơ này là một bằng chứng "thi trung hữu hoạ". Thủ pháp đối lập ở đây được sử dụng triệt để và có hiệu quả. Các từ lấp láy "khúc khuỷu", "thăm thẳm" góp phần làm tượng hình lên hình ảnh Tây Bắc gập ghềnh hiểm trở. Ở câu thứ hai, từ ngữ được sử dụng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn "heo hút". Người lính như đi trên mây. Để tả chiều cao thăm thẳm của núi, Quang Dũng đã hạ ba chữ "súng ngửi trời" nghe vừa ngộ nghĩnh, vừa tinh nghịch. Câu ba diễn tả hai bên dốc núi nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Sau ba câu thơ gân guốc, táo bạo là một câu thơ toàn thanh bằng: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".
Quy luật này cũng giống với cách sử dụng những gam màu trong hội hoạ: giữa những gam màu nóng, tác giả sử dụng một gam màu lạnh như xoa mát cả khổ thơ.
Cái vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy nguy hiểm của núi rừng Tây Bắc được nhà thơ tiếp tục khai thác. Trong cái không gian mênh mông của rừng thiêng hoang vu ấy, cái chết luôn luôn rình rập con người:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Đoạn thơ được kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ ấm áp, dịu ngọt mở ra một cảnh tượng thơ mộng thấm đẫm tình người, gắn liền với những kỉ niệm của Tây Tiến trên những chặng đường hành quân:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
2. Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác của Tây Bắc: Một Tây Bắc tươi mát, mĩ lệ, tài hoa, duyên dáng. Những nét vẽ bạo, khoẻ, gân guốc ở đoạn thơ đầu, đến đoạn thơ này được thay bằng những nét mềm mại, tinh tế. Hình ảnh một đêm liên hoan văn nghệ của bộ đội được gợi lên với những chi tiết rất thực mà cũng rất mộng, rất ảo:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ...
Hơn ở đâu hết, đoạn thơ này bộc lộ nét tài hoa của Quang Dũng. Hồn thơ lãng mạn của ông bị hấp dẫn trước những vẻ đẹp mang màu sắc bí ẩn của con người và cảnh vật nơi xứ lạ: xiêm áo lộng lẫy, dáng điệu "e ấp" của cô gái Tây Bắc, tiếng khèn, điệu múa độc đáo mang đậm bản sắc địa phương. Hai tiếng "kìa em" thể hiện một cái nhìn ngỡ ngàng, kinh ngạc trìu mến.
Cũng ở đoạn thơ này, con người và cảnh vật Tây Bắc hiện lên tươi đẹp và thơ mộng. Ngòi bút tài hoa, tinh tế của nhà thơ đã vẽ lên hình ảnh con người mờ ảo trong chiều sương Châu Mộc, gợi lên cái hồn của rừng lau, cái dáng mềm mại của cô gái trên chiếc thuyền, cái đong đưa của những bông hoa trôi theo dòng nước lũ.
3. Trên nền hùng vĩ và diễm lệ của núi rừng Tây Bắc, hình ảnh người lính Tây Tiến xuất hiện mang vẻ đạp vừa bi tráng vừa thơ mộng.
Nhà thơ không che giấu những gian khổ, hi sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều, những khó khăn, gian khổ, những mất mát, hi sinh ấy được thể hiện bằng một bút pháp lãng mạn. Qua cách nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng, đem đến cho hình ảnh người lính một vẻ đẹp hào hùng tráng lệ. Cái sự thực tàn khốc đoàn quân Tây Tiến tóc trụi, da xanh ngắt như tàu lá vì sốt rét, qua con mắt của nhà thơ vẫn toát lên cái vẻ "dữ oai hùm". Cái vẻ hào hùng, sang trọng của người lính toát lên từ thái độ dứt áo ra đi: "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh", từ tư thế: "Mắt trừng gởi mộng qua biên giới", từ những giấc mơ biết bao thơ mộng: "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm".
