[Toán9]Nguỵ Biện Toán Học !

B

boybuidoi147

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho a và b là hai số khác nhau : a # b. Gọi c là trung bình cộng của chúng, tức là:
c = (a + b)/2 hay a + b =2c...........................(1)
Nhân hai vế của (1) với a - b, ta có :
a^2 - b^2 = 2ac - 2bc................................(2)
Thêm b^2 - 2ac + c^2 vào 2 vế của (2):
a^2 - 2ac + c^2 = b^2 - 2bc + c^2....................(3)
(3) có thể viết là:
(a - c)^2 = (b - c)^2......................................(4)
Từ (4) suy ra :
a - c = b - c
Do đó : a = b :D
:khi (74):
 
Last edited by a moderator:
C

ctsp_a1k40sp

Cho a và b là hai số khác nhau : a # b. Gọi c là trung bình cộng của chúng, tức là:
c = (a + b)/2 hay a + b =2c...........................(1)
Nhân hai vế của (1) với a - b, ta có :
a^2 - b^2 = 2ac - 2bc................................(2)
Thêm b^2 - 2ac + c^2 vào 2 vế của (2):
a^2 - 2ac + c^2 = b^2 - 2bc + c^2....................(3)
(3) có thể viết là:
(a - c)^2 = (b - c)^2......................................(4)
Từ (4) suy ra :
a - c = b - c
Do đó : a = b :D
:khi (74):

(a - c)^2 = (b - c)^2......................................(4)
Từ (4) suy ra :
a - c = b - c




(4)^2=(-4)^2
suy ra 4=-4
 
Q

quang1234554321

boybuidoi làm sai
từ (a-c)^2=(b-c)^2 ko thể suy ra a-c=b-c đc mà phải là /a-c/ = /b-c/
nếu a>c và b>c thì a-c=b-c => a=b => loại
nếu a>c và b<c thì a-c=c-b => a=-b nhận
tương tự với các trường hợp còn lại
nguỵ biện sai bét
 
B

boybuidoi147

đề bài:cho a=b.Hãy chứng minh:2=1( a>0)
lời giải:
ta co': a=b
=>>a^2 = a.b
=>>a^2 - b^2=a.b - b^2
=>>(a+b).(a-b)=b.(a-b)
=>>a+b=b
=>>2b=b
=>>2=1 (điều phai~ CM)
thấy tui giải như thế nào hã pà kon :D
 
Last edited by a moderator:
B

boybuidoi147

Nguỵ biện là thế

boybuidoi làm sai
từ (a-c)^2=(b-c)^2 ko thể suy ra a-c=b-c đc mà phải là /a-c/ = /b-c/
nếu a>c và b>c thì a-c=b-c => a=b => loại
nếu a>c và b<c thì a-c=c-b => a=-b nhận
tương tự với các trường hợp còn lại
nguỵ biện sai bét

PHÁI NGUỴ BIỆN:
trường phái triết học Hi Lạp cổ đại, gồm các nhà triết học dạy khoa trí khôn và khoa hùng biện thế kỉ 6 - 5 tCn. PNB có nhiều khuynh hướng khác nhau, nhưng giữa họ có một điểm thống nhất, đó là phủ nhận tôn giáo, giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách duy lí, chủ trương một chủ nghĩa tương đối về đạo đức xã hội. Một số nhà nguỵ biện, trong đó có Prôtagôrat (Prôthagoras) là nhân vật nổi tiếng, có quan điểm duy vật về giới tự nhiên và về nhận thức luận (khi cho rằng cảm giác là nguồn gốc của nhận thức). Nhưng cũng có một số nhà nguỵ biện khác có những kết luận hoài nghi đối với tồn tại và nhận thức. Những nhà nguỵ biện hậu kì (thế kỉ 4 tCn.) thoái hoá thành những người dùng những lí lẽ xảo trá (về sau gọi là phép nguỵ biện) để bảo vệ hay bác bỏ bất kì luận điểm nào họ muốn; không quan tâm tới chân lí. Theo Arixtôt (Aristote), họ đã trở thành những ông giáo dạy “trí khôn giả”. Những nhà nguỵ biện tiêu biểu gồm: Prôtagôrat, Goocgiat (Gorgias), Kritiat (Kritias).

