Toán 8 Toán hình nâng cao

Love You At First Sight

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng tư 2018
427
285
76
19
Hà Tĩnh
THCS Đan Trường Hội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho tam giác nhọn ABC, AD vuông góc BC tại D. Từ D kẻ DE và DF vuông góc với AB và AC. Trên tia đối tia ED lấy đ M sao cho ME=DE. Trên tia đối tia FD lấy đ N sao cho NF=DF, MN cắt AB và AC lần lượt tại I và K.
Chứng minh: AD, BK, CI đồng quy
Giúp mk đi. Mk cần gấp:Rabbit39
 
  • Like
Reactions: Hạt Đậu nhỏ

Love You At First Sight

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng tư 2018
427
285
76
19
Hà Tĩnh
THCS Đan Trường Hội
  • Like
Reactions: Hạt Đậu nhỏ

besttoanvatlyzxz

Học sinh tiến bộ
Thành viên
13 Tháng mười hai 2017
708
2,088
249
20
Cho tam giác nhọn ABC, AD vuông góc BC tại D. Từ D kẻ DE và DF vuông góc với AB và AC. Trên tia đối tia ED lấy đ M sao cho ME=DE. Trên tia đối tia FD lấy đ N sao cho NF=DF, MN cắt AB và AC lần lượt tại I và K.
Chứng minh: AD, BK, CI đồng quy
Giúp mk đi. Mk cần gấp:Rabbit39
bài này bạn áp dụng liên tục 2 định lý chính:
trong tam giác: giao của 2 phân giác góc ngoài và phân giác góc trong của góc còn lại thì đồng quy
tức là: giao của 2 phân giác góc ngoài của tam giác thì là phân giác góc trong còn lại
và định lý: phân giác của 2 góc kề bù thì vuông góc với nhau
áp dụng vào bài toán:
-Xét tam giác MOI có: IE là đường cao đồng thời là trung tuyến
=> tam giác MOI cân tại I => góc MIE=góc OIE
=> IE là trung trực của MO hay AE là trung trực của MO
=> MA=AO
chứng minh tương tự, ta có: góc OKF=góc NKF và AN=AO
=> MA=AN => tam giác MAN cân tại A
=> góc AMN=góc ANM
-mà tam giác AIM=tam giác AIO (c.c.c)
=> góc AMN=góc AOI
tương tự, ta có: góc ANM=góc AOK
=> góc AOI=góc AOK
=> AO là phân giác góc IOK
gọi Ox là tia đối của OI
có: AO là phân giác góc IOK
và AO vuông góc BC (gt)
=> OC là p/g góc KOx hay OC là phân giác góc ngoài tại đỉnh O của tam giác IOK
lại có: KC là p/g góc OKN hay KC là phân giác góc ngoài tại đỉnh K của tam giác IOK
=> IC là phân giác góc trong của tam giác IOK
hay IC là phân giác góc OIK
lại có: IE là phân giác góc MIO
=> góc EIC=90
=> CI là đường cao của tam giác ABC
chứng minh tương tự, ta cũng có: BK là đường cao của tam giác ABC
-Xét tam giác ABC có: AO; CI; BK là 3 đường cao nên đồng quy (đpcm)
 
Top Bottom