[Toán 8] Giúp mình bài phân tích đa thức thành nhân tử này với?

Status
Không mở trả lời sau này.
N

nhoc_nhoc_baby

huhu, luật này đâu ra vậy, ai có thể cho mình biết là cái phần này trong sách lớp mấy ko, sao mình học lớp 8 mà ko biết cái vụ tìm nghiệm này vậy ?:confused::-SS

vậy nha
để mình làm xem bạn hiểu không nha
http://diendan.hocmai.vn/latex.php?x^2-x-2
=x^2-2x+x-2
ta nhóm hạng tử
(x^2-2x)+(x-2)=x(x-2)+(x-2)
=(x-2)(x+1)
vậy là xong bạn ạ
chỗ nào không hiểu hỏi mình nha
 
D

doremon_park

vậy nha
để mình làm xem bạn hiểu không nha
http://diendan.hocmai.vn/latex.php?x^2-x-2
= x^2-2x+x-2
ta nhóm hạng tử
(x^2-2x)+(x-2)=x(x-2)+(x-2)
=(x-2)(x+1)
vậy là xong bạn ạ
chỗ nào không hiểu hỏi mình nha
không phải, mình chỉ không hiểu cái phần -2x+x trong cái dãy [TEX]x^2-2x+x-2[/TEX] này ở đâu ra nè , bạn có thể tận tình chỉ bảo :confused:
 
N

nhoc_nhoc_baby

không phải, mình chỉ không hiểu cái phần -2x+x trong cái dãy [TEX]x^2-2x+x-2[/TEX] này ở đâu ra nè , bạn có thể tận tình chỉ bảo :confused:
cái này hả
thế thì thế này nhá
mà chắc các cậu chưa được học phân tích đa thức thành nhân tử phần tách hạng tử hả
hay sao mà không hiểu :
cái đó là phân tích x ra đó
-x=-2x+x
\Rightarrow là : x^2-2x+x-2 đó :D
 
V

vansang02121998

huhu, luật này đâu ra vậy, ai có thể cho mình biết là cái phần này trong sách lớp mấy ko, sao mình học lớp 8 mà ko biết cái vụ tìm nghiệm này vậy ?:confused::-SS


Ặc sặc sặc, sao nói mãi chả hiểu thế.

Mình biến đổi -x=-2x+x


1.Đặt nhân tử chung.
- Không có gì lưu ý.
2. Dùng hằng đẳng thức.
- Không có gì lưu ý.
3. Nhóm nhiều hạng tử.
- Không có gì lưu ý.
4. Tách 1 hạng tử thành nhiều hạng tử ( chỉ dùng cho [tex]ax^2+bx+c[/tex] ).
a) Tách hạng tử bậc 1.
- Bước 1: Tìm tích của a.c
- Bước 2: Viết tích ac thành tích của 2 thừa số nguyên bằng mọi cách
- Bước 3: Tách hạng tử bậc 1 thành tích tổng của 2 số nguyên vừa tìm được.
- Ví dụ:
+; [tex]x^2-6x+8[/tex]
[tex]x^2-2x-4x+8[/tex]
[tex]x(x-2)-4(x-2)[/tex]
[tex](x-2)(x-4)[/tex]
b) Tách hạng tử tự do để xuất hiện hằng đẳng thức [tex]a^2-b^2[/tex]
- Không có gì lưu ý
c) Tách hạng tử tự do để xuật hiện hằng đẳng thức [tex]( a + b )^2[/tex] rồi xuất hiện hằng đẳng thức [tex]a^2-b^2[/tex]
- Không có gì lưu ý.
5. Phương pháp nhẩm nghiệm.
- Nếu [tex] x = a[/tex] là nghiệm của đa thức [tex] f(x)[/tex] thì [tex]f(x)[/tex] chứa nhân tử [tex]x-a[/tex]
- Nếu đa thức có tổng các hệ số là 0 thì đa thức đó có nhân tử [tex]x-1[/tex]
- Nếu đa thức có tổng các hệ số bậc chẵn bằng tổng số hệ số bậc lẻ thì đa thức đó chứa nhân tử [tex] x + 1[/tex]
- Nếu đa thức với hệ số nguyên, nghiệm nguyên ( nếu có ) phải là ước của hạng tử tự do
- Trong đa thức với hệ số nguyên, nghiệm hữu tỉ ( nếu có ) phải có dạng P : Q, trong đó P là ước của hạng tử tự do, Q là ước dương của hạng tử có bậc cao nhất.
- Ví dụ:
+; [tex]x^3+5x^2+3x-9[/tex]
[tex]x^3-x^2+6x^2-6x+9x-9[/tex]
[tex]x^2(x-1)+6x(x-1)+9(x-1)[/tex]
[tex](x-1)(x^2+6x+9)[/tex]
[tex](x-1)(x+3)^2[/tex]
6. Đổi biến ( đặt ẩn phụ )
- Đặt 1 nhóm nào đó thành 1 ẩn cho dễ tính
7. Thêm bớt cùng một hạng tử.
- Làm sao để xuất hiện hằng đẳng thức [tex] ( a + b )^2 [/tex] rồi xuất hiện hằng đẳng thức [tex]a^2-b^2[/tex]
8. Xét giá trị riêng.
a) Tách hạng tử ở giữa.
- Tách hạng tử ở giữa sao cho bằng tổng của 2 hạng tử 2 bên
- Ví dụ:
+; [tex]ab(a-b)+bc(b-c)+ca(c-a)[/tex]
[tex]ab(a-b)-bc(a-b+c-a)+ca(c-a)[/tex]
[tex]ab(a-b)-bc(a-b)-bc(c-a)+ca(c-a)[/tex]
[tex](a-b)(ab-bc)-(c-a)(bc-ca)[/tex]
[tex](a-b)(a-c)(b-c)[/tex]
b) Giữ lại 1 hạng tử và tính các hạng tử còn lại
- Tính các hạng tử còn lại và nhóm cho hợp lí
- Ví dụ:
+; [tex]ab(a+b)+bc(b+c)+ca(c+a)+2abc[/tex]
[tex]ab(a+b)+b^2c+bc^2+ac^2+a^2c+abc+abc[/tex]
[tex]ab(a+b)+bc(a+b)+c^2(a+b)+ac(a+b)[/tex]
[tex](a+b)(ab+bc+c^2+ac)[/tex]
[tex](a+b)(b+c)(c+a)[/tex]
9. Giảm dần số mũ.
- Bí mật, cô giáo tui bảo không nói được
10. Hệ số bất định.
- Đưa về dạng [tex]ax^4+bx^3+cx^2+dx+e[/tex]
- Tính [tex] ( ..x^2 + ..x + .. ).( ..x^2 + ..x + .. )[/tex]
- Sau đó đồng nhất 2 đa thức ta vừa tìm được
- Tách hợp lí
- Khó nói lắm, nói chung là cái này ở trong đại trà thì không học đâu, thi HSG mới học
11. Phối hợp nhiều phương pháp.
- Phối hợp nhiều phương pháp với nhau.

Viết được chỗ này không phải nhanh đâu
Mỏi tay quá
Vụ 4;5;6;7;8;9;10 là nâng cao, vụ 1;2;3;11 là trong SGK
Bài của bạn là vụ 4 phần a
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom