[Toán 7] Đề thi học kỳ II

L

loveconan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I- Phần Trắc nghiệm: (2 điểm)
1. Giá trị nào là nghiệm của đa thức2x^3-5x^2+6x-2
A. 1 B. -1 C.1/2 D.-1/2
2. Giá trị của biểu thức M = -2x^2-5x+1 tại x=2 là
A. -17 B. -18 C. 19 D. Một kết quả khác
3. Bậc của đa thức :
C:\Users\ADMINI~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image008.gif
là:
A. 2 B. 3 C. 6 D. 1
6. Cho tam giác ABC có
C:\Users\ADMINI~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image010.gif
so sánh nào sau đây là đúng:
A. AC > BC B. AB > AC C. AB < BC D. AB < AC
II- Phần Tự luận : (8 điểm)
Câu 1: (1,5đ) điểm kiểm tra học kỳ 1 mụn Toỏn của tổ 1 học sinh lớp 7A được ghi ở bảng sau:
5
4

9
6
8
9
10
9
6
6
9
8
4
5
a) Dấu hiệu điều tra là gỡ ? từ đó lập bảng “tần số”
b) Tớnh số trung bình cộng của dấu hiệu.
c) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng và nhận xét.
Câu 2: (2đ) Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài ba cạnh như sau:

  • 3cm, 4cm, 5cm c. 6dm, 7dm, 14dm
  • 2,1cm, 3cm, 5,1cm d. 3dm, 4dm, 6dm
Câu 3: (2,5đ) Cho hai đa thức :
C:\Users\ADMINI~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image012.gif


  • Thu gọn và sắp xếp các đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến.
  • Tính P(x) + Q(x) ; P(x) - Q(x)
  • Tìm nghiệm của P(x) + Q(x)
Câu 4: (3đ) Cho tam giác ABC đều, đường cao AH. Trên tia đối của tia CB lấy D sao cho CD = CB. Dựng đường cao CE của tam giác ACD. Tia đối của tia HA và tia đối của tia CE cắt nhau tại F
a. Chứng minh: AE = DE và tam giác ABD vuông tại A.
b. Chứng minh : C là trọng tâm của tam giác AFD.

Mình sao chép đề bị lỗi các bạn đợi mình sửa đã nhé!

Chú ý cách đặt tiêu đề: [Môn + lớp] +Tiêu đề.
Đã sửa.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenbahiep1

1. Giá trị nào là nghiệm của đa thức2x^3-5x^2+6x-2
A. 1 B. -1 C.1/2 D.-1/2

Giải

[laTEX]2x^3 -5x^2 +6x -2 = (2x-1)(x^2-2x+2) =0 \\ \\ TH_1: x = \frac{1}{2} \\ \\ TH_2: x^2-2x+1 +1 = (x-1)^2 +1 > 0 \Rightarrow pt-vo-nghiem \\ \\ Dap-an: x = \frac{1}{2} \Rightarrow dap-an : C[/laTEX]
 
H

huuthuyenrop2

II/ Tự luận:
Câu 1: tự làm
Câu 2: a, 3cm , 4cm ,5cm
Ta có: 3^2+ 4^2 = 25 = 5^2
Vậy tam giác có 3 cạnh này là tam giác vuông vì có thể áp dụng định lí pitago
b, 2,1 cm ; 3cm ; 5,1 cm
Ta có : 2,1 ^2 +3^2 = 13,41 [TEX]\not= \[/TEX] 5,1^2
Vậy đây không phải tam giác vuông vì không thể áp dụng định lí pitago
c,d: giống câu b
 
D

donguyenyennhi

Ủa ! LOVECONAN ơi sao đề câu 3 của bạn bị sao vậy?mình không hiểu bạn chép lại đề nha:D:|@};-
 
S

shinxun

Câu 4:

rifwxc


a) Xét hai tam giác vuông CEA va CED có:
góc CEA = CED = 90 (CE là đường cao)
CE cạnh chung
CA = CB = CD (gt)
\Rightarrow tam giác CEA = CED (hai cạnh góc vuông)
\Rightarrow EA = ED (cạnh tương ứng)

Xét tam giác ABD có:
AC = BC = CD (gt)
\Rightarrow AC= 1/2 BD và AC là trung tuyến kẻ từ đỉnh A
\Rightarrow tam giác ABD vuông tại A (trung tuyến bằng nửa cạnh huyền)

b)
Xét tam giác AHC và AHB có:
góc AHC =AHB = 90 (AH là đường cao)
AH cạnh chung
HB = HC (AH vừa là đường cao vừa là trung tuyến)
\Rightarrow tam giác AHB = AHC (hai cạnh góc vuông)(1)

Ta có BA vuông góc với AD (tam giác BAD vuông tại A)
Lại có FE vuông góc AD (FE là đường cao ACD)
\Rightarrow BA // FE
Xét tam giác AHB và FHC có:
góc AHB = FHC = 90 (AH là đường cao)
góc BAH = HFC (so le trong)
HB = HC (AH là trung tuyến)
\Rightarrow tam giác AHB = FHC (cạnh góc vuông, góc nhọn) (2)

(1) và (2) \Rightarrow tam giác AHC = FHC \Rightarrow HA = HF \Rightarrow H là trung điểm AF

Ta lại có:
CH = 1/2 BC (AH là trung tuyến)
BC = CD (gt)
\Rightarrow CH = 1/3 DH

Xét tam giác AFD có:
DH là trung tuyến (H là trung điểm AF)
CH = 1/3 DH (cmt)
\Rightarrow C là trọng tâm của tam giác AFD
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom