[toan11]Quán Cóc Toán Học

B

balep

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình xin chính thức khánh thành " Quán Cóc Toán Học"

mathematics.jpg

Đến đây, các bạn có thể trò chuyện, bàn bạc, thảo luận về các thông tin và kiến thức ngoài lề thú vị.... trong toán học, như : toán logic, thử trí IQ, hoặc chia sẻ các phương pháp giải toán hay, những tìm tòi của mình trong việc học toán....

:khi (89):Mong các bạn vui vẻ khi đến với quán của chúng tôi
:khi (89):

:khi (24)::khi (24)::khi (24)::khi (24)::khi (24)::khi (24):​
 
D

duynhan1

Bóc cái tem. :))

Một bài toán logic:
Thời gian : 30s
A, B, C có quan hệ huyết thống rất gần. Trong 3 người có bố của A, con gái của B và anh của C. Nhưng anh của C không phải là bố của A và trong 3 người không có quan hệ loạn luân.
vậy trong 3 người ai là nữ ??
 
Last edited by a moderator:
A

anhtuanphan

Bóc cái tem. :))

Một bài toán logic:
Thời gian : 30s
A, B, C có quan hệ huyết thống rất gần. Trong 3 người có bố của A, con gái của B và anh của C. Nhưng anh của C không phải là bố của A và trong 3 người không có quan hệ loạn luân.
vậy trong 3 người ai là nữ ??
em xin trả lời là A
lần này chắc không spam
Câu hỏi
1. Có 5 ngôi nhà, mỗi nhà có một màu khác nhau
2. Trong mỗi nhà ở một người có quốc tịch khác nhau
3. Mỗi cư dân chỉ thích một loại nước uống, hút thuốc một hãng và nuôi một con vật trong nhà
4. Cả 5 cư dân không có cùng thích một loại nước uống, hút thuốc cùng một hãng hay nuôi cùng một con vật trong nhà như người hàng xóm của mình.

Cho biết :

- Ngườì Anh ở trong nhà màu đỏ
- Ngườì Thuỵ-điển nuôi chó
- Ngườì Đan-mạch thích uống chè
- Ngôi nhà màu xanh lá cây nằm bên trái ngôi nhà màu trắng.
- Ngườì ở nhà màu xanh lá cây thích uống càfê
- Ngườì hút thuốc hiệu Pall Mall nuôi chim
- Ngườì ở nhà nằm giữa thích uống sữa.
- Ngườì ở nhà màu vàng hút thuốc hiệu Dunhill.
- Ngườì Na-uy ở nhà đầu tiên
- Ngườì hút thuốc hiệu Marlboro ở cạnh nhà ngườì có nuôi mèo
- Ngườì có nuôi ngựa ở cạnh nhà ngườì hút thuốc hiệu Dunhill
- Ngườì hút thuốc hiệu Winfield thích uống bia
- Ngườì Na-uy ở cạnh nhà màu xanh nước biên
- Ngườì Đức hút thuốc hiệu Rothmanns
- Ngườì hút thuốc hiệu Marlboro có ngườì hàng xóm thích uống nước lọc

Câu hỏi là : người nước nào nuôi cá ?
 
R

rooney_cool

Bóc cái tem. :))

Một bài toán logic:
Thời gian : 30s
A, B, C có quan hệ huyết thống rất gần. Trong 3 người có bố của A, con gái của B và anh của C. Nhưng anh của C không phải là bố của A và trong 3 người không có quan hệ loạn luân.
vậy trong 3 người ai là nữ ??

A là con gái

Con gái của B là A

Bố của A là B

Còn C chắc là chú nào đó ;))
Nghĩ sao viết vậy
 
Q

quyenuy0241

Có 2 con quỷ. Một con quỷ đỏ, một con quỷ xanh . Con quỷ đỏ đập 2 phát chết , Quỷ xanh 1 phát thì chết .

