[Toán 9] Đề thi thử môn toán PTNK 2015-2016

H

huynhbachkhoa23

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1. Giải các phương trình
(a) $\sqrt{u^2-u-1}+\sqrt{u^2+u+3}=\sqrt{2u^2+8}$
(b) $x^3+x+\sqrt[3]{x^3+x-2}=12$
Bài 2. Giả sử các số thực $a,b,x,y$ thỏa mãn:
$a+b=23$
$ax+by=79$
$ax^2+by^2=217$
$ax^3+by^3=691$
Tính $ax^4+by^4$
Bài 3.
(a) Cho $6$ điểm bất kỳ trên mặt phẳng sao cho không có $3$ điểm nào thẳng hàng. Đoạn thẳng nối mỗi hai điểm trong đó được tô bở hai màu đỏ hoặc xanh. Chứng minh tồn tại $3$ điểm trong $6$ điểm trên là đỉnh của một tam giác có các cạnh cùng màu.
(b) Cho $17$ điểm bất kỳ trên mặt phẳng sao cho không có $3$ điểm nào thẳng hàng. Đoạn thẳng nối mỗi hai điểm trong đó được tô bở ba màu đỏ, vàng hoặc xanh. Chứng minh tồn tại $3$ điểm trong $17$ điểm trên là đỉnh của một tam giác có các cạnh cùng màu.
Bài 4.
(a) Cho hai số nguyên dương $a,b$ mà mỗi số có đúng $99$ ước số nguyên dương kể cả một và chính nó. Liệu có thể xảy ra trường hợp $ab$ có đúng $1000$ ước số nguyên dương hay không?
(b) Trên tập hợp số thực cho phép toán $*$ đặt tương ứng hai số $a,b$ và thành kết quả là $a*b$. Biết rằng $(a*b)*c=a+b+c$. Chứng minh $a*b=a+b$
Bài 5. Giả sử $n$ là số nguyên dương, định nghĩa $a(n)$ là số cách phân tích $n$ thành tổng các số $1$ và $2$
Ví dụ:
$5=1+1+1+1+1$
$=1+1+1+2=1+1+2+1=1+2+1+1=2+1+1+1$
$=1+2+2=2+1+2=2+2+1$
thì $a(5)=8$
Định nghĩa $b(n)$ là số cách phân tích $n$ thành tổng các số nguyên dương lớn hơn $1$ (bao gồm cả cách biểu diễn chính nó)
Ví dụ:
$7=2+2+3=2+3+2=3+2+2$
$=3+4=4+3$
$=5+2=2+5$
thì $b(n)=8$
Chứng minh $a(n)=b(n+2)$
Bài 6. Cho tam giác $ABC$ nhọn với $AB<AC$. Đường tròn tâm $I$ nội tiếp tam giác $ABC$ tiếp xúc với các cạnh $BC,CA,AB$ lần lược tại $D,E,F$. Gọi $M, N$ lần lược là trung điểm $EF,DF$. Đường thẳng $EF$ cắt đường thẳng $BC$ tại $P$
(a) Chứng minh $AMNB$ nội tiếp.
(b) $IP\perp AD$
(c) $\dfrac{PB}{PC}=\dfrac{DB}{DC}$
P.s: Câu 4b khó.
 
Last edited by a moderator:
H

hien_vuthithanh

Bài 1. Giải các phương trình
(a) $\sqrt{u^2-u-1}+\sqrt{u^2+u+3}=\sqrt{2u^2+8}$
(b) $x^3+x+\sqrt[3]{x^3+x-2}=12$

a, Đk: ...

Đặt $\sqrt{u^2-u-1}=a ; \sqrt{u^2+u+3}=b (a \ge 0 ,b>0)$

$\rightarrow a^2+b^2=2u^2+2$

$\rightarrow $ PT $\leftrightarrow a+b=\sqrt{a^2+b^2+6} $

$\leftrightarrow ab=3$

$\leftrightarrow a^2b^2=9 \leftrightarrow(u^2-u-1)(u^2+u+3)=9$

$\leftrightarrow u^4+u^2-4u-12=0$

$\leftrightarrow (u-2)(...)=0$

b, Đặt $\sqrt[3]{x^3+x-2}=t$

$\rightarrow$ PT$ \leftrightarrow t^3+2+t=12$

$\leftrightarrow t^3+t-10=0 \leftrightarrow t=2$
 
H

huynhbachkhoa23

Bài 2. Ta có $(x+y)(ax^3+by^3)=ax^4+by^4+xy(ax^2+by^2)$ hay $691(x+y)=ax^4+by^4+217xy$
Ta có $(ax+by)(x+y)=ax^2+by^2+(a+b)xy$ hay $79(x+y)=217+23xy$
Tiếp túc thế ta có $(ax^2+by^2)(x+y)=ax^3+by^3+xy(ax+by)$ hay $217(x+y)=691+79xy$
Suy ra $xy=-6, x+y=1$ nên $ax^4+by^4=691+217.6=1993$
 
H

huynhbachkhoa23

Bài 6.
(a) $IM.IA=r^2=IN.IB$ nên $A,N,M,B$ đồng viên.
(b) Giả sử $AD$ cắt $(I)$ lần nữa tại $D'$. Tiếp tuyến tại $D,D'$ của $(I)$ cắt nhau tại $P'$.
Giả sử $K$ là hình chiếu của $P'$ lên $AO$ thì $AK.AI=AF^2$ do $K,D',D,I,P'$ đồng viên.
Suy ra $FK$ vuông góc với $AI$, suy ra $P\equiv P'$ nên $PI\perp AD$
(c) Áp dụng định lý Menelaus ta có $\dfrac{PB}{PC}=\dfrac{FB}{FA}.\dfrac{EA}{EC}= \dfrac{DB}{DC}$
 
Last edited by a moderator:
H

huynhbachkhoa23

Bài 3.
(a) Xét $6$ điểm đó là $O,A,B,C,D,E$, khi đó tồn tại $3$ đoạn trong $OA,OB,OC,OD,OE$ là cùng màu.
Giả sử $OA,OB,OC$ cùng màu thì xét tam giác $ABC$, nếu $ABC$ có cách cạnh cùng màu thì $ABC$ thỏa mãn.
Nếu $ABC$ có các cạnh không cùng màu thì tồn tại một cạnh cùng màu với $OA,OB,OC$, giả sử là $AB$ thì $OAB$ thỏa mãn.
(b) Tương tự bài (a)
 
H

huynhbachkhoa23

Up cho bài 4b.................................................................. <ai không hiểu cái up đừng cho đây là spam>
 
H

huynhbachkhoa23

Bài 4.
(a) $a,b$ chính phương nên $ab$ có số ước số lẻ => không tồn tại.
(b) $(a*b)*c=a+b+c$
Cho $a=b=0$ được $(0*0)*c=c$
Cho $a=b=(0*0)$ được $((0*0)*(0*0))*c=c+2(0*0)=c$ nên $(0*0)=0$
Cho $a=c=(0*0)$ ta được $((0*0)*b)*(0*0)=b$ nên $b*(0*0)=b$
Ta có $(a*b)*(0*0)=a+b=a*b$
 
Top Bottom