toán lớp 7

N

ngcbch

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Điểm kiểm tra môn toán học kì II của học sinh lớp 7 đk thống kê như sau:
3 6 8 4 8 10 6 7 6 9
6 8 9 6 10 9 9 8 4 8
8 7 9 7 8 6 6 7 5 10
8 8 7 6 9 7 10 5 8 9

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?
b) Lập bảng tần số, tính giá trị trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu?

Bài 2: Thu gọn và tìm bậc của đa thức sau:
a) 6x^2.y(\frac{-1}{3}.yz^2)
b) (-x^2.y^3)^2.(\frac{1}{2}.x^2.y)^3

Bài 3: chứng tỏ rằng đa thức x^2 + 2x + 2 không có nghiệm.

Bài 4: cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Biết AB=10cm, BC=12cm.
a) chứng minh tam giác ABH bằng tam giác ACH.
b) tính độ dài đoạn thẳng AH
c) gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. chứng minh tam giác ABG bằng tam giác ACG.
d) chứng minh ba điểm A,G,H thẳng hàng.
 
T

thangvegeta1604

4) a. $\large\Delta ABH=\large\Delta ACG$ (cạnh huyền-góc nhọn hoặc cạnh huyền-cạnh góc vuông).
b. Vì $\large\Delta ABC$ cân tại A mà AH là đường cao nên cũng là đường trung tuyến.
\Rightarrow BH=BC:2=6.
Áp dụng định lý Pytago vào tam giác ABH ta tính được: BH=8.
c. Vì $\large\Delta ABC$ cân tại A mà AH là đường cao nên cũng là đường phân giác.
\Rightarrow $\large\Delta ABG=\large\Delta ACG$ (c.g.c)
d. Ta có AH là đường trung tuyến trong tam giác ABC (câu b) mà G là trọng tâm nên G$\in$AH.
Vậy A,G,H thẳng hàng.
 
R

riverflowsinyou1

Bài 2: Thu gọn và tìm bậc của đa thức sau:
a) $6x^2.y(\frac{-1}{3}.yz^2)$
b) $(-x^2.y^3)^2.(\frac{1}{2}.x^2.y)^3$
a) $6x^2.y(\frac{-1}{3}.yz^2)=-2.x^2.y^2.z^2$
Bậc của đơn thức là : $2+2+2=6$.
b) $(-x^2.y^3)^2.(\frac{1}{2}.x^2.y)^3=\frac{1}{8}.x^10.y^9$
Bậc của đơn thức là : $10+9=19$
 
V

vinhtuy

trả lời câu hỏi số 3

Ta có x^2+2x+2=x^2 + 2x + 1 + 1 = ( x + 1 )^2 + 1
ta có :
( x + 1 )^2 >= 0 với mọi x
=> ( x + 1 )^2 + 1 > 0 với mọi x
nên phương trình đã cho vô nghiệm
vì lên lớp 9 ta sẽ hk 7 hằng đẳng thức , và đây là hằng đẳng thức số 1 .nếu cần thì tui có thế cung cấp cho bạn 7 hằng đẳng thức để bạn dẽ dàng hơn trong việc chứng minh các dạng như thế này
Bình phương của một tổng:
(a + b)^2 = a^2 + 2ab + b^2
Bình phương của một hiệu:
(a - b)^2 = a^2 - 2ab + b^2
Hiệu hai bình phương:
a^2 - b^2 = (a - b)(a + b)
Lập phương của một tổng:
(a + b)^3 = a^3 + 3a^2b + 3ab^2 + b^3
Lập phương của một hiệu:
(a - b)^3 = a^3 - 3a^2b + 3ab^2 - b^3
Tổng hai lập phương:
a^3 + b^3 = (a + b)(a^2 - ab + b^2)
Hiệu hai lập phương:
a^3 - b^3 = (a - b)(a^2 + ab + b^2)
 
Last edited by a moderator:
V

vinhtuy

trả lời câu hỏi 1

Bài 1
a. Dấu hiệu: Điểm kiểm tra 15' môn Toán của mỗi HS lớp 7A
b. Bảng “tần số”:
Điểm(x) 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số(n) 1 2 2 8 6 10 7 4 N=40

c. Số trung bình cộng:
= ( 3.1 + 4.2 + 5.2 + 6.8 + 7.6 + 8.10 + 9.7 + 10.4 ) : 40
= 7,35
Mốt là 8

Nhớ Thanks nha !!!!
 
D

duc_2605

Xin chém câu dễ
Bài 1: Điểm kiểm tra môn toán học kì II của học sinh lớp 7 đk thống kê như sau:
3 6 8 4 8 10 6 7 6 9
6 8 9 6 10 9 9 8 4 8
8 7 9 7 8 6 6 7 5 10
8 8 7 6 9 7 10 5 8 9

a) Dấu hiệu ở đây là gì?
Dấu hiệu là điểm kiểm tra toán học kì II của mỗi học sinh lớp 7
Số các giá trị là bao nhiêu? 8
b) Lập bảng tần số, tính giá trị trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu?
Giá trị 3 4 5 6 7 8 _9 10
Tầnsố 1 2 2 8 6 10 7 4
Giá trị tb = (3 + 8 + 10 + 48 + 42 + 80 + 63 + 40) : 40 = 7,35
Mốt = 8
 
A

anconan5a

x^2+2x+2=0
x^2+x+x+2=0
x(x+1)+(x+1)+1=0
(x+1)^2+1=0 (vô lí, vì (x+1)^2+1>0\forallx)
Vậy ta có đpcm.
 
Top Bottom