Hỏi làm thế nào để đập 2 phát chết 2 con

:D:D:D Câu này có vẻ là rất cũ roài thì phải !!!!
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

Bóc cái tem. :))

Một bài toán logic:
Thời gian : 30s
A, B, C có quan hệ huyết thống rất gần. Trong 3 người có bố của A, con gái của B và anh của C. Nhưng anh của C không phải là bố của A và trong 3 người không có quan hệ loạn luân.
vậy trong 3 người ai là nữ ??
B: bố
A, C: con B
S: anh C
=> C: girl:-j
đúng hok;;)
 
B

balep

Trong 3 người có bố của A : nên B, C là bố của A
con gái của B : nên C,A là con gái của B và anh của C : nên A,B là anh trai của C
Nếu B là bố của A, suy ra anh trai của C là A nên C là girl ( vì điều kiện anh trai của C ko phỉa là bố của A )
Nếu C là bố của A, suy ra A là anh trai của C
nên B là con gái của B ( ! )
Nếu C là bố của A, suy ra B là anh trai của C
nên A là con gái của B ( ! )
suy ra chỉ có trường hợp 1 là đúng
Câu C
 
D

duynhan1

Tiếp ..........

Ba người bạn tốt là Tân, Vĩ, Lan, mỗi người họ đều có một ít sách vở.

Một ngày, họ tặng sách lẫn nhau

- Lần 1: Tân tặng sách cho Vĩ và Lan, số lượng sách đã tặng và số lượng sách ban đầu của 2 người ( Vĩ và Lan là như nhau)

- Lần 2: Vĩ tặng sách cho Lan và Tân số lượng sách đã tặng bằng số lượng sách sau lần tặng thứ nhất của 2 người này.

-Lần 3: Lan tặng sách cho Tân và Vĩ, số lượng sách đã tặng bằng số lượng sách sau lần tặng thứ 2 của 2 người này .

- Sau 3 lần tặng sách của 3 người bạn trên đều là 16 quyển Hỏi ban đầu mỗi người có bao nhiêu quyển sách.

P/s: Câu này dễ , giới hạn thời gian là 90s, sau 90 s sau khi đọc giải ra ko tính :)) =))
 
A

anhtuanphan

bao nhiêu cũng được
miễn là tổng số bằng 16 và số sách của tân lớn hơn hoặc bằng 8
máy anh bị out nên nộp chậm
 
D

duynhan1

bao nhiêu cũng được
miễn là tổng số bằng 16 và số sách của tân lớn hơn hoặc bằng 8
máy anh bị out nên nộp chậm

Giải sai rồi anh :D
________________________________

Em tóm tắt đề nè :D

Mỗi lần 1 người tặng cho 2 người còn lại số sách mà họ đang có :D chỉ như vậy thôi, đề ghi để phân tán tư duy của mọi nguwofi :D
 
Last edited by a moderator:
Q

quyenuy0241

Có 1 ông già rất giỏi chơi chữ :

Ông có 3 người con là Hải, Hà , Sơn.

Là 1 gia đình giàu có nhưng các con bất hoà, tranh gia sản, có 1 ngừơi con đã giết ông để cướp đoạt tài sản ,

Trước khi bị giết ông già đã viết 1 bức tranh và trong đó có ẩn chứa người đã giết mình.Bức tranh gồm :

Một cái "đồi" và một "đường thẳng" đó các bạn biết người giết ông già là ai????
 
A

anhtuanphan

cái này liên quan đến toán học nên em nghĩ cái đồi là hình tam giác còn đường thẳng là đường thẳng
nếu ông cụ giỏi toán thì
nó liên quan đến đường thẳng sim sơn
chắc là sơn
 
A

anhtuanphan

thêm 1 câu đố
3,nô bi ta vừa chạy về nhà đã vội khoe:
“Đô-rê-mon xem nè, mình vừa tìm được 1 tấm bản đồ kho báu mà mật mã của từ chìa khoá là phải tìm ra diện tích của vùng đất trên bản đồ này.Thế nhưng mảnh giấy này là 1 hình rất phức tạp.Làm sao để tìm ra mật mã bây giờ.Kho báu này rất lớn đấy!”
bạn hãy mách nước cho nô bi ta tìm được gần đúng diện tích
 
Last edited by a moderator:
T

takitori_c1

Thiên tài và trí tưởng tượng

Đây là bài phỏng vấn nhà vật lý Mỹ nổi tiếng Richard Feynman của tạp chí La Recherche, được chọn là một trong những bài báo hay nhất trong số đặc biệt kỷ niệm 30 năm thành lập của tạp chí này.

Thế nào là một nhà vật lý tốt? Theo Richard Feynman, điều cơ bản không phải là nắm vững những công cụ toán học cần thiết mà phải luôn luôn giữ được óc phê phán, phải chấp nhận những điều bất ngờ không dự kiến trước và phải biết thừa nhận những sai lầm của mình mà không nản lòng.



