Sử 8 Tóm tắt sơ lược về các nhân vật Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc, Nguyễn Tri Phương

H

huck

Tham khảo nha^^~

*Hoàng Tá Viêm (Hoàng Kế Viêm) là quốc thích của nhà Nguyễn. Ông lấy công chúa Hoàng Tộc. Hoàng Kế Viêm là võ tướng chứ không phải văn tướng hay thuộc dạng tài năng văn võ song toàn như Nguyễn Công Trứ. Ông ta có tinh thần dân tộc rất đáng khâm phục, chiến thắng 2 trận cầu giấy là nhờ công lao của ông ta và tướng Cờ Vàng Lưu Vĩnh Phúc (thuộc Thái Bình Thiên Quốc) và tinh thần anh dũng của nhân dân ta. Sau khi Tốt Thất Thuyết chủ chiến thất bại, ông ta không được triều đình Nhà Nguyễn (Đồng Khánh) trọng dụng, sau đó thì tuổi già sức yếu.
*Lưu Vĩnh Phúc (1837—1917), tự Uyên Đình, người Khâm Châu, Quảng Đông (nay thuộc Quảng Tây), là một quân nhân Trung Quốc thời kỳ nhà Thanh. Ông có thể coi là tổng thống thứ nhì và cũng là cuối cùng của Đài Loan dân chủ từ ngày 5 tháng 6 năm 1895 cho tới ngày 21 tháng 10 năm 1895.
(Cuộc đời, sự nghiệp:
1 Thời kỳ hoạt động ở Trung Quốc
2 Thời kỳ hoạt động ở Việt Nam
3 Giết chết đại úy hải quân Francis Garnier
4 Giết chết đại tá hải quân Henri Rivière
5 Tham gia chiến tranh Pháp-Thanh
6 Trở về Trung Quốc)
*Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).
 
I

ilovesnsd_snsdno1

Nếu thấy đc thanks cái nha :)
Nguyễn Tri Phương ,tên cũ là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đồng Xuyên, sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân (tức 9 tháng 9 năm 1800), quê làng Đường Long (Chí Long), xã Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Ông xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên công nghiệp lớn.
Năm Quý Mùi (1823), vua Minh Mạng đề bạt ông hàm Điển bộ (Bí thư ở Nội điện), năm sau thăng Tu soạn, rồi Thừa chỉ ở Nội các, hai năm sau thăng Thị độc, Thị giảng học sĩ, năm 1831 thăng Hồng Lô tự khanh.
Năm Canh Tý (1840), ông được bổ làm Tuần phủ Nam Nghĩa, trông coi bố phòng cửa biển Đà Nẵng. Công việc hoàn thành tốt đẹp, ông được triệu về kinh thăng Tham tri bộ Công, được vua Thiệu Trị cử làm Tổng đốc Long Tường (Vĩnh LongĐịnh Tường). Tại đây, ông dẹp tan được các toán giặc cướp nước ngoài vào quấy phá. Tháng 5 âm năm 1844, ông được cải bổ Tổng đốc An Hà (An Giang, Hà Tiên). Năm 1845, ông cùng với Doãn Uẩn đánh bại quân Xiêm La của tướng Bodin, bình định Cao Miên, ổn định hoàn toàn vùng biên giới Tây Nam thuộc miền Tây Nam bộ. Sau, thăng Khâm sai quân thứ đại thần Trấn Tây hàm Tòng Hiệp Biện Đại học sĩ (tháng 9 âm/1845), rồi được thưởng danh hiệu "An Tây trí dũng tướng" (tháng 2 âm/1847).
Tháng 5 năm 1847, ông được triệu về kinh, thăng hàm Chánh Hiệp biện đại học sĩ, lãnh Thượng thư bộ Công đại thần Cơ mật viện, tước Tráng Liệt tử và được ban một Ngọc bài có khắc bốn chữ "Quân kỳ thạc phụ", được chép công trạng vào bia đá ở Võ miếu (Huế). Sau khi vua Thiệu Trị mất, ông được đình thần tôn làm Phụ chính Đại thần (theo di chiếu).

