[Toán 7] Chứng Minh

T

trang_dh

c1:Giả sử số số nguyên tố là hữu hạn thì ta xét số A bằng tích của tất cả các số nguyên tố đó cộng 1. Rõ ràng A nằm ngoài tập hợp các số nguyên tố (vì lớn hơn tất cả các số nguyên tố) nên nó không phải là số nguyên tố. Gọi B là ước số nhỏ nhất của A. Đến lượt B cũng không phải là số nguyên tố vì ta có thể thấy A không chia hết cho số nguyên tố nào (trong tập hợp hữu hạn các số nguyên tố, như đã giả thiết). Vậy B phải chia hết cho một số C. Số C này, dĩ nhiên là ước số của A, và nhỏ hơn B, mâu thuẫn. Tóm lại số số nguyên tố phải là vô hạn.
c2:đầu tiên chứng minh định lý sau:
-ước số tụ nhiên nhỏ nhất khác 1 của một số tự nhiên lớn hơn 1 là một số nguyên tố
giả sử a là một số tự nhiên lớn hơn 1.Gọi p là ước số tự nhiên khác 1 của a, nếu a không là số nguyên tố thì vì p>1 nên nó phải là hợp số nghĩa là nó phải có một ước số p1, sao cho 1<p1<p.Nhưng khi đó p1 cũng là một ước số của a điều này mâu thuẫn với giả thiết rằng p là ước số tự nhiên nhỏ nhất khác 1 của a.Vậy p phải là số nguyên tố
- bây giờ là phần chứng minh định lý có vô số số nguyên tố:
- giả sử tập hợp số nguyên tố T là hữu hạn và gồm các phần tử: p1,p2,p3,p4............pm ta lập tích của chúng và cộng 1 để được
- n=(p1.p2.p3.p4.........pm)+1
theo định lý trên(ước số tự nhiên nhỏ nhất khác 1 của n là một số nguyên tố p). p không thể là một trong các số p1,p2,p3,p4..........pm được vì n không chia hết cho các số đó.Vậy p phải nằm ngoài tập hợp T ,trái với giả thiết T gồm tất cả các số nguyên tố . vậy T không thể hữu hạn do đó nó vô hạn
 
Last edited by a moderator:
N

noinhobinhyen

giả sử có hữu hạn số nguyên tố

không mất tính tổng quát ta có thể sắp xếp n số nguyên tốt này thanh` dãy tăng dần

1<p1<p2<...<pn

đặt x = p1 nhân p2 nhân ... pn + 1

thì p> pi , i = 1,2,3...,n

do đó p không phải là số nguyên tố nên p là bội số của số nguyên tố pk nào đó

MÀ 1 = p - p1p2p3...pk nên 1 là bội của pk ==> pk =1 : vô lí

chuẩn anh em nhấn đúng hộ phát
 
D

dat2000

gọi tập hợp tất cả các số nguyên tố là A
A là tập con của N.
N có số phần tử là vô hạn
=> số số tự nhiên tạo thành phần tử lớn nhất của N cũng vô hạn
=> số hàng trong trong phần tử lớn nhất trong phần tử N cũng vô hạn.
trong mỗi hàng của phần tử lớn nhất chứa X phần tử nguyên tố
X > 1
=> A vô hạn
 
Top Bottom