Toán [toán 8] Ôn thi HKI

Erza Scarlet.

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tám 2017
856
544
154
20
Bình Thuận
THCS Lương Sơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1) Cho tam giác ABC vuông tại A có D,E lần lượt là trung điểm của AB,AC.Cho AB=9cm;BC=15cm.
a)Tính độ dài cạnh DE.
b) Tính diện tích tam giác ADE.
câu 2) Cho tứ giác ABCD có M,N,P,Q lần lượt là trung điểm của AB,BC,CD,DA.
a)Chứng minh tứ giác MNPQ là hình bình hành.
b)Hai đường chéo AC và BD của tứ giác ABCD có điều kiện gì thì MNPQ là hình chữ nhật; hình thoi?
câu 3) Cho hình thang cân ABCD (AB//CD) Gọi E,F,H,K lần lượt là trung điểm của AB,BD,DC,CA.
a)Chứng minh:tứ giác EFHK là hình thoi.
b)Tìm điều kiện của hình thang ABCD để EFHK là hình vuông.
câu 4)Cho tam giác ABC vuông tại A có AB=4,5 cm ,AC=6 cm.
a)Tính độ dài cạnh BC và độ dài đường trung tuyến AM.
b)Gọi E là trung điểm cạnh AC.Gọi K là điểm đối xứng của điểm M qua E.Chứng minh :Tứ giác AMCK là hình thoi.
câu 5)Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH, biết AB=15cm,AC=20cm.
a)Tính diện tích Tam giác ABC và độ dài đường cao AH.
b)Dựng hình chữ nhật AHCD. Tính diện tích hình chữ nhật AHCD.
câu 6) Cho tam giác ABC vuông tại A.Gọi I là trung điểm của cạnh AB,D là điểm đối xứng với C qua I.
a)Chứng minh:Tứ giác ABDC là hình bình hành.
b) Gọi H là trung điểm của cạnh BC.Chứng minh:HI vuông góc với AB.
c) Lấy điểm K đối xứng C qua A.Chứng minh :AD=BK.
câu 7) Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC),đường cao AH.Kẻ HD vuông góc với AB(D thuộc AB),HM vuông góc với AC(M thuộc AC).
a)Chứng minh:Tứ giác AMHD là hình chữ nhật.
b)Trên tia EC lấy điểm K sao cho MK=MA.Chứng minh:DM//HK.
c) Dựng hình chữ nhật ABFC,kẻ AI vuông góc với DM( I thuộc DE).Chứng minh:Ba điểm A,I,F thẳng hàng.
 

Toshiro Koyoshi

Bậc thầy Hóa học
Thành viên
30 Tháng chín 2017
3,918
6,124
724
19
Hưng Yên
Sao Hoả
Bài 1:
a, Xét tam giác ABC có $AD=DB;AE=EC$
Do đó DE là đường trung bình của tam giác ABC
[tex]\Rightarrow DE=\frac{1}{2}BC=\frac{1}{2}.15=7,5(cm)[/tex]
b, Áp dụng định lý Pytago cho tam giác ABC vuông tại A ta có:
[tex]AC=\sqrt{BC^2-AB^2}=\sqrt{15^2-9^2}=\sqrt{144}=12(cm)[/tex]
Ta có: [tex]\left\{\begin{matrix} AD=\frac{1}{2}AB=\frac{1}{2}.9=4,5(cm) & \\ AE=\frac{1}{2}AC=\frac{1}{2}.12=6(cm) & \end{matrix}\right.[/tex]
Vì tam giác ADE vuông tại A nên [tex]S_{ADE}=\frac{AD.AE}{2}=\frac{4,5.6}{2}=13,5(cm^2)[/tex]
Vậy..................
P/s: Đăng từ từ lên thôi ạ
 

Erza Scarlet.

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tám 2017
856
544
154
20
Bình Thuận
THCS Lương Sơn
Bài 1:
a, Xét tam giác ABC có $AD=DB;AE=EC$
Do đó DE là đường trung bình của tam giác ABC
[tex]\Rightarrow DE=\frac{1}{2}BC=\frac{1}{2}.15=7,5(cm)[/tex]
b, Áp dụng định lý Pytago cho tam giác ABC vuông tại A ta có:
[tex]AC=\sqrt{BC^2-AB^2}=\sqrt{15^2-9^2}=\sqrt{144}=12(cm)[/tex]
Ta có: [tex]\left\{\begin{matrix} AD=\frac{1}{2}AB=\frac{1}{2}.9=4,5(cm) & \\ AE=\frac{1}{2}AC=\frac{1}{2}.12=6(cm) & \end{matrix}\right.[/tex]
Vì tam giác ADE vuông tại A nên [tex]S_{ADE}=\frac{AD.AE}{2}=\frac{4,5.6}{2}=13,5(cm^2)[/tex]
Vậy..................
P/s: Đăng từ từ lên thôi ạ
Bạn có biết mấy câu kia không.Nếu biết thì giải giùm mình.
 

Lâm Hoàng Nhã Hy

Học sinh
Thành viên
4 Tháng mười hai 2017
40
18
31
21
Quảng Ngãi
Trường THCS Tịnh Thiện
Bài 2:
a. M là trung điểm AB, Q là trung điểm AD
=> MQ là đường trung bình tam giác ABC => MQ//BD (1)
N là trung điểm AC, P là trung điểm CD
=> NP là đường trung bình tam giác BCD => NP//BD (2)
Từ (1) và (2) => MQ//NP
tương tự ta đc MN//QP
=> tg MNPQ là hình bình hành

Bài 2:
b. Để tg MNPQ là hình chữ nhật thì góc QMN=90 độ => [tex]MN\perp MQ[/tex]
mà MN//AC, MQ//BD => [tex]AC\perp BD[/tex]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom