Toán 9 Toán hình bài 1

ngphhg

Học sinh
Thành viên
1 Tháng tám 2017
171
35
26
Cà Mau
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Cho tam giác ABC vuông tại A, có đường cao AH, đường phân giác AD
a) Chứng minh[tex]\frac{AB^{2}}{AC^{2}}=\frac{HB}{HC}[/tex]
b) Biết BD=45 cm, CD=60 cm, tính HB, HC.

2) Cho tam giác DEF vuông tại D, có phân giác DM, đường cao DK, biết DE=30 cm, DF=40 cm. Tính DM.

3) Cho tam giác ABC vuông tại A, trung tuyến AD và BE vuông góc với nhau tại G, biết AB=6 cm. Tính BC.

4) Cho tam giác ABC vuông tại A, có đường cao AK, trung tuyến AD, kẻ DH vuông góc với AC tại H. Chứng minh:
a) [tex]AC^{2}=2CK.AD[/tex]
b) [tex]\frac{1}{AK^{2}}=\frac{1}{AC^{2}}+\frac{1}{4DH^{2}}[/tex]

5) Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, gọi D, E, F lần lượt là trung điểm AB, AC, HC. Chứng minh [tex]\frac{1}{HD^{2}}+\frac{1}{HE^{2}}=\frac{1}{EF^{2}}[/tex]
 

H Đ D

Học sinh
Thành viên
2 Tháng bảy 2018
90
82
36
22
Nghệ An
THPT Đô Lương 3
1/ Cho tam giác ABC vuông tại A, có đường cao AH, đường phân giác AD
a) Chứng minh[tex]\frac{AB^{2}}{AC^{2}}=\frac{HB}{HC}[/tex]
b) Biết BD=45 cm, CD=60 cm, tính HB, HC.
Cm
a. Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có [tex]AB^2=BH.BC[/tex]
[tex]AC^2=CH.BC[/tex]
Do đó [tex]\frac{AB^2}{AC^2}=\frac{BH.BC}{CH.BC}=\frac{BH}{CH}[/tex]
b. Theo tính chất đường phân giác ta có
[tex]\frac{AB}{AC}=\frac{BD}{DC} \Rightarrow (\frac{AB}{AC})^{2}=(\frac{BD}{DC})^{2}[/tex]
[tex]\Rightarrow \frac{AB^{2}}{AC^{2}}=\frac{DB^{2}}{DC^{2}} \Rightarrow \frac{AB^{2}}{AC^{2}+AB^{2}}=\frac{DB^{2}}{DC^{2}+DB^{2}} \Rightarrow \frac{AB^{2}}{BC^{2}}=\frac{DB^{2}}{DC^{2}+DB^{2}}[/tex]
Tới đây thay DB; DC và BC vào tìm AB từ đó có thể tình BH qua công thức [tex]AB^2=BH.BC[/tex] rồi tìm CH
 

Ann Lee

Cựu Mod Toán
Thành viên
14 Tháng tám 2017
1,782
2,981
459
Hưng Yên
2) Cho tam giác DEF vuông tại D, có phân giác DM, đường cao DK, biết DE=30 cm, DF=40 cm. Tính DM.
upload_2018-7-4_12-54-8.png

Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông thì
[tex]\frac{1}{DK^2}=\frac{1}{DE^2}+\frac{1}{DF^2}=\frac{1}{30^2}+\frac{1}{40^2}\Rightarrow DK=24[/tex]
Theo định lý Pythagores có:
[tex]DE^2+DF^2=EF^2\Rightarrow EF=50[/tex]
[tex]DE^2=DK^2+EK^2\Rightarrow EK=18[/tex]
Theo tính chất của đường phân giác thì
[tex]\frac{ME}{MF}=\frac{ED}{FD}=\frac{3}{4}\Rightarrow \frac{ME}{3}=\frac{MF}{4}=\frac{ME+MF}{7}=\frac{50}{7}\Rightarrow ME=\frac{150}{7}[/tex]
Có: $ME>EK$ nên K nằm giữa E và M
Suy ra: [tex]KM=EM-EK=\frac{24}{7}[/tex]
Theo định lý Pythagores có:
[tex]DK^2+KM^2=DM^2\Rightarrow DM=...[/tex]
3) Cho tam giác ABC vuông tại A, trung tuyến AD và BE vuông góc với nhau tại G, biết AB=6 cm. Tính BC.
upload_2018-7-4_13-12-41.png
Có trung tuyến $AD$ và $BE$ vuông góc với nhau tại $G$
=> $G$ là trọng tâm của $\Delta ABC$
[tex]\Rightarrow BG=\frac{2}{3}BE[/tex]
Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông thì
[tex]BA^2=BG.BE\Leftrightarrow 6^2=\frac{3}{2}BG^2\Rightarrow BG=2\sqrt{6}[/tex]
Tam giác ABC vuông tại A có đường trung tuyến AD ứng với cạnh huyền BC
=> $BC=2AD$
Theo định lý Pythagores có:
[tex]BA^2=AG^2+BG^2\Rightarrow AG=2\sqrt{3}\Rightarrow AD=3\sqrt{3}\Rightarrow BC=2AD=6\sqrt{3}[/tex]

4) Cho tam giác ABC vuông tại A, có đường cao AK, trung tuyến AD, kẻ DH vuông góc với AC tại H. Chứng minh:
a) [tex]AC^{2}=2CK.AD[/tex]
b) [tex]\frac{1}{AK^{2}}=\frac{1}{AC^{2}}+\frac{1}{4DH^{2}}[/tex]
upload_2018-7-4_13-18-56.png
a) Tam giác ABC vuông tại A có đường trung tuyến AD ứng với cạnh huyền BC
=> $BC=2AD$
Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông thì
[tex]CA^2=CK.BC=2CK.AD(dpcm)[/tex]
b) Tam giác ADC cân tại D, đường cao AH
=> AH là đường trung tuyến của AC
=> H là trung điểm của AC
$DH$ là đường trung bình của $Delta ABC$
[tex]\Rightarrow AB=2DH[/tex]
Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông thì
[tex]\frac{1}{AK^2}=\frac{1}{AC^2}+\frac{1}{AB^2}=\frac{1}{AC^2}+\frac{1}{4DH^2}(dpcm)[/tex]

5) Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, gọi D, E, F lần lượt là trung điểm AB, AC, HC. Chứng minh [tex]\frac{1}{HD^{2}}+\frac{1}{HE^{2}}=\frac{1}{EF^{2}}[/tex]
upload_2018-7-4_13-27-10.png
Tam giác vuông có đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền nên:
[tex]HD=\frac{AB}{2};HE=\frac{AC}{2}[/tex]
$EF$ là đường trung bình của $Delta ABC$
[tex]\Rightarrow EF=\frac{AH}{2}[/tex]
Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông thì
[tex]\frac{1}{AB^2}+\frac{1}{AC^2}=\frac{1}{AH^2}\Leftrightarrow \frac{1}{HD^{2}}+\frac{1}{HE^{2}}=\frac{1}{EF^{2}} (dpcm)[/tex]
 
Top Bottom