Toán 9 Toán chứng minh

trungbuikhac1

Học sinh
Thành viên
12 Tháng mười 2017
25
5
31
20
Bình Thuận
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài1: Cho (O, R), đk AB và dây BC ko đi qua tâm, vẽ OH vuông góc BC tại H, tiếp tuyến tại C của (O) cắt OH tại M
a) CM: MB là tiếp tuyến (O, R)
b) tiếp tuyến tại A của (O) cắt MC tại N ,AM cắt BN tại I. Cm CI Song song AN
c) gọi K là giao điểm CI và AB. Cm I là trung điểm CK
 

thuyduongc2tv

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng tám 2017
983
1,050
189
20
Hà Nội
Trường Trung học cơ sở Trưng Vương
a) Vì OH vuông góc BC tại H nên H là trung điểm của BC (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây của đường tròn)
[tex]\Rightarrow HC = HB = \frac{BC}{2}[/tex]
Xét [tex]\Delta OBC[/tex] có:
HC = HB = [tex]\frac{BC}{2}[/tex]
OH vuông góc BC
[tex]\Rightarrow \Delta OBC[/tex] cân tại O
[tex]\Rightarrow[/tex] OH cx là tia p/g của [tex]\widehat{BOC}[/tex]
[tex]\Rightarrow \widehat{BOH} = \widehat{HOC}[/tex]
Vì CM là tiếp tuyến của (O) nên CM vuông góc với OC
[tex]\Rightarrow \widehat{OCM} = 90^{\circ}[/tex]
Xét [tex]\Delta OCM[/tex] và [tex]\Delta OBM[/tex] có:
OC = OB (= bán kính của (O))
[tex]\widehat{COM} = \widehat{BOM}[/tex]
OM chung
[tex]\Rightarrow \Delta OCM = \Delta OBM (c - g - c) \Rightarrow \widehat{OCM} = \widehat{OBM} = 90^{\circ} \Rightarrow[/tex] BM vuông góc OB tại B
[tex]\Rightarrow[/tex] BM là tiếp tuyến của (O; OB)
b) Ta có: AN = CN (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
CM = BM (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Vì AN là tiếp tuyến của (O) nên AN vuông góc OA hay AN vuông góc AB
mà BM vuông góc AB (BM vuông góc OB)
[tex]\Rightarrow[/tex] AN // BM
Vì AN // BM nên áp dụng hệ quả định lí Ta lét, ta có:
[tex]\frac{AN}{BM} = \frac{IN}{IB}[/tex]
mà AN = CN; BM = CM
[tex]\Rightarrow \frac{CN}{CM} = \frac{IN}{IB} \Rightarrow[/tex] CI // BM (định lí Ta lét đảo)
mà BM // AN
[tex]\Rightarrow[/tex] AN // CI
c) Vì AN // BM nên áp dụng định lí Ta lét ta có:
[tex]\frac{IN}{IB} = \frac{IA}{IM}[/tex]
[tex]\Leftrightarrow 1 + \frac{IN}{IB} = 1 + \frac{IA}{IM} \Leftrightarrow \frac{BN}{IB} = \frac{AM}{IM} \Leftrightarrow \frac{IB}{BN} = \frac{IM}{AM}[/tex] (1)
Vì CI // AN nên áp dụng hệ quả của định lí Ta lét vào [tex]\Delta AMN[/tex], ta có:
[tex]\frac{CI}{AN} = \frac{IM}{AM}[/tex] (2)
Vì K là giao điểm của CI với AB nên IK // AN
[tex]\Rightarrow \frac{IK}{AN} = \frac{IB}{BN}[/tex] (hệ quả định lí Ta lét) (3)
Từ (1), (2) và (3) [tex]\Rightarrow \frac{IC}{AN} = \frac{IK}{AN} \Rightarrow IC = IK \rightarrow[/tex] đpcm
 
Last edited:
  • Like
Reactions: trungbuikhac1
Top Bottom