[Toán 7] Đề ôn thi giữa HKII

D

djbirurn9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sắp thi giữa HKII môn Toán rùi. Mình có 4 đề này để giúp các bạn thi tốt hơn nhé! ;)
Đề A:
Bài 1: Thống kê điểm kiểm tra 1 tiết môn Toán lớp 7A được ghi lại như sau:
4 4 5 6 7 1 8 8 8 6
5 9 10 6 5 6 8 9 10 9
7 10 8 10 9 7 8 8 6 9
Lập bảng tần số và tính số trung bình cộng

Bài 2: Cho đơn thức [TEX]M = (\frac{-4}{3}x^3y)(\frac{1}{2}x^2y)(\frac{3}{4}xy^2)[/TEX]
a/ Thu gọn đơn thức M
b/ Xác định hệ số và phần biến và bậc của đơn thức
c/ Tính giá trị của đơn thức M tại x = -1; y = 2

Bài 3: Tính tổng -3[TEX]x^2[/TEX][TEX]y^3 [/TEX] [TEX] + 5x^2y^3 - x^2y^3[/TEX]

Bài 4: Cho [TEX]\triangle ABC[/TEX] cân tại A. AI[TEX]\perp[/TEX]BC (I[TEX]\in[/TEX]BC), biết AB=5cm; BC=6cm
a/ Cm: [TEX]\triangle ABI = \triangle ACI[/TEX]
b/ Tính độ dài AI?
c/ IH[TEX]\perp[/TEX]AB (H[TEX]\in[/TEX]AB), IK[TEX]\perp[/TEX]AC (K[TEX]\in[/TEX]AC). Cm: [TEX]\triangle AHK[/TEX] cân
d/ Cm: AI là đường trung trực của HK

Đề B:
Bài 1: Một giáo viên theo dõi thời gian làm BT (thời gian tính theo phút) và ghi lại như sau:
8 11 12 6 7 9 8 12 8 6 7
9 9 10 6 11 6 8 9 10 9 11
7 10 8 10 9 7 8 8 6 9 12
Lập bảng tần số và tính số trung bình cộng

Bài 2: Cho đơn thức [TEX]M = (\frac{-4}{5}x^3y)(\frac{5}{2}x^2y^2)(\frac{-3}{4}x^2y^2)[/TEX]
a/ Thu gọn đơn thức M
b/ Xác định hệ số và phần biến và bậc của đơn thức
c/ Tính giá trị của đơn thức M tại x = -1 và y = 2.

Bài 3: Tính tổng [TEX]\frac{-1}{3}x^3yz^2 + 5x^3yz^2 - x^3yz^2[/TEX]

Bài 4: Cho [TEX]\triangle ABC[/TEX] biết AB=6cm; bc=8cm; AC=10cm. AD là tia phân giác [TEX]\hat{A}[/TEX] (D[TEX]\in[/TEX]BC). Kẻ DE[TEX]\perp[/TEX]AC (E[TEX]\in[/TEX]AC)
a/ Cm: [TEX]\triangle ABC[/TEX] là tam giác vuông
b/ Cm: [TEX]\triangle BAE[/TEX] cân
c/ Cm: AD[TEX]\perp[/TEX]BE
d/ Từ C kẻ đường thẳng song song với BE cắt AB ở I. Cm: I; E; D thẳng hàng

Đề C:
Bài 1: Số lỗi chính tả trong 1 bài tập làm văn của HS lớp 7A được ghi lại như sau:
4 4 5 6 7 3 3 5 4 6
5 2 7 1 0 2 1 5 6 7
7 0 2 1 5 1 4 6 6 5
Lập bảng tần số và tính số trung bình cộng

Bài 2: Cho đơn thức [TEX]M = (\frac{-4}{5}x^4y)(\frac{1}{2}x^2y)^2(\frac{10}{3}xy^2)[/TEX]
a/ Thu gọn đơn thức M
b/ Xác định hệ số và phần biến và bậc của đơn thức
c/ Tính giá trị của đơn thức M tại x = -1 và y = 2

Bài 3: Tính giá trị biểu thức [TEX]\frac{1}{2}x^3 - 2x^2y^3 - 4[/TEX] tại [TEX]x = \frac{-1}{2}; y =2[/TEX]

Bài 4: CHo [TEX]\triangle ABC[/TEX] cân ở A, [TEX]\hat{A} = 50^o[/TEX]. Vẽ tia phân giác của [TEX]\hat{BAC}[/TEX] cắt BC tại H. HM[TEX]\perp[/TEX]AB tại M và HN[TEX]\perp[/TEX]AC tại N
a/ Tính [TEX]\hat{B}[/TEX]
b/ Cm: [TEX]\triangle ABH = \triangle ACH[/TEX]
c/ Cm: AM=AN và MN//BC
d/ Gọi K là giao điểm của AH và MN. KE[TEX]\perp[/TEX]AB tại E. Gọi F là trung điểm của HN. Cm: 3 điểm E; K; F thẳng hàng

