Toàn cảnh cạnh tranh 4 khối A, B, C, D (19-5-2007)

M

Moderator

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

tuyen-sinh170507.jpg


Nhiều cơ hội vào ĐH nhất luôn thuộc về các trường khối A, các trường khối B, khối C và khối D có cơ hội ngang nhau trong đó, “đuối” hơn cả sẽ là các trường khối B.

Năm nay, khối A có gần 660.000 hồ sơ; khối B có trên 250.000 hồ sơ; khối C có hơn 150.000 hồ sơ và khối D chiếm gần 180.000 hồ sơ. Số hồ sơ dự thi năm nay đã tăng hơn 100 nghìn bộ so với năm ngoái nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia tuyển sinh thì sức nóng của cạnh tranh trong tuyển sinh ĐH năm 2007 sẽ giảm ở cả 4 khối.

Khối A: Tiếp tục là khối tập trung những thí sinh có kết quả thi cao nhất

Năm 2006, có hơn 200 nghìn thí sinh khối A có kết quả tổng điểm 3 môn từ 15 điểm trở lên. Số thí sinh đạt điểm tối đa cũng tập trung hầu hết ở khối A với 40 thí sinh được tổng điểm 30/30. Trong đó, ĐH Bách khoa Hà Nội có 10 thí sinh đạt 30/30; ĐH Ngoại thương 8 thí sinh. ĐH Bách khoa thuộc ĐH QG TPHCM 6 thí sinh, ĐH Kinh tế quốc dân 5 thí sinh....

Khối A cũng còn là khối có số lượng chỉ tiêu lớn nhất với số lượng thí sinh dự thi đông nhất. Như trong năm 2006, số thí sinh dự thi khối A là 490.599 thí sinh trong khi cả 3 khối B, C, D cũng chỉ có 489.593 thí sinh. Năm nay, số hồ sơ của khối A cũng chiếm 50% tổng số hồ sơ dự thi.

Đối với khối A, sự phân hoá giữa các trường, các nhóm ngành cũng cực kỳ rõ nét. Vì thế, khối A không chấp nhận sự “loạng choạng” trong việc chọn trường của thí sinh.

Trong mùa tuyển sinh năm 2007, những thí sinh dự thi khối A khi tự chấm học lực của mình không thể đạt nối 7 điểm/ môn thì tuyệt đối không nên “liều mạng”dự thi vào những trường như ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện Bưu chính viễn thông, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Dược... vì đã thành quy luật trong khoảng 3 năm nay, những trường này không có điểm chuẩn dưới 21.

Đối với nhóm trường còn lại của khối A, thí sinh có kết quả ở ngưỡng 20 điểm nếu trượt vào trường mình dự thi thì cũng sẽ có rất nhiều cơ hội ở NV 2, 3. Các trường tuyển NV 2, 3 luôn mở rộng vòng tay đối với thí sinh khối A và sự khốc liệt để đỗ được ở một trường ĐH khối A vì thế cũng không phải là quá chông gai.


Khối B: 7 điểm/môn, thừa sức trúng tuyển

Loại trừ một số lượng rất ít các trường ĐH Y, điển hình như ĐH Y Hà Nội có mức điểm chuẩn năm 2006 23,5 điểm thì phần lớn các trường, các ngành có tuyển sinh khối B điểm chuẩn đều dưới mức 20 điểm.

Chẳng hạn như ĐH Điều dưỡng Nam Định: 17,5 điểm. ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội:15,5. ĐH Nông lâm TPHCM 2 ngành tuyển khối B có mức điểm chuẩn cao nhất là công nghệ hoá học và công nghệ sinh học cũng chỉ là 18 điểm. Các ngành còn lại có thi khối B điểm trúng tuyển chỉ từ 15-16 điểm như Chăn nuôi 15 điểm; Bác sĩ thú y 16; Dược thú y 16; Nông học 15; Bảo vệ thực vật 15; Lâm nghiệp 15; Nông lâm kết hợp 15...

Nhìn chung, tất cả các ngành chăn nuôi, chế biến thuỷ sản, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, nông học... ở các trường ĐH tuyển khối B khác có điểm trúng tuyển chỉ ở mức từ 15-18 điểm. Tại các ĐH Y như Thái Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng... thì trừ ngành Bác sĩ đa khoa có điểm chuẩn cao, các ngành còn lại thường chỉ dưới 20 điểm và những trường này cũng đều tuyển rất nhiều nguyện vọng 2, 3.

Xu hướng điểm chuẩn của khối B năm nay có thể tăng những cũng chỉ nhích lên chút ít chứ không gây ra đặc biệt. Các nhóm ngành của khối B dự kiến sẽ tăng điểm chuẩn trong năm nay sẽ là công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, khoa học môi trường...

Tuy nhiên, cũng chỉ có ít trường ĐH tuyển sinh khối B nên khi không trúng tuyển NV 1, thí sinh cần theo dõi rất sát thông tin thì mới tìm được trường khối B xét tuyển NV 2, 3.


Khối C, D: Uể oải.... cạnh tranh

Năm 2006 chỉ có 12, 42% thí sinh khối C (tương đương với khoảng 9 vạn thí sinh) có kết quả dự thi ĐH trên 15 điểm, chỉ bằng một nửa số thí sinh khối A có kết quả trên 15. Khối C cũng là khối thi thường có kết quả thi ĐH của thí sinh thấp nhẩt trong 4 khối.

Khối C và khối D là hai khối có quan hệ khá “thân thiết” vì có nhiều ngành tuyển sinh trùng nhau. Cạnh tranh cơ hội ĐH đối với thí sinh dự thi khối C và khối D cũng luôn được xem là “uể oải” nhất so với các khối còn lại. Đã có dự báo năm nay, không khí cạnh tranh này còn buồn vắng hơn khi số thí sinh dự thi khối C đang tiếp tục giảm.

Những ngành sau của khối C năm nay sẽ có không khí cạnh tranh nóng nhất:

ĐH Sư phạm Hà Nội các ngành SP ngữ văn, SP lịch sử, SP địa lý.

Khoa Sư phạm (ĐH Quốc gia Hà Nội) các ngành Sư phạm ngữ văn, Sư phạm lịch sử

ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội): Đây là trường ĐH có sự cạnh tranh khốc liệt nhất trong số các trường có tuyển sinh khối C. Hầu hết các ngành của trường thí sinh đều phải “chen chân” như Tâm lý học, Khoa học quản lý, Triết học, Công tác xã hội, Văn học, Llịch sử, Llưu trữ và quản trị văn phòng, Du lịch ..Nổi bật nhất về sự cạnh tranh là thuộc về hai ngành Báo chí và Đông phương học.

Khối D năm nay sự cạnh tranh gay go nhất sẽ rơi vào tất cả các ngành có liên quan đến Kinh tế như: Nhóm ngành Tài chính ngân hàng của ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, ĐH Kinh tế Quóc dân, Khoa Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội).

(Nguồn: Bộ giáo dục và Đào tạo)
 
Top Bottom