:D
 
Q

quang1234554321

CM sai tiếp
trong phép biến đổi trên (a-b) = (a-b) thì cả 2 vế đã =0 , vì vậy khi nhân hay chia bất cứ 1 lượng nào nó cũng vẫn là 0
bạn nhân thêm vào VT với (a+b) và VP với b thì vẫn là 0 , nhân thêm VT với (a+b)^10000....... thì vần thế, như vậy thì 2 cái dc nhân vào 2 vế của đẳng thức # nhau nhưng2 vế vẫn = nhau và =0
 
B

boybuidoi147

I. Ngụy biện
Ngụy biện là một phép suy luận không hợp trong logic mệnh đề hay nói cách khác NB là cách nói lắt léo, làm cho người khác không phân biệt được phải trái, đúng sai, bị sa bẫy mà không biết. Nói chung những người NB thường dựa vào dấu hiệu giống nhau về hình thức để đánh tráo khái niệm, đem quy luật của hiện tượng này cho quy luật của hiện tượng khác, áp đặt những hiện tượng riêng biệt cho một quy luật chung một cách không phù hợp, vận dụng phép suy luận sai làm luận chứng cho phép suy luận của mình.
II. Bác bỏ
Bác bỏ là một phép ngụy biện làm rõ tính giả dối chỉ ra chỗ sai của luận đề hoặc một phép suy luận nào đó. Khác với phép chứng minh là trong mỗi phép chứng minh đều có 3 phần: luận đề, luận chứng và luận cứ nhưng trong mỗi phép bác bỏ ta chỉ cần chỉ ra tính không chân thực, không hợp logic của một trong 3 phần đó.
III. Các quy tắc bác bỏ
IV. 1. Bác bỏ luận đề
- Bác bỏ luận đề của một phép NB là ta phải đưa ra luận đề trái ngược với luận đề của đối phương đã thiết lập.
Ví dụ: 1. Mọi số chia hết cho 3 đều chia hết cho 6
 Bác bỏ:  số tự nhiên a chia hết cho 3, không chia hết cho 6. Ví dụ: 9, 15
Ví dụ 2: Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh
 Bác bỏ:  hai góc A và B: A = B, A, B không đối đỉnh. Ví dụ bằng hình vẽ

2. Bác bỏ luận cứ
Có nghĩa là ta chỉ ra một trong số các căn cứ mà đối phương đã dùng trong các bước chứng minh là sai không có thực. Như vậy toàn bộ phép chứng minh của đối phương bị bác bỏ.
Ví dụ 1: Chứng minh 4 = 5
48 + 20 – 68 = 60 + 25 -85
4 (12 + 5 – 17) = 5 (12 + 5 – 17)
4 = 5
Luận cứ: Luật giản ước của phép nhân 
Bác bỏ: Sai vì luật giản ước chỉ thực hiện được khi phần tử giản ước khác 0
:p
 
B

boybuidoi147

Hãy xây dựng các phép Ngụy biện sau, sau đó vận dụng quy tắc bác bỏ luận cứ để bác bỏ chúng
1,Góc vuông có số đo bằng góc nhọn
2, Tổng hai cạnh góc vuông luôn = cạnh huyền
3,Mọi số thực đều bằng 0
4,Tổng của hai số dương bất kỳ đều bằng 0
TUI CHỨNG RỒI MỌI NGƯỜI NHẬN RA THÌ DỄ QUÁ NGON THÌ GIẢI MẤY BÀI NÀY ĐI, CÁCH BƯỚC THỰC HIỆN TUI ĐÃ POSS Ở TRÊN RỒI ĐÓ :D:D:D:D::D:D:D
 
Q

quang1234554321

Mệnh đề c: mọi số thực đều bằng 0.
lấy một số a tùy ý và một nửa của nó là x. Ta có a=2x.
Nhân 2 vế với a ta được 2ax=a^2 hay a^2-2ax=0. Lại thêm x^2 vào hai vế được a^2-2ax+x^2=x^2
Hay (a-x)^2=x^2
Có thể viết là (x-a)^2.
Do đó x-a=x. Tức là a=0.
Bác bỏ:Bình phương hai số bằng nhau ko thể suy ra hai số bằng nhau.
Tổng hai số dương bằng 0:
Giả sử có hai số dương a và b. Tổng của chúng bằng c cũng dương. Nhân hai vế với a+b được:
c(a+b)=(a+b)^2
ac+bc=a^2+2ab+b^2
(a^2+ab-ac)+(ab+b^2-bc)=0
a(a+b-c)+b(a+b-c)=0
Giản ước cho a+b-c ta được a+b=0
Bác bỏ bằng luật giản ước phép nhân.
nhớ cảm ơn nhá chú em
 
Top Bottom