Hoàng Kế Viêm , tên thật là Hoàng Tá Viêm , tự Nhật Trường, hiệu Tùng An, người làng Văn La, tổng Văn Đại, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông là con của Hoàng Kim Xán, Bố chánh tỉnh Khánh Hòa. Sau khi Hoàng Kế Viêm thi đỗ cử nhân vào năm 1843 thời vua Minh Mạng, ông được bổ Tư vụ, hàm Quang Lộc tự khanh.
Ông kết duyên với con gái thứ năm của vua Minh Mạng là công chúa Hương La, nhưng chẳng bao lâu thì vợ mất.
Đời Thiệu Trị, năm 1846, ông làm Lang trung Bộ Lại. Đến thời Tự Đức (năm 1850), mẹ mất, ông đang ở quê chịu tang thì được chiếu triệu về kinh, sung chức Án sát tỉnh Ninh Bình (1852). Năm 1854, ông thăng Bố chính Thanh Hóa, Bố chánh kiêm Tuần phủ Hưng Yên (1859), Tổng đốc An Tịnh (1863). Suốt thời gian trên, ông có công trị an, mở mang kinh tế, thủy lợi...
Qua tháng Tư năm sau (1871), Tự Đức lại sai quan Hình bộ thượng thư là Lê Tuấn làm chức Khâm sai thị sự đến hỗ trợ ông. Hoàng Kế Viêm vừa đánh vừa dụ hàng, thu phục được Lưu Vĩnh Phúc, đánh tan quân Cờ trắng và Cờ vàng. Hoàng Sùng Anh cũng bị quân Cờ đen truy lùng và giết chết khi trốn chạy. Nhờ công lao này, Hoàng Kế Viêm được phong Đại học sĩ lãnh Tổng thống Tam Tuyên, sung Tiết chế quân vụ miền Bắc.
Vì đất Bắc Kỳ luôn có loạn, năm Canh Thìn (1880) triều đình đặt ra Lạng Giang đạo và Đoan Hùng đạo, rồi sai hai viên Tĩnh biên phó sứ là Trương Quang Đản đóng ở Lạng Giang và Nguyễn Hữu Độ đóng ở Đoan Hùng. Phong cho Hoàng Kế Viêm là Tĩnh biên sứ, kiêm cả hai đạo.
Khi quân Pháp xâm chiếm Đại Nam, Hoàng Kế Viêm đứng về phe chủ chiến. Năm 1873, Đại úy hải quân Pháp Francis Garnier đem quân theo sông Hồng lên chiếm thành Hà Nội và sửa soạn đánh các tỉnh khác ở đồng bằng sông Hồng. Hoàng Kế Viêm liền được cử làm Tiết chế Bắc Kỳ quân vụ (chức vụ quân sự cao cấp nhất tại Bắc Kỳ) để đôn đốc các nơi lo việc chống ngăn.
Ngày 21 tháng 11 âm lịch năm đó, ông và Lưu Vĩnh Phúc cùng tổ chức mai phục và đã giết chết được F.Garnier tại Ô Cầu Giấy[2].
Năm 1884, triều đình ký Hòa ước Giáp Thân (1884) với Pháp. Sau đó, vua Kiến Phúc đã ra lệnh cho Hoàng Kế Viêm lúc đó đang đóng ở Sơn Tây rút quân về Huế, nhưng ông không tuân lệnh, vẫn ở lại phối hợp với quân Thanh đánh Pháp. Mãi đến khi Sơn Tây và Hưng Hóa thất thủ, ông mới chịu về Huế, nhưng cương quyết không hợp tác với phe chủ hòa.
Năm 1884, ông được phong làm Thái tử Thiếu bảo, Cơ mật viên Đại thần. Chẳng bao lâu ông xin về trí sĩ nhưng không được, mãi đến đời vua Thành Thái, năm 1889, ông mới được nghỉ hưu, về quê sống đến khi mất (1909), thọ 89 tuổi.
Lưu Vĩnh Phúc (1837—1917), tự Uyên Đình, người Khâm Châu, Quảng Đông (nay thuộc Quảng Tây), là một quân nhân Trung Quốc thời kỳ nhà Thanh. Ông có thể coi là tổng thống thứ nhì và cũng là cuối cùng của Đài Loan dân chủ từ ngày 5 tháng 6 năm 1895 cho tới ngày 21 tháng 10 năm 1895.
(Cuộc đời, sự nghiệp:
1 Thời kỳ hoạt động ở Trung Quốc:

2 Thời kỳ hoạt động ở Việt Nam:
nhà Nguyễn chính thức ban cho Lưu Vĩnh Phúc chức vị Cửu phẩm bách hộ để tiếp tục công việc bình định vùng này.
Tuy vậy, đánh nhau với người thiểu số không phải là mối quan tâm chính của Lưu Vĩnh Phúc, nên năm 1868, Lưu Vĩnh Phúc quay ra tranh giành khu vực thị trấn Lào Cai, tức châu Bảo Thắng, một món mồi béo bở, lúc bấy giờ đang nằm dưới sự kiểm soát của các thương gia có vũ trang người Quảng Đông. Quân Cờ đen tự tiện thu thuế, khai khoáng, cướp bóc khắp nơi, quan quân nhà Nguyễn cũng không ngăn cản được.
Nhận được tin về những thắng lợi dễ dàng của Lưu Vĩnh Phúc, những toán quân còn lại của Ngô Vương, lúc này đang bị quân Thanh dồn ép về gần biên giới, theo Hoàng Sùng Anh (Huang Ch'ung-ying, cháu Ngô Vương) lập thành quân Cờ vàng, tràn qua biên giới chiếm thị trấn Hà Giang nằm trên bờ sông Lô. Quân Cờ vàng được tổ chức theo mô hình quân Cờ đen, nhưng với số lượng đông hơn gấp hai, ba lần. Tuy nhiên Hà Giang không phải là một nơi có thể đem lại nhiều lợi nhuận như Lào Cai, nên xung đột giành quyền lợi giữa hai nhóm Cờ đen và Cờ vàng bùng nổ.
Năm 1869, quân Cờ đen phục kích đánh tan tác quân Cờ vàng tại Lào Cai, rồi truy quét Cờ vàng đến tận hang ổ tại Hà Giang. Phối hợp với quân Cờ đen là quân nhà Nguyễn và quân Thanh của tướng Phùng Tử Tài, quân Cờ vàng phải tháo chạy khỏi căn cứ Hà Giang. Tuy nhiên, do dịch bệnh và khí hậu khắc nghiệt nên quân Thanh phải rút về, quân Cờ vàng tiếp tục kiểm soát một vùng rộng lớn ở khoảng giữa sông Hồng đến biên giới, từ Lào Cai đến Sơn Tây. Đến năm 1875, quân Cờ đen mở chiến dịch quyết định đánh chiếm Hà Giang, phối hợp với họ không những là quân nhà Nguyễn mà cả quân Thanh từ Quảng Tây và Vân Nam.
3 Giết chết đại úy hải quân Francis Garnier
4 Giết chết đại tá hải quân Henri Rivière
5 Tham gia chiến tranh Pháp-Thanh
 
Top Bottom