[ toán trung cổ trung hoa]

C

cuncon_baby

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 1 : Ba thùng thóc đựng đầy như nhau trong kho bị 3 tên chộm lấy . sau dó , người ta thấy thùng thóc thứ nhất còn lại mottj lượng thóc ,thùng thứ 2 còn lại 1 cân và 4 lượng thóc , thùng thứ 3 còn lại 1 lượng thóc . Bọn chộm bị bắt khai rằng , tên thứ nhất dùng xẻng xúc thóc từ thùng thứ nhất, tên thứ 2 dùng đấu gỗ xúc thóc từ thùng thứ 2 , còn tên thứ 3 dùng bát xúc thóc từ thùng thứ 3. Mỗi xẻng xúc được 1 cân 9 lượng , đấu gỗ xúc được 1 cân 7 lượng , còn bát xúc được 1 cân 2 lượng .
Hãy tính xem ,mỗi tên chộm lấy bao nhiêu thóc , biết rănngf 10 lượng bằng 1 cân , 10 cân bằng một yené, 10 yến bằng 1 tạ.

BÀI 2 : khối lượng của một đống vàngcó 9 thỏi và một đống bạc có 11 thỏi là bằng nhau , nếu chuyển một thỏi vàng sang đống bạc và 1 thỏi bạc sang đống vàng thì đống vàng nhẹ đi 13lượng ( cứ coi là 13 kg nhé ). Hỏi khối lượng mỗi thỏi vàng , thỏi bạc la bao nhiêu /

BÀI 3: Hai con ngựa chạy từ A đến B , cách nhau 3000 dặm.Ngày đầu ngựa thứ nhất chạy được 193 dặm và mỗi ngày tiếp theo chạy được thêm 13 dặm nữa . Ngựa thứ 2 , ngày đầu chạy được 97 dặm , những ngày sau chạy chậm lại nửa dặm . Ngựa thứ nhất đến B rồi quay trỉ lại A , gặp ngựa thứ 2 ở giữa đường . Hỏi sau bao ngày thì chúng gập nhau và khi đó mỗi con chạy được bao nhiêu dặm?

BÀI 4: Người ta đem bán 2 con trâu , 5 con cừu để nua 13 con lợn con tiền thừa 1000" đồng ".Đem bán 3 con trâu , 3 con lợn rồi mua 9 con cừu thì vùa đủ ; còn nếu bán 9 con cừu , 8 con lợn để mua 5 con trâu thì thiếu 600 đồng.
Hỏi mỗi con trâu, cừu,lợn giá bao nhiêu ?

BÀI 5: 5 nhà dùng chung một giếng nước . Để gầu múc chạm đến được mặt nước thì với 2 dây thừng của nhà A thiếu đúng một dây thừng của nhà B , với 3 dây thừng của nhà B thiếu đúng 1 dây thừng của nhà C, 4 dây thừng của nhà C thiếu đúng 1 dây thừng của nhà E , còn với 6 dây của nhà E thiếu 1 dây của nhà A nữa.
Hỏi giếng sâu bao nhiêu? và độ dài của mỗi đoạn dây thừng ?

sưu tầm
 
A

atom_bomb

Bài 1: đề bài có sai ko mà tớ làm mấy lần đều vô nghiệm

Bài 2: thỏi vàng: 71.5
Thỏi bạc :58.5
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Bài 4: Trâu:630
Cừu:230
Lơn:60
 