La Recherche: Đối với những người ngoại đạo, vật lý năng lượng cao dường như nhằm phát hiện những thành phần tối hậu của vật chất Theo đúng đường hướng của khoa học cổ Hy Lạp, môn vật lý này giống như một cuộc “tìm kiếm nguyên tử” , tức tìm kiếm hạt “không thể phân chia ” được nữa. Tuy nhiên, các máy gia tốc lớn đã tạo ra những mảnh có khối lượng còn lớn hơn cả khối lượng của các hạt ban đầu, thậm chí của cả các hạt quark, những hạt mà ta không thể tách rời ra được. Vậy, nói chính xác thì các ông đang tìm kiếm chi vậy?

R.Feynman: Tôi không nghĩ rằng các nhà vật lý đã có một khi nào đó “tìm kiếm” một thành phần tối hậu của vật chất, họ chỉ cố gắng phát hiện ra động thái của tự nhiên mà thôi. Họ có thể có nói về “cái hạt tối hậu đó mà chưa suy nghĩ thật kỹ, bởi vì ở một thời điểm nào đấy. Tự nhiên đối với họ có vẻ là như vậy, nhưng… Thôi, thế này vậy: ông hãy thử hình dung một các nhà thám hiểm đang khám phá một lục địa mới. Bất chợt, họ nhìn thấy nước chảy trên mặt đất. Vì họ đã từng nhìn thấy điều này ở quê nhà, họ gọi nó là “con sông” và quyết định khám phá nguồn của nó. Và thế là họ lần ngược dòng sông và mọi chuyện đều suôn sẻ cho với thời điểm, khi đã leo lên đỉnh cao, họ nhận thấy rằng hệ thống thuỷ văn ở đây là hoàn toàn khác với điều mà họ chờ đợi. Có thể, nước chảy ra từ một hồ lớn hoặc từ một thác nước, hoặc thậm chí con sông chảy thành một vòng tròn, thì sao? Liệu ông có dám bảo rằng cuộc thám hiểm của họ là thất bại không? Hoàn toàn không. Bởi lẽ mục tiêu đích thực của cuộc thám hiểm của họ là khám phá lục địa này kia mà. Và nếu cuối cùng họ vẫn không tìm được nguồn của con sông thì cũng có gì nghiêm trọng đâu, thậm chí họ có thể còn rất tiếc là mình đã nói quá sớm. Chừng nào mà Tự nhiên còn thể hiện cho chúng ta thấy nó giống như một hệ thống các bánh xe lồng trong nhau, thì việc tìm kiếm các bánh xe tối hậu cũng là chuyện bình thường. Nhưng có thể Tự nhiên không được cấu trúc như vậy thì sao? Khi đó, cái mà chúng ta tìm kiếm sẽ là cái mà chúng ta tìm thấy, thế thôi.

- Dẫu sao ta thì các ông cũng có một ý niệm gì đấy, dù là nhỏ, về cái mà các ông sẽ sớm thấy chứ?

Đúng thế. Những điều gì sẽ xảy ra khi ông tới nơi mà chỉ có sương mù dày đặc? ông luôn luôn có thể hy vọng sẽ tìm thấy cái này hoặc cái kia, ông luôn luôn có thể phát biểu đủ thứ định lý này nọ về tổng của các đường phân thuỷ, nhưng sẽ ra sao nếu ông lại rơi vào một màn sương mù dày đặc- nơi ngưng tự các hình dáng rất mù mờ – và ông không thể phân biệt được đâu là Trời đâu là Đất? Tất cả những lý thuyết đẹp đẽ của ông lúc đó sẽ sụp đổ!

- Liệu ngày hôm nay có còn chỗ đứng cho một nhà lý thuyết kiểu như Faraday ở đầu thế kỷ XIX, nghĩa là anh ta không phải là nhà toán học ở trình độ cao nhưng lại có một trực giác vật lý mạnh mẽ.

Tôi rất muốn nói rằng có rất ít khả năng! Trước kia không cần có hiểu biết nhiều về toán cũng có thể hiểu được những cái đã làm được. Nhưng những điều mà chúng ta đã phát minh ra trong vòng một trăm năm trở lại đây rất khác và rất mù mờ tới mức chỉ có toán học mới cho phép đưa chúng ta tiến lên được

- Điều đó phải chăng có nghĩa là chỉ có một số rất ít người mới có khả năng tham gia vào sự tiến bộ của khoa học hoặc thậm chí đơn giản chỉ là hiểu được những cái đã làm ra?

Tôi không nghĩ rằng lại có, một bên, là một nhúm người kỳ dị có khả năng hiểu được toán học, và một bên, là những người bình thường. Toán học là một trong số những phát minh của nhân loại. Do đó, về độ phức tạp, nó không thể vượt quá những điều mà con người có thể hiểu được. Một lần, tôi có đọc trong một quyển sách về toán học một câu như thế này: “Cái mà một gã điên làm ra thì những gã điên khác đều có thể làm được, Các lý thuyết của chúng ta về Tự nhiên có vẻ như trừu tượng và làm cho những người không được học chúng cảm thấy khiếp sợ, những cũng không nên quên rằng những kẻ làm ra chúng là những gã điên khác.Cũng cần phải thấy rằng có khuynh hướng làm cho tất cả những lý thuyết đó đều quá sâu xa hơn là trên thực tế.

Một lần tôi với con trai – hồi đó cháu đang theo học triết học – cùng đọc một đoạn trong cuốn sách của Spinoza. Lập luận trong đó hoàn toàn chẳng có gì là cao siêu cả, nhưng nó lại được che đậy bằng một mớ những thuật ngữ, những thực thể và các thứ tầm phào khác, đến nỗi sau một lát cả hai cha con tôi đều phì cười. Ông có thể cho rằng tôi nói hơi quá. Ai lại dám đi cười một nhà triết học tầm cỡ như Spinoza bao giờ! Nhưng đó là sự thật. Ông cứ lấy bất cứ một mệnh đề nào của Spinoza và biến nó thành một mệnh đề có ý nghĩa ngược lại rồi quan sát xung quanh mình xem, tôi đố ông có thể nói được mệnh đề nào là đúng, mệnh đề nào là sai.

- Trong các sách giáo khoa nổi tiếng của ông, các nhà triết học và những lời bình luận của họ thường bị ông phê phán…

Cái làm cho tôi không thể nào chịu được không phải là triết học mà là thứ thông thái rởm. Giá như các nhà triết học đừng lên mặt làm gia vẻ quá nghiêm trọng. Giá như họ có thể nói thế này “Đó là điều tôi nghĩ, nhưng ngài A ngài B nào đó lại nghĩ khác và điều đó khá đích đáng”. Nhưng không! Họ lại nói một cách trịnh trọng: “Tư duy của các anh chưa đạt tới đủ độ sâu của sự vật, hãy để tôi cho các anh một định nghĩa về thế giới trước đã”. Không đời nào! Tôi đã quyết định dứt khoát là sẽ khám phá thế giới mà không cần tới cái định nghĩa đó của họ.

- Làm sao ông biết được bài toán này hay bài toán khác có bõ công để lao vào hay không?

Ngay từ thời học trung học tôi đã có ý niệm rằng cần phải nhìn nhân tầm quan trọng của một bài toán với xác suất giải được nó… Đó chính là loại ý tưởng nên gieo vào đầu óc của một đứa bé có thiên hướng kỹ thuật, vì đối với nó tất cả đều phải có thể được tối ưu hóa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, khi người ta biết kết hợp hai yếu tố đó (tức tầm quan trọng của bài toán và khả năng giải được nó- ND) một cách thích hợp thì người ta sẽ không tiêu phí đời mình để húc đầu vào một bài toán mà mình không thể giải được cũng như không hơi đâu đi giải những bài toán nhỏ nhoi mà những người khác cũng có thể làm được.

- Hãy lấy ví dụ về trường hợp bài toán mà ông đã được giải Nobel cùng với Schwinger và Tomonaga, các ông mỗi người đã tiếp cận nó một cách khác nhau. Vậy có phải bài toán đó đã đến lúc đặc biệt chín muồi hay không?

