[tọán 12]Mỗi tuần 1 dạng bài toán liên quan đến hàm số.

L

latata

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi tất cả mọi người. Mình xin nêu ra dạng 1 và hướng giải cùng các bài tập để giúp mọi người ôn thi tốt hơn nhé. Thanhks

Dạng 1: Pt tiếp tuyến khi biết tiếp điểm

Lí thuyết: Cho hàm y = f(x) có đồ thị (C).

Khi đó pttt tại điểm [TEX]M(x_0 ;y_0 ) \in (C)\[/TEX] là: [TEX]y - y_0 = f'(x_0 )(x - x_0 )\[/TEX]

Các câu hỏi gặp:

- Tìm điểm M thuộc (C) sao cho tiếp tuyến tại M thoả mãn điều kiện nào đó.

Điều kiện có thể là: TT này vuông góc hoặc song song với đt (d) cho trước ; hoặc tt cùng với 2 đt khác cho trước tạo thành một tam giác cân, đều, vuông, nhọn, tù; hoặc tam giác có chu vi, diện tích đã biết; hoặc tam giác đó biết trực tâm, trọng tâm; hoặc để tam giác đó có diện tích, chu vi đạt max, min................

- Xác định tham số để (C) cắt (d) cho trước tại 2 điểm phân biệt mà từ đó kẻ đc 2 tt vuông góc với nhau hay tại 1 điểm mà tt tại đó thoả mãn thêm một đk khác.

Trên chỉ là lí thuyết chung chung, mình sẽ đưa ra các bài toán mà các bạn sẽ gặp phải để cùng làm. PP làm rất đơn giản mà.

Bài 1:
Cho [TEX]y = \frac{{x^2 - 2mx + m}}{{x + m}}(C_m )\[/TEX]
Tìm m để [TEX](C_m )\[/TEX] cắt Ox tại 2 điểm và 2 tiếp tuyến đó vuông góc nhau.

Bài 2:
Cho [TEX]y = \frac{{x^2 + 2x + 2}}{{x + 1}};(C)\[/TEX] và M thuộc (C).
Tiếp tuyến tại M cắt tiệm cận đứng và xiên tại A,B tương ứng.
C/m diện tích tam giác AIB không phụ thuộc M (I là giao điểm 2 đường tiệm cận)

Ai có bài về chủ đề này mong các bạn post lên. Nhớ đừng nhầm chủ đề nhé. Mình rất mong các bạn có ý kiến đóng góp để chủ đề hấp dẫn hơn. Thanks vẻy much!!!!!!!

:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
 
L

latata

Buồn nhỉ không ai vào làm cả, chuyển sang dạng 2 vậy nhé, bài tập dễ quá hay sao ý nhỉ.

Mong các bạn cho xin ý kiến nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!

:(:(:(
 
T

thinhtran91

Cho hàm số : y= (x+5)/(x-2)

a)tìm những điểm trên đồ thị hàm có khoảng cách đến giao điểm 2 đường tiệm cận là nhỏ nhất.
b)chứng minh rằng có những cặp điểm của đồ thị hàm mà tại đó, tồn tại các tiếp tuyến song song với nhau.

Tuy bài này mình post trong chủ đề tiếp tuyến, nhưng nếu ai giải bài này, vui lòng làm giúp mình câu a, mình giải mà ra nghiệm lẻ quá, nên ko biết đúng hay sai. Cám ơn mọi người,
 
V

vodichhocmai

Cho hàm số : y= (x+5)/(x-2)

a)tìm những điểm trên đồ thị hàm có khoảng cách đến giao điểm 2 đường tiệm cận là nhỏ nhất.
b)chứng minh rằng có những cặp điểm của đồ thị hàm mà tại đó, tồn tại các tiếp tuyến song song với nhau.

Tuy bài này mình post trong chủ đề tiếp tuyến, nhưng nếu ai giải bài này, vui lòng làm giúp mình câu a, mình giải mà ra nghiệm lẻ quá, nên ko biết đúng hay sai. Cám ơn mọi người,
Gọi [TEX]A\(x_0;1+\frac{7}{x_0-2}\)[/TEX]
Khoảncg cách từ [TEX]A[/TEX] đến [TEX]TCD[/TEX] là.
[TEX]d_1=|x_0-2|[/TEX]
Khoảng cách từ [TEX]A[/TEX] đến [TEX]TCN[/TEX] là.
[TEX]d_2=|y_0-1|= |\frac{7}{x_0-2}| [/TEX]
theo [TEX]ycbt[/TEX] và [TEX]AM-GM[/TEX].
[TEX]d=d_ 1+d_2=|x_0-2|+|\frac{7}{x_0-2}|\ge 2\sqrt{7}[/TEX]
Đẳng thức xảy ra khi.
[TEX]|x_0-2|=|\frac{7}{x_0-2}|\Leftrightarrow x=\pm\sqrt{7}+2 [/TEX]
Vậy ta có hai điểm [TEX]A_1\(\sqrt{7}+2;1+\sqrt{7}\)[/TEX] [TEX]A_2\(-\sqrt{7}+2;1-\sqrt{7}\)[/TEX]
 
Top Bottom