Last edited by a moderator:
C

cuncon_baby

Có hai chàng trai đều là những kỵ sĩ tài ba .Trong các cuộc thi đều có người này hay người kia về nhất nên không thể phân biệt ai hơn ai .Nên một hôm một kỵ sĩ nọ nói với người kia chúng ta tổ chức cuộc thi sao chonguwajj ai về sau thì sẽ thắng .Thế là cuộc thi diễn ra .Khi tiếng súng bắt đầu thì hai kỵ sĩ đều đứng yên ở vạch xuất phát .Thế thì khán giả ùa lên không biết khi nào cuộc thi kết thúc .
Thế nhưng lạ thay có một cụ già bảo rằng : Xin quý vị hãy bình tĩnh ,tôi sẽ nói thầm một điều với cả hai kỵ sĩ thì họ sẽ phi như bay về đích
Thế là đúng như lời cụ già nói hai kỵ sĩ khi nghe cụ già nói thầm thì liền phi như bay về đích .và cuộc thi kết thúc sau 1 h sau
Các bạn cho biết cụ già đã nói điều gì với hai kỵ sĩ ?
-------------------->sẵn làm giúm luôn bài nì^^
 
D

dragon1102

BÀI 1 : Ba thùng thóc đựng đầy như nhau trong kho bị 3 tên chộm lấy . sau , người ta thấy thùng thóc thứ nhất còn lại mottj lượng thóc ,thùng thứ 2 còn lại 1 cân và 4 lượng thóc , thùng thứ 3 còn lại 1 lượng thóc . Bọn chộm bị bắt khai rằng , tên thứ nhất dùng xẻng xúc thóc từ thùng thứ nhất, tên thứ 2 dùng đấu gỗ xúc thóc từ thùng thứ 2 , còn tên thứ 3 dùng bát xúc thóc từ thùng thứ 3. Mỗi xẻng xúc được 1 cân 9 lượng , đấu gỗ xúc được 1 cân 7 lượng , còn bát xúc được 1 cân 2 lượng .
Hãy tính xem ,mỗi tên chộm lấy bao nhiêu thóc , biết rănngf 10 lượng bằng 1 cân , 10 cân bằng một yené, 10 yến bằng 1 tạ.

sưu tầm

BÀI 1:
Tên I(hoặc III):22 cân 8 lượng
Tên II:21 cân 5 lượng
 
Last edited by a moderator:
D

dragon1102

Có hai chàng trai đều là những kỵ sĩ tài ba .Trong các cuộc thi đều có người này hay người kia về nhất nên không thể phân biệt ai hơn ai .Nên một hôm một kỵ sĩ nọ nói với người kia chúng ta tổ chức cuộc thi sao chonguwajj ai về sau thì sẽ thắng .Thế là cuộc thi diễn ra .Khi tiếng súng bắt đầu thì hai kỵ sĩ đều đứng yên ở vạch xuất phát .Thế thì khán giả ùa lên không biết khi nào cuộc thi kết thúc .
Thế nhưng lạ thay có một cụ già bảo rằng : Xin quý vị hãy bình tĩnh ,tôi sẽ nói thầm một điều với cả hai kỵ sĩ thì họ sẽ phi như bay về đích
Thế là đúng như lời cụ già nói hai kỵ sĩ khi nghe cụ già nói thầm thì liền phi như bay về đích .và cuộc thi kết thúc sau 1 h sau
Các bạn cho biết cụ già đã nói điều gì với hai kỵ sĩ ?
-------------------->sẵn làm giúm luôn bài nì^^

Hỏi chúa biết thêm chi tiết!!!!!!!!!
:D:))=))
 
Last edited by a moderator:
C

cuncon_baby

CÁC BÀI TOÁN NỔI TIẾNG

Bài toán "Con bướm": Cho đường tròn (O), dây AB, các điểm C và E thuộc cung AB. Vẽ các dây CD, EF đi qua trung điểm I của AB. Gọi M, N theo thứ tự là giao điểm của CF, ED với AB. Chứng minh rằng IM=IN.