Điện động lực học lượng tử đã được Dirac và một số người khác phát minh vào cuối những năm 1920, chỉ ít lâu sau khi Cơ học lượng tử ra đời. Về căn bản, lý thuyết của họ là đúng, nhưng khi tiền hành tính toán thì họ vấp phải những phương trình rất phức tạp và khó giải. Phép gần đúng bậc nhất thì ngon lành không có vấn đề gì, nhưng khi định tìm kết quả chính xác hơn bằng cách tính thêm những hiệu chỉnh bậc cao thì họ lại làm xuất hiện những đại lượng vô hạn, cái mà người ta gọi là “các phân kỳ”. Trong suốt 20 năm, đây là một thực tế phổ biến tới mức người ta có thể tìm thẩy trong bất cứ cuốn sách nào về lý thuyết lượng tử.

Chính khi đó Lamb và Rutherford đã công bố các kết quả do cửa mình về sự dịch chuyển của các mức nặng lượng điện tử trong nguyên tử hiđrô, trước đấy, người ta có thể hài lòng với những đánh giá thô của lý thuyết, nhưng giờ đây phải đối mặt với một con số rất chính xác. Hình như là một ngàn sáu mươi mêgahec hay đại loại như vậy. Và ai cũng có chung một ý nghĩ: “Cần phải giải quyết cái bài toán quái quỉ này”.

Xuất phát từ giá trị thực nghiệm đó, Hans Bethe đã tiến hành một cách tính nhanh, trong đó ông sắp xếp sao cho hiệu ứng này bù trừ cho hiệu ứng kia để thử khử đi các phân kỳ, những số hạng có xu hướng tăng vô hạn sẽ bị chặn lại bằng cách như vậy ở một giá trị dường như chấp nhận được. Và ông đã thu được con số xấp xỉ 1000 Mhz. Tôi nhớ là ông đã cho mời một số người đến chỗ ông ở Comeil, nhưng vì phải vắng mặt do công chuyện, ông đã gọi điện thoại cho chúng tôi và chia sẻ với tôi về những ý tưởng mà ông vừa nảy ra trong lúc ngồi trên tàu hỏa. Sau khi trớ về ít lâu, ông có giảng cho chúng tôi về vấn đề này, trong đó ông đã chỉ cho chúng tôi cách làm thế nào để tránh được các phân kỳ bằng thủ tục vừa nói ở trên. Nhưng vì tất cả vẫn còn quá mù mờ và có vẻ hơi tùy tiện, nên ông nói với chúng tôi rằng sẽ rất tốt nếu có ai đó làm lai chuyện này một cách thật đàng hoàng. Vào cuối buổi học, tôi tìm gặp ông và nói: “Cũng dễ thôi! Tôi biết cách làm tôi”. Và ông thấy đấy, tôi đã bắt tay nghiên cứu vấn đề đó ngay từ năm học cuối cùng của tôi ở MIT (Massachuset Institute of Technology- một trong số những trường đại học nổi tiếng nhất của Mỹ- ND).

Ngay thời gian đó, tôi thậm chí còn biên soạn xong cả một lời giải nhưng… tất nhiên là sai! Sự đóng góp của chứng tôi, gồm Schwinger, Tomonaga và tôi, là ở chỗ tìm ra được một phương cách biên thủ tục của Bethe thành một phương pháp tính chặt chẽ, hay nói theo thuật ngữ chuyên môn là thỏa mãn được yêu cầu bất biền tương đối từ đầu đến cuối Tomonaga đã chỉ ra được một phương pháp khả dĩ, Schwinger thì đang xây dựng một phương pháp khác. Còn tôi tới gặp Bethe để trình với ông phương pháp riêng của mình.

Điều khôi hài là lúc đó tôi không làm sao giải được cụ thể một bài toán thực tế, dù là đơn giản nhất trong lĩnh vực đó. Lẽ ra tôi phải tập làm điều đó trước đã mới phải, nhưng tôi lại quá bận tâm về lý thuyết riêng của mình… Tôi trở về và quyết định phải luyện tập trên các ví dụ. Sau khi làm thử như thế, tôi trở lại gặp Bethe và chúng tôi lại cùng nhau tính lại, và lần này thì mọi chuyện… thật tốt đẹp.
 
T

takitori_c1

Câu 0: Làm thế nào để chia 21 con bò vào 4 cái chuồng sao cho số bò ở mỗi chuồng là số lẻ?

Câu 1: Trong 1 năm, có 7 tháng có ngày 31, 4 tháng có 30 ngày, vậy có bao nhiêu tháng có ngày 28?

Câu 2: Một người phụ nữ 45 tuổi thì hỏi người đó có bao nhiêu ngày sinh nhật?