Tác giả đã dành những câu thơ trang trọng để nói về sự hi sinh mất mát của người lính Tây Tiến. Những người lính ngã gục bên đường, sự thật là không có đến một manh chiếu bọc thân, qua cách nhìn của nhà thơ lại được khâm liệm bằng những tấm áo bào sang trọng: "Áo bào thay chiếu anh về đất". Những nấm mồ người lính rải rác nơi rừng hoa biên giới xa xôi bỗng trở thành những nấm mồ tôn nghiêm nhờ những từ Hán Việt cổ kính, trang trọng: "Rải rác biên cương mồ viễn xứ" v.v... Đoạn thơ kết thúc bằng tiến gầm dữ dội của dòng sông Mã như khúc nhạc hào hùng đưa tiễn linh hồn người chiến sĩ: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành".
Anh, chị hãy phân tích đoạn thơ sau đây:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi..."
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Văn học 12, tập một, nxb Giáo dục, Hà Nội - 2004, tr. 76)
a) Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí.
- Hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến.
b) Phân tích đoạn thơ: học sinh có thể lựa chọn cách phân tích phù hợp để bày tỏ cảm nhận của riêng mình về đoạn thơ, nhưng phải nêu được các ý cơ bản sau đây:
- Nội dung bao trùm đoạn thơ: hoài niệm thiết tha về một thời Tây Tiến.
+ Nỗi nhớ về núi rừng Tây Bắc: hùng vĩ, hiểm trở (phân tích dẫn chứng), hoang dại, bí hiểm (phân tích dẫn chứng), thơ mộng (phân tích dẫn chứng)...
+ Nỗi nhớ về người lính Tây Tiến: hành trình vất vả, gian truân nhưng vẫn hóm hỉnh lạc quan, mở rộng tâm hồn để cảm nhận vẻ đẹp của Tây Bắc (phân tích dẫn chứng).
- Nghệ thuật: ngôn ngữ giàu nhạc tính, tính hình tượng và giá trị biểu cảm... (chú ý điệp từ , thanh điệu, láy...)
Phân tích vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
YÊU CẦU
Nội dung : Nêu được cách nhìn và cách miêu tả độc đáo của nhà thơ về vẻ đẹp của người lính cách mạng những năm đầu kháng chiến gian khổ. Khi làm bài, cần lưu ý các đối tượng phân tích là người lính trong bài thơ dưới cái nhìn nghệ thuật riêng của Quang Dũng.
Kiểu bài : Đây là kiểu bài phân tích một khía cạnh của một bài thơ hoàn chỉnh. Bài làm đòi hỏi học sinh phải biết chọn lựa từ bài thơ những chi tiết cần phân tích để phục vụ cho chủ đề của bài làm.
GỢI Ý
Nên tập trung vào mấy ý chính sau đây:
- Người lính hiện về trong hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian (Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi... Nhớ về rừng núi... Tây Tiến người đi không hẹn ước, Đường lên thăm thẳm một chia phôi, Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy...) Nhưng vẫn là hoài niệm không dứt, một nỗi thương nhớ mênh mang (Nhớ về, nhớ chơi vơi...).
- Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể hàng ngày, trong những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân, với những đói rét bệnh tật, với những nét vẽ tiều tuỵ về hình hài song vẫn rất phong phú trong đời sống tâm hồn với những khát vọng rất mãnh liệt của tuổi trẻ (dẫn thơ minh hoạ).
- Tác giả phát hiện ra vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn của người lính :
+ Con người nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế (Hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ, cánh hoa đong đưa).
+ Con người vẫn cháy bỏng những khát vọng chiến công vẫn ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (Mắt trừng rởi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm). Một dáng kiều thơm hay một vẻ đẹp của con người rừng núi có nhiều hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (kìa em xiêm áo tự bao giờ).
- Người lính hiện lên chân thực, thơ mộng, lãng mạn (đến đa tình đa cảm), đồng thời cũng rất hào hùng, rất tráng sĩ. Với nhiều từ ngữ Hán Việt vốn mang sắc thái cổ điển sang trọng (Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông mã gầm lên khúc độc hành...) tác giả tạo được không khí thiêng liêng làm cho cái chết tiều tuỵ của người lính hình thành một hành vi lịch sử thấu động lòng sông. Âm hưởng bốn câu thơ cuối làm cho hơi thơ cứ vọng dài thăm thẳm không dứt hòa với bước đường của người chiến sĩ tình nguyện ra đi cho mùa xuân đất nước :
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”