Đề D:
Bài 1: 1 xạ thủ bắn súng. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn được ghi lại như sau:
8 10 9 6 7 9 8 6 8 6 7
9 8 10 6 7 6 5 9 10 9 8
7 10 8 5 9 10 8 8 6 9 9
Lập bảng tần số và tính số trung bình cộng

Bài 2: Cho đơn thức [TEX]M = (\frac{-4}{5}xy)(\frac{5}{2}xy^2)^2(\frac{-3}{5}x^2y^2)[/TEX]
a/ Thu gọn đơn thức M
b/ Xác định hệ số và phần biến và bậc của đơn thức
c/ Tính giá trị của đơn thức M tại x = -2 và y = 1

Bài 3: Tính giá trị biểu thức sau: [TEX]3x^2y - \frac{1}{2}x^2y + x^2y[/TEX] tại [TEX]x = 1; y = 2[/TEX]

Bài 4: Cho [TEX]\triangle ABC[/TEX] cân ở A. I là trung điểm BC, biết AB=10cm ; AI=8cm.
a/ Cm: [TEX]\triangle ABI = \triangle ACI[/TEX]
b/ Tính BC
c/ Kẻ tia phân giác BD của [TEX]\hat{B}[/TEX] và tia phân giác CE của [TEX]\hat{C}[/TEX]. Cm: [TEX]\triangle EAD[/TEX] cân
d/ Cm: BE=ED=CD

Nhân tiện ai giúp mình luôn câu 4 phần D ở đề C nhé! :D. Ai có nhiều cách giải thì càng tốt.
 
Last edited by a moderator:
A

ariespisces

ban viet ra de nay thi co can lam giup bai nao ko
neu co thi noi
du sao cung cam on vi da post de cuong nay len
:D
 
A

ariespisces

ở câu c bạn đã chứng minh cho tam giac AKM va tam giac AKN bang nhau de cho NM song song voi DB(2 goc dong vi)
suy ra goc NKA bang goc MKA ma tong 2 goc bang 180 do
suy ra goc NKA bang 90 do
suy ra AK vuông góc với NM
ta co:goc NKA + goc MKA = 180 hay góc NKA+goc AKE+goc EKM =180độ
mà góc MKE = goc NKF (2 goc doi dinh)
suy ra goc NKF + goc NKA +goc AKE=180 độ hay goc FKE =180 độ
suy ra goc FKE la goc bet
suy ra 3 điểm E;K;F thẳng hàng

minh chi biet co cai cach nay thoi
neu ko dung thi mong thong cam
 
R

raikage

Co ai giup minh khac phuc nhuoc diem cau tha k
minh lam bai
da phan la lam dung
nhung hay bi tru diem vi nhung cho rat k dang co
vd: thieu dau goc,thieu gt ket luan,..........................................
 
N

nguyenthingochuyen123

Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Trên tia AG lấy điểm G' sao cho G là trung điểm của AG'.

a) So sánh các cạnh của tam giác BGG' với các đường trung tuyến của tam giác ABC.

b) So sánh các đường trung tuyến của tam giác BGG' với các cạnh của tam giác ABC.


 
A

acmt

cac ban nen chu y khi ta di chung minh mot bai toan nao do thi deu phai viet gt ket luan cho bai . lam nhu the ban da dc cong them 0,5d trog bai rui . con ve nhung loi nho nhu thieu dau ngoac....do la do ban chu quan khong soat lai bai trc khi lam song . chuc ban dat d? cao trong cac dot kt toi
 
S

supermath_omg

anh ơi! có đề Kiểm Tra toán lớp 7 Học kỳ 2 Trường Lê Văn Tám không
:D
 
D

djbirurn9x

Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Trên tia AG lấy điểm G' sao cho G là trung điểm của AG'.

a) So sánh các cạnh của tam giác BGG' với các đường trung tuyến của tam giác ABC.

b) So sánh các đường trung tuyến của tam giác BGG' với các cạnh của tam giác ABC.
a) Gọi AD; BE; CF là các đường trung tuyến trong [TEX]\triangle ABC[/TEX].
Có: G là trọng tâm [TEX]\triangle ABC[/TEX] (gt)
BE là đường trung tuyến [TEX]\triangle ABC[/TEX] (cách vẽ)
Do đó: [TEX]BG = \frac{2}{3}BE[/TEX]

Có: G là trọng tâm [TEX]\triangle ABC[/TEX] (gt)
AD là đường trung tuyến [TEX]\triangle ABC[/TEX] (cách vẽ)
Do đó: [TEX]AD = \frac{2}{3}AG[/TEX]
mà [TEX]AG = GG'[/TEX] (G là trung điểm AG')
nên [TEX]AD = \frac{2}{3}GG'[/TEX]

Có: G là trọng tâm [TEX]\triangle ABC[/TEX] (gt)
AD là đường trung tuyến [TEX]\triangle ABC[/TEX] (cách vẽ)
Do đó: [TEX]GD = \frac{1}{2}AG[/TEX]
mà [TEX]AG = GG'[/TEX] (G là trung điểm AG')
nên [TEX]GD = \frac{1}{2}GG'[/TEX]
mà [TEX]GD + G'D = GG'[/TEX]
nên [TEX]GD = G'D[/TEX]

Xét [TEX]\triangle BG'D[/TEX] và [TEX]\triangle CGD[/TEX] có:
[TEX]BD = CD[/TEX] (D là trung điểm BC)
[TEX]\hat{BDG'} = \hat{CDG}[/TEX] ( 2 góc đối đỉnh)
[TEX]G'D = GD[/TEX] (cmt)
Do đó: [TEX]\triangle BG'D = \triangle CGD (c.c.c)[/TEX]
\Rightarrow [TEX]BG' = GC[/TEX] (2 cạnh tương ứng)
mà [TEX]GC = \frac{2}{3}CF[/TEX] (G là trọng tâm [TEX]\triangle ABC[/TEX]; CF là đường trung tuyến [TEX]\triangle ABC[/TEX])
nên [TEX]BG' = \frac{2}{3}CF[/TEX]
Vậy [TEX]BG = \frac{2}{3}BE ; GG' = \frac{2}{3}AD ; BG' = \frac{2}{3}CF[/TEX]


b) Gọi GM; G'N là các đường trung tuyến [TEX]\triangle BGG'[/TEX]
Có: [TEX]G'D = GD[/TEX] (cmt)
\Rightarrow BD là đường trung tuyến [TEX]\triangle BGG'[/TEX]
mà [TEX]BD = DC[/TEX] (D là trung điểm BC)
nên [TEX]BD = \frac{1}{2}BC[/TEX]

Có: G là trọng tâm [TEX]\triangle ABC[/TEX] (gt)
BE là đường trung tuyến [TEX]\triangle ABC[/TEX] (cách vẽ)
Do đó: [TEX]GE = \frac{1}{2}BG[/TEX]
mà [TEX]BG = 2NG[/TEX] (N là trung điểm BG)
nên [TEX]GE = \frac{1}{2}2NG[/TEX]
\Rightarrow [TEX]GE = NG[/TEX]

Xét [TEX]\triangle AGE[/TEX] và [TEX]\triangle G'GN[/TEX] có:
[TEX]AG = GG'[/TEX] (G là trung điểm AG')
[TEX]GE = GN[/TEX] (cmt)
[TEX]\hat{AGE} = \hat{G'GN}[/TEX] (2 góc đối đỉnh)
Do đó: [TEX]\triangle AGE = \triangle G'GN (c.g.c)[/TEX]
\Rightarrow [TEX]AE = G'N[/TEX] (2 cạnh tương ứng)
mà [TEX]AE = \frac{1}{2}AC[/TEX] (E là trung điểm AC)
nên [TEX]G'N = \frac{1}{2}AC[/TEX]

Có: G là trọng tâm [TEX]\triangle ABC[/TEX] (gt)
CF là đường trung tuyến [TEX]\triangle ABC[/TEX] (cách vẽ)
Do đó: [TEX]GF = \frac{1}{2}CG[/TEX]
mà [TEX]CG = BG'[/TEX] (cmt)
nên [TEX]GF = \frac{1}{2}BG'[/TEX]
mà [TEX]BG' = 2BM[/TEX] (M là trung điểm BG')
nên [TEX]GF = \frac{1}{2}2BM[/TEX]
\Rightarrow [TEX]GF = BM[/TEX]

Có: [TEX]\triangle BDG' = \triangle CDG[/TEX] (cmt)
\Rightarrow [TEX]\hat{BG'D} = hat{CGD}[/TEX] (2 góc tương ứng)
mà 2 góc này ở vị trí so le trong
nên [TEX]CF//BG'[/TEX]
\Rightarrow [TEX]\hat{FGB} = \hat{MBG}[/TEX] (2 góc so le trong)

Xét [TEX]\triangle FGB[/TEX] và [TEX]\triangle MBG[/TEX] có:
[TEX]FG = MB[/TEX] (cmt)
[TEX]\hat{FGB} = \hat{MBG}[/TEX] (cmt)
BG là cạnh chung
Do đó: [TEX]\triangle FGB = \triangle MBG (c.g.c)[/TEX]
\Rightarrow [TEX]FB = GM[/TEX] (2 cạnh tương ứng)
mà [TEX]FB = \frac{1}{2}AB[/TEX] (F là trung điểm AB)
nên [TEX]GM = \frac{1}{2}AB[/TEX]

Vậy [TEX]BD = \frac{1}{2}BC; G'N = \frac{1}{2}AC; GM = \frac{1}{2}AB[/TEX]
 
Z

zzzzzzzzzzzztt

cam on ban nha
nho co de on thi hoc ki cua ban ma minh co the lam bai thi 1 cach de dang
 
Top Bottom