Câu 3: Tại sao khi bắn súng, các xạ thủ phải nhắm một mắt lại?

Câu 4: Có một tàu điện đi về hướng nam. Gió hướng tây bắc. Vậy khói từ con tàu sẽ theo hướng nào?

Câu 5: Một nguời đi trên một quãng đuờng và khi quay đầu lại thì không thấy dấu chân mình đâu. Vì sao vậy nhỉ?

Câu 6: Một người muốn lên cầu thang bằng cách tiến một bước rồi lùi một bước. Anh ta vẫn lên được cầu thang vì sao?

Câu 7: Có 4 người đi uống cafe, 1 người không có tiền, 3 người còn lại thì có. Uống xong tính tiền hết 25.000đ. 3 người mỗi người đưa 10.000đ cho người không có tiền trả, bà chủ thối lại 5.000đ. Người không có tiền đó trả lại 3 người mỗi người 1.000đ, còn dư 2.000đ. Tính ra mỗi người chỉ phải bỏ 9.000đ. 9x3=27, cộng với 2.000đ thằng kia cầm nũa là 29.000đ. Hỏi 1.000 nữa đâu?

Câu 8: Theo thống kê dân số VN thì có 10%, tức là 100 người có 10 người không lắp điện thoại. Hỏi lấy ngẫu nhiên 50 người trong danh bạ điện thoại, có trung bình bao nhiêu thuê bao không lắp điện thoại?

Câu 9: Nhà Nam có 5 anh em trai, người thứ nhất tên là Nhất Long, người thứ 2 tên là Nhị Long, người thứ 3 tên là Tam Long, người thứ 4 tên là Tứ Long, hỏi người thứ 5 tên là gì?
 
S

silvery21

Câu 0: Làm thế nào để chia 21 con bò vào 4 cái chuồng sao cho số bò ở mỗi chuồng là số lẻ?

Câu 1: Trong 1 năm, có 7 tháng có ngày 31, 4 tháng có 30 ngày, vậy có bao nhiêu tháng có ngày 28?

Câu 2: Một người phụ nữ 45 tuổi thì hỏi người đó có bao nhiêu ngày sinh nhật?

Câu 3: Tại sao khi bắn súng, các xạ thủ phải nhắm một mắt lại?

Câu 4: Có một tàu điện đi về hướng nam. Gió hướng tây bắc. Vậy khói từ con tàu sẽ theo hướng nào?

Câu 5: Một nguời đi trên một quãng đuờng và khi quay đầu lại thì không thấy dấu chân mình đâu. Vì sao vậy nhỉ?

Câu 6: Một người muốn lên cầu thang bằng cách tiến một bước rồi lùi một bước. Anh ta vẫn lên được cầu thang vì sao?

Câu 7: Có 4 người đi uống cafe, 1 người không có tiền, 3 người còn lại thì có. Uống xong tính tiền hết 25.000đ. 3 người mỗi người đưa 10.000đ cho người không có tiền trả, bà chủ thối lại 5.000đ. Người không có tiền đó trả lại 3 người mỗi người 1.000đ, còn dư 2.000đ. Tính ra mỗi người chỉ phải bỏ 9.000đ. 9x3=27, cộng với 2.000đ thằng kia cầm nũa là 29.000đ. Hỏi 1.000 nữa đâu?

Câu 8: Theo thống kê dân số VN thì có 10%, tức là 100 người có 10 người không lắp điện thoại. Hỏi lấy ngẫu nhiên 50 người trong danh bạ điện thoại, có trung bình bao nhiêu thuê bao không lắp điện thoại?

Câu 9: Nhà Nam có 5 anh em trai, người thứ nhất tên là Nhất Long, người thứ 2 tên là Nhị Long, người thứ 3 tên là Tam Long, người thứ 4 tên là Tứ Long, hỏi người thứ 5 tên là gì?


Câu 1. tháng nào cũng có 28 ngày ;))=> 12 tháng

Câu 2. 1 ngày thuj:D
Câu 3. nhắm 2 mắt thì bắn lên trơy` ah :))
câu 4 : ko về hướng nào hết ( tàu điện mà ):(
câu 5 đi trong bóng tối ah .......
câu 6: đi giật lùi thì fải :D
câu 7: t đã từng hỏi ruj`..có đ/a ruj`;))
câu 8: bỏ qua
câu9: tên Long ;))
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom