[Toán 9] ĐỀ THI HỌC KÌ 2

T

thuythumattroi1999

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình muốn có câu trả lời sớm chút thôi :rolleyes: :rolleyes: :rolleyes:, không gấp lắm đâu :cool: :cool: :cool:. Mấy bạn đừng gõ là: bước một giải phương trình, bước 2 là thế (1) vào (2)... mà ghi lời giải cụ thể ra nha dù đó là bài hình hay đại ;) ;) ;) . Bài thi học kì đà nẵng mà mình cứ ngỡ là thi học sinh giỏi toán hà :D :mad: @-)
Bài 3:
Cho phương trình x^2 + 2(2m-1)x + 3(m^2 -1) = 0 (với m là tham số)
a)Với giá trị nào của m thì phương trình có nghiệm
b)trong trường hợp phương trình có 2 nghiệm x1 và x2, dùng hệ thức Vi-ét, hãy tìm hệ thức liên hệ giữa 2 nghiệm x1 và x2của phương trình không phụ thuộc vào m
Bài 4: Mình tự vẽ hình được đó :):):)
Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp trong đường tròn tâm O, có GÓC BAC = 60 độ. Hai đường cao BB' và CC' của tam giác ABC cắt nhau tại H. Chứng minh rằng:
a) 4 điểm B, H, O, C cùng thuộc một đường tròn
b) Hai GÓC BAC và GÓC HAO có chung đường phân giác.
c) Hai đường thẳng OA và B'C' vuông góc
 
H

hien_vuthithanh

4

1, Xét (O) có góc BOC=2.góc BAC (góc nội tiếp và góc ở tâm) \Rightarrow góc BOC=120 độ
Tứ giác AC'HB' nội tiếp(tổng 2 góc đối =180 độ)
\Rightarrow góc BHC =góc C'HB'=180 độ-góc BAC=180 độ-60 độ=120 độ
\Rightarrow góc BHC=góc BOC
Xét tứ giác BHOC có góc BHC=góc BOC \Rightarrow tứ giác BHOC nội tiếp (QUỸ TÍCH CUNG CHỨA GÓC)
\Rightarrow 4 điểm B,H,O,C cùng thuộc 1 đt
\Rightarrow dpcm
:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
 
H

hien_vuthithanh

4

3, Từ A kẻ tiếp tuyến Ax vs đt \Rightarrow góc xAB=góc ACB(=$\dfrac{1}{2}$sđ cung AB)
ta c/m được 2 tam giác ABC và AC'B' đồng dạng \Rightarrow góc ACB=góc AC'B'
\Rightarrow góc XAC'=góc AC'B'
\Rightarrow Ax song song vs B'C'
\Rightarrow B'C' vuông góc vs AO
\Rightarrow dpcm
:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
 
H

hien_vuthithanh

3

pt là pt bậc 2 vì a khác 0
xét delta'= $(2m-1)^2$-3.($m^2$-1)=$m^2$-4m+4 =$(m-2)^2$ \geq 0 \forall m
\Rightarrow pt có nghiệm \forall m
 
H

hien_vuthithanh

3b

theo VI-ET có $x_1+x_2$=-4m+2 (1) ;$x_1.x_2$=3$m^2$-3 (2)
rút m từ (1) và thế vào (2) \Rightarrow tìm được hệ thức giữa 2 nghiệm
bạn làm tiếp nhé!
 
V

vipboycodon

Bài 3b:
Theo hệ thức viét ta có:
$x_1+x_2 = -4m+2$ (1)
$x_1x_2 = 3m^2-3$ (2)
Từ (1) => $x_1+x_2-2 = -4m$
=> $\dfrac{x_1+x_2-2}{4} = -m$ (3)
Từ (2) => $x_1x_2+3 = 3m^2$
=> $\dfrac{x_1x_2+3}{3} = m^2$
=> $\sqrt{\dfrac{x_1x_2+3}{3}} = m$ (4)
Cộng (3) với (4) => hệ thức
 
T

thuythumattroi1999

Cố lên nào các bạn, còn mỗi bài hình câu b nữa thôi
:khi (4)::khi (4): :khi (197)::khi (197): :khi (195)::khi (195):
 
L

letsmile519

hÌNH B)

Ta có $\angle AOC=2\angle ABC$

\Leftrightarrow $\angle OAC=90^0-\angle ABC=\angle BAH$

\Rightarrow đpcm
 
L

letsmile519

Theo câu b)

$\angle OAC=90^0-\angle ABC=\angle BAH$

Mà $\angle AB'C'=\angle ABC$ (=cách xét $\Delta AB'C'\sim \Delta ABC$ theo c.g.c)

=> $\angle AB'C+\angle OAC=90^0$

\Rightarrow ĐPCM
 
Top Bottom