toán hình 7 - chương 3

  • Thread starter phuong100102
  • Ngày gửi
  • Replies 1
  • Views 1,191

P

phuong100102

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp em với ạ , em cần gấp , cảm ơn các anh chị các bác trước ^^
11. Một cách chứng minh khác của định lí 2 :

Cho hình 13. Dùng quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác để chứng minh rằng:

Nếu BC < BD thì AC < AD.

Hướng dẫn :

a) Góc ACD là góc gì ? Tại sao ?
b) Trong tam giác ACD, cạnh nào lớn nhất, tại sao ?

12. Cho hình 14. Ta gọi độ dài đoạn thẳng AB là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b.


Một tấm gỗ xẻ có hai cạnh song song. Chiều rộng của tấm gỗ là khoảng cách giữa hai cạnh đó.

Muốn đo chiều rộng của tấm gỗ, ta phải đặt thước như thế nào ? Tại sao ? Cách đặt thước như trong hình 15 có đúng không ?

13. Cho hình 16. Hãy chứng minh rằng :

a) BE < BC.

b) DE < BC.

14. Đố : Vẽ tam giác PQR có PQ = PR = 5cm, QR = 6cm.

Lấy điểm M trên đường thẳng QR sao cho PM = 4,5cm. Có mấy điểm M như vậy ?

Điểm M có nằm trên cạnh QR hay không ? Tại sao ?
 
G

ghgh2323

11

a) là góc ngoài tại C của ∆ACB. Vì hai điểm C và D nằm cùng phía với điểm B và BC < BD suy ra C nằm giữa B và D.

b) là góc ngoài tại C của ∆ABC nên tức là > 900 hay là góc tù. Trong tam giác ACD có là góc tù nên AD > AC



12
Trong bài này ta được khái niệm mới là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là độ dài đoạn vuông góc vẽ từ một điểm nằm trên đường thẳng này đến đường thẳng kia. Vì vậy muốn đi bề rộng của tấm gỗ chính xác là xác định khoảng cách giữa hai đường thẳng song song ta phải đặt thước vuông góc với một trong hai cạnh song song của tấm gỗ. Cách đặt thước như trong hình là sai.

13
a) Trong hình vẽ BE < BC là hai đường xiên vẽ từ B đến đường AC và AE, AC là hai hình chiếu của chúng vì AE < AC nên BE < BC

b) EB và ED là hai đường xiên vẽ từ E đến AB

AB và AD là hai hình chiếu của chúng

Vì AD < AB nên DE < BE

Ta có: BE < BC và DE < BE nên DE < BC

14
http://img.loigiaihay.com/picture/image_tiny/hinh 34.png


Kẻ đường cao AH của ∆PQR

=> H là trung điểm của QR

=> HR = QR = 3cm

+ ∆PHR vuông tại H

nên PH2 = PR2 – HR2 (định lý pytago)

PH2 = 25- 9 = 16=> PH = 4cm

Đường vuông góc PH = 4cm là đường ngắn nhất trong các đường kẻ P đến đường thẳng QR. Vậy chắc chắn có một đường xiên PM = 4,5cm (vì PM = 4,5cm > 4cm) kẻ từ P đến đường thẳng QR.

∆PHM vuông góc tại H nên HM2 = PM2 – PH2 (định lý pytago)

=> HM2 = 20,25 – 16 = 4, 25

=> HM = 2,1cm

Vậy trên đường thẳng QR có hai điểm M như vậy thỏa mãn điều kiện HM = 2,1cm

Vì HM < HR => M nằm giữa H và R hay hai điểm này nằm trên cạnh QR, và nằm khác phía đối với điểm H

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/
 
Top Bottom