[Toán 8] có bạn nào giỏi toán thì giúp mình với

D

donald_duck

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình học kém toán quá. Bạn nào học giỏi toán thì giúp mình với. Hiện tại những kiến thức cơ bản mình đã nắm được rồi cơ bản là mình muốn mở rộng thêm kiên thức toán( mình không học thêm nên hơi tơ lơ mơ:(). Đây là một số phần mình muốn mở rộng. Mong cả nhà giúp mình nhé!
- phân tích đa thức thành nhân tử
- chứng minh bất đẳng thức
- tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất
Nếu ai có thêm bài tập thì càng tốt. Thanks trước nha:)
 
D

duong.trang31

Một số phương pháp cơ bản về phân tích đa thức thành nhân tử
1. Phương pháp đặt nhân tử chung

2. Phương pháp dùng hằng đẳng thức
Vận dụng các hằng đẳng thức để biến đổi đa thức thành tích các nhân tử hoặc luỹ thừa của một đa thức đơn giản.
3. Phương pháp nhóm nhiều hạng tử
Dùng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng các đa thức, ta kếp hợp những hạng tử của đa thức thành từng nhóm thích hợp rồi dùng các phương pháp khác phân tích nhân tử theo từng nhóm rồi phân tích chung đối với các nhóm.
4. Phương pháp tách
Ta có thể tách 1 hạng tử nào đó của đa thức thành hai hay nhiều hạng tử thích hợp để làm xuất hiện những nhóm hạng tử mà ta có thể dùng các phương pháp khác để phân tích được
Ví dụ:

5. Phương pháp thêm bớt cùng một hạng tử
Ta có thể thêm bớt 1 hạng tử nào đó của đa thức để làm xuất hiện những nhóm hạng tử mà ta có thể dùng các phương pháp khác để phân tích được.
Ví dụ:

6. Phương pháp đặt biến phụ
Trong một số trường hợp, để việc phân tích đa thức thành nhân tử được thuận lợi, ta phải đặt biến phụ thích hợp.
Ví dụ: Phân tích thành nhân tử
Đặt ta có

7. Phương pháp giảm dần số mũ của lũy thừa
Phương pháp này chỉ áp dụng được cho các đa thức như là những đa thức có dạng . Khi phân tích các đa thức có dạng như trên thì biểu thức sau khi phân tích đều có 1 nhân tử là
Ví dụ: Phân tích đa thức thành nhân tử

8. Phương pháp hệ số bất định (nói sau)

Khi phân tích đa thức thành nhân tử phải biết vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp và phối hợp 1 cách hợp lí
 
H

hellangel98

Phương pháp 1: Phương pháp dựa vào định nghĩa
- Lập hiệu A-B
- Biến đổi biểu thức (A-B) và chứng minh A-B\geq0
- Kết luận A\geqB
- Xét trường hợp A=B khi nào

Phương pháp 2: Phương pháp chứng minh trực tiếp
- Biến đổi vế phức tạp, thường là vế trái:
A=A1=A2=.........=B+M^2

vì M^2\geq0 nên M^2+B\geqB
=>A\geqB
Dấu “ =” Xảy ra khi và chỉ khi M=0

Phương pháp 3: Phương pháp so sánh
- Biến đổi riêng từng vế rồi so sánh kết quả. Suy ra đpcm
A=A1=A2=A3=......=An
B=B1=B2=B3=.......=Bn
nếu An\geqBn\RightarrowA\geqB
Phương pháp4: Dùng tính chất tỉ số
Phương pháp 5: Dùng phép biến đổi tương đương
Ta biến đổi BĐT cần chứng minh tương đưng với BĐT đúng hoặc BĐT đã được chứng minh đúng.
Chú ý các BĐT sau:
- Bình phương của tổng, hiệu
- Lập phương của tổng, hiệu
Phương pháp 6: Phương pháp làm trội hoặc làm giảm
Phương pháp 7: Dùng BĐT trong tam giác

Nếu a,b,c là số đó 3 cạnh của một tam giác thì a,b,c>0 và |b-c|<a<b+c
|a-c|<b<a+c
|a-b|<c<a+b

Phương pháp 8: Dùng phương pháp quy nạp

Để chứng minh BĐT T(n) : n là số tự nhiên ta thực hiện các bước sau :
+ Chứng minh BĐT T(1) đúng( Kiểm tra mệnh đề đúng với số nhỏ nhất)
+ Giả sử BĐT T(k) đúng
+ Ta chứng minh BĐT T(k+1) cũng đúng
Khi đó BĐT T(n) đúng với mọi n
 
H

hellangel98

c1:dùng các bất đẳng thức để tìm
c2:dùng điều kiện phương trình có nghiệm
c3:dùng phương pháp đạo hàm
 
Top Bottom