Bài toán của Na-pô-lê-ông (Napoléon Bonaparte, 1769 - 1821, Hoàng đế Pháp):
Cho tam giác ABC. Ở phía ngoài tam giác ABC vé các tam giác đều BCD, ACE, ABF. Gọi H,I,K theo thứ tự là trọng tâm của các tam giác đều ấy. Chứng minh rằng tam giác HIK là tam giác đều.
Bài toán trên còn có thể được diễn đạt như sau:
Cho tam giác ABC. Ở phía ngoài tam giác ABC, vẽ các tam giác cân BCH, ACI,ABK theo thứ tự có các cạnh đáy là BC, AC, AB và góc ở đáy bằng 30 độ. Chứng minh rằng tam giác HIK là tam giác đều.

Bài toán của Pa-xcan ( Pascal, 1623 - 1662, nhà toán học và vật lý học Pháp):
Chứng minh rằng nếu một lục giác nội tiếp đường tròn có các cạnh đối không song song thì giao điểm của các cặp cạnh đối là ba điểm thẳng hàng.

Bài toán của nhà văn Lép Tôn-xtôi:
Ai cũng biết Lép Tôn-xtôi là nhà văn lớn của nước Nga (1828-1910). Nhưng ít người biết rằng ông đồng thời cũng là tác giả của nhiều bài toán hay. Tư duy văn học hình tượng và tư duy toán học chính xác cùng hoà chung trong bộ óc của ông. Dưới đây là bốn bài toán của ông.
1. Bài toán đẳng chu
Trong câu chuyện "Con người có cần nhiều đất không?", Tôn-xtôi có kể về một nông dân có quyền nhận mảnh ruộng mà anh ra chạy được vòng quanh nó trong một ngày. Để có nhiểu ruộng nhất, anh ta phải chạy theo đường nào: theo cạnh hình vuông, theo cạnh lục giác đều, hay theo đường tròn? Vấn đề tác giả đặt ra chính là một bài toán cực trị: bài toán đẳng chu( cùng chu vi) : Trong các đường có cùng một chu vi, đường nào bao bọc một diện tích lớn nhất? (đó là đường tròn).
2. Bài toán ruồi và nhện.
Một con nhện và một con ruồi đậu trên hai mặt tường đối diện của một căn phòng. Tôn-xtôi không mô tả sự việc dưới khía cạnh của một cuộc đuổi bắt sinh động và hấp dẫn. Với cách nhìn toán học, ông đặt ra câu hỏi mà ngay cả những người làm toán cũng ít để ý đến: Con đường nào ngắn nhất dẫn con nhện bò đến chỗ con mồi?
3.Bài toán vòi nước
Lép Tôn-xtôi viết nhiều truyện kể cho thiếu nhi. Ông cũng viết nhiều bài toán cho học sinh. Dưới đây là một bài toán mà Tôn-xtôi viết trong cuốn sách cho trẻ nhỏ:
Người ta cho nước chảy đầy một thùng qua hai ống. Nhưng thùng có một lỗ rò dưới đáy nên sau 2 giờ nước trong thùng sẽ chảy ra hết. Biết rằng nếu thùng không bị chảy thì mỗi ống sẽ chảy một mình đầy thùng trong 15 phút và 24 phút. Hỏi nếu mở cả hai ống thì sau bao lâu chiếc thùng bị rò sẽ đầy nước.
Bài toán trên phù hợp với trình độ học sinh lớp 6. Trong 1 phút, lượng nước chảy vào được:
1/15+1/24-1/120 = 1/10 thùng
nên thùng sẽ đầy nước sau 10 phút.
4. Bài toán cắt cỏ
Một đội cắt cỏ trên hai cánh đồng, cánh đồng lớn có diện tích gấp đôi cánh đồng nhỏ. Cả đội cắt cỏ ở cánh đồng lớn được nửa ngày thì nửa đội tách ra cắt cỏ ở cánh đồng nhỏ. Đến hết ngày hôm đó, cánh đồng lớn được cắt xong, cánh đồng nhỏ còn lại một phần, một người trong đội được giao cắt nốt phần đó trong cả ngày hôm sau. Tính số người của cả đội ( năng suất của mỗi người như nhau).
sưu tầm !
 
Top Bottom