[Toán 12] Thắc mắc về phương trình mũ hàm số mũ

M

mmmanh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đặt vấn đề như sau, mình có phương trình:
$2^{x+1} + x + 1 = 2^{2x} + 2x$
đặt hàm số f(t) = 2^t + t, ta có
pt <=> f(x+1) = f(2x)
<=> x+1 = 2x (vì hàm số f(t) đồng biến)
<=> x=1

*mình có thắc mắc là với một hàm số mũ, được xác định là đồng biến trên R thì f(a)=f(b) khi a=b có đúng với mọi trường hợp ko? và tại sao lại như vậy? với hàm số bậc 1 thì đúng còn hàm số bậc 2,3...thì lại sai còn hàm số mũ thì mình bó tay, thầy giáo mình cũng ko giải thích được điều này :( Rât mong được các bạn giúp đỡ, thanks :)
ps: mình onl bằng điện thoại nên sử dụng được các công thức toán học trên diễn đàn. mong các bạn thông cảm :)
 
Last edited by a moderator:
M

maxqn

Đặt vấn đề như sau, mình có phương trình:
2^(x+1) + x + 1 = 2^2x + 2x
đặt hàm số f(t) = 2^t + t, ta có
pt <=> f(x+1) = f(2x)
<=> x+1 = 2x (vì hàm số f(t) đồng biến)
<=> x=1

*mình có thắc mắc là với một hàm số mũ, được xác định là đồng biến trên R thì f(a)=f(b) khi a=b có đúng với mọi trường hợp ko? và tại sao lại như vậy? với hàm số bậc 1 thì đúng còn hàm số bậc 2,3...thì lại sai còn hàm số mũ thì mình bó tay, thầy giáo mình cũng ko giải thích được điều này :( Rât mong được các bạn giúp đỡ, thanks :)
ps: mình onl bằng điện thoại nên sử dụng được các công thức toán học trên diễn đàn. mong các bạn thông cảm :)

Đúng với mọi trường hợp $a,b$ cùng thuộc tập xác định của hàm số đặc trưng bạn đang xét nhé.

Lí do ở đây là vì ta chỉ xét 1 hàm duy nhất là hàm đặc trưng bạn chọn, ví dụ ở đây là $f(t) = 2^t + t$

Theo định nghĩa của hàm số, với mỗi giá trị $x$ thì ta chỉ thu được duy nhất 1 giá trị $y$.
Vì hàm số đơn điệu nên đồ thị hàm số cắt đường thẳng $y = c$ song song với trục hoành tại 1 điểm duy nhất.

Sử dụng quy tắc bắc cầu ta được $a =b $
 
Top Bottom