cho tam giac ABC can tai A lay D thuoc AB , E thuoc AC cho BD=CE , chung nih :
a, DE song song voi BC
b,tam giac ABE=tam giac ACD
c, tam giac BID= tam giac CIE( I giao diem BEva CD)
d, AI pan giac goc A
e,AI vuong BC
a) Ta có: Tam giác ABC cân tại A => góc ABC= (180 độ- góc A) :2
Lại có: AB= AC ( Tam giác ABC cân tại A)
BD= CE (gt)
=> AB- BD= AC- CE hay AD =AE
=> tam giác ADE cân tại A => góc ADE =(180 độ- góc A ): 2
=>góc ABC= góc ADE (=(180 độ- góc A ): 2)
Mà góc ADE và góc ABC nằm ở vị trí đồng vị đối với DE và BC bị AB cắt
=> DE// BC
b)Xét tam giác ABE và tam giác ACD có:
AB= AC ( Tam giác ABC cân tại A)
góc A chung
AE =AD (cmt)
=>tam giac ABE=tam giac ACD (c.g.c)
c) Ta có: tam giac ABE=tam giac ACD (cmt)
=> góc ABE =góc ACD( 2 góc tương ứng) hay góc IBD= góc ICE
góc AEB = góc ADC( 2 góc tương ứng)
mà góc AEB+ góc IEC= góc ADC+ góc IDB =180 độ( 2 góc kề bù)
=> góc IEC = góc IDB
Xét tam giác IBD và tam giác ICE có:
góc IBD= góc ICE (cmt)
BD= CE (gt)
góc IEC = góc IDB( cmt)
=> tam giác IBD = tam giác ICE ( g.c.g)
d) Ta có: tam giác IBD = tam giác ICE (cmt )
=> ID =IE ( 2cạnh tương ứng)
Xét tam giác AID và tam giác AIE có:
ID =IE (cmt)
AI chung
AD =AE (cmt)
=>tam giác AID = tam giác AIE (c.c.c)
=> góc IAD =góc IAE ( 2 góc tương ứng)
hay IAB= góc IAC
=> AI là tia pg góc BAC
e) Vì tam giác ABC cân tại A nên pg AI cũng chính là đường cao AI của tam giác ABC
=> AI vuông góc BC