[Toán 12] Đề thi thử

H

hoangoclan161

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần chung cho tất cả các thí sinh :

Câu 1: (2 điểm) Cho hàm số
[TEX]y=f(x)=mx^3+3mx^2-(m-1)x-1 [/TEX] (m là tham số thực)

1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số trên khi m=1.
2. Xác định các giá trị của m để hàm số y=f(x) không có cực trị.

Câu 2: (2 điểm)

1. Giải phương trình : [TEX]\frac{sin^4x+cos^4x}{sin2x}=\frac{1}{2}(tanx+cotx)[/TEX]
2. Giải phương trình : [TEX]\sqrt[3]{9-x}+\sqrt{x-1}-2=0[/TEX]

Câu 3: (1 điểm) Tính tích phân :

[TEX]I=\int_{\frac{1}{2}}^{\frac{\sqrt3}{2}}\frac{dx}{x\sqrt{1-x^2}}[/TEX]

Câu 4: (1 điểm) Cho tứ diện ABCD có [TEX]AC=AD=a\sqrt2 ,BC=BD=a[/TEX] , khoảng cách từ B đến mặt phẳng (ACD) bằng [TEX]\frac{a}{\sqrt3}[/TEX] . Tính góc giữa hai mặt phẳng (ACD) và (BCD) , biết thể tích khối tứ diện ABCD bằng [TEX]\frac{a^3\sqrt{15}}{27}[/TEX]

Câu 5: (1 điểm) Cho ba số thực dương a , b , c thoả mãn [TEX]ab+bc+ca=3[/TEX]

Chứng minh rằng : [TEX]\frac{a^3}{b^2+3}+ \frac{b^3}{c^2+3} + \frac{c^3}{a^2+3} \ge \frac34[/TEX]

Phần riêng :

A . Theo chương trình chuẩn:

Câu 6a: (2 điểm)

1. Trong mặt phẳng với hệ toạ độ Oxy , cho tam giác ABC , biết phưưong trình các đường thẳng chứa các cạnh AB , BC lần lượt là : 4x+3y-4=0 ; x-y-1=0 . Phân giác trong của góc A nằm trên đường thẳng x+2y-6=0 . Tìm toạ độ các đỉnh của tam giác ABC .

2. Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz , cho hai mặt phẳng :
(P): x+2y-2z+5=0 ; (Q): x+2y-2z-13=0
Viết phương trình của mặt cầu (S) đi qua gốc toạ độ O , qua điểm A(5,2,1) và tiếp xúc với cả hai mặt phẳng (P) và (Q).

Câu 7a: (1 điểm) Tìm phần thực của số phức
[TEX]z=(1+i)^n[/TEX]

Biết rằng n thoả mãn phương trình sau : [TEX]C_n^1+6C_n^2+6C_n^3=9n^2-14n[/TEX]

B. Theo chương trình nâng cao :

Câu 6b: (2 điểm)

1. Trong mặt phẳng với hệ toạ độ Oxy , cho đường thẳng (d): x-5y-2=0 và đường trong (C): [TEX]x^2+y^2+2x-4y-8=0[/TEX] . Xác định toạ độ các giao điểm A , B của đường tròn (C) và đường thẳng (d) biết điểm A có hoành độ dương . Tìm toạ độ C thuộc đường tròn (C) sao cho tam giác ABC vuông ở B.

2. Trong không gian với hện toạ độ Oxuz , cho mặt phẳng (P): x-2y+2z-1=0 và các đường thẳng [TEX](d_1):\frac{x-1}{2}=\frac{y-3}{-3}=\frac{z}{2};(d_2):\frac{x-5}{6}=\frac{y}{4}=\frac{z+5}{-5}[/TEX] . Tìm các điểm [TEX]M \in (d_1), N \in (d_2)[/TEX] sao cho MN // (P) và cách (P) một khoảng bằng 2.

Câu 7b: (1 điểm ) Giải bất phương trình : [TEX]log_2(4x^2-4x+1)-2x>2-(x+2)log_{\frac12}(\frac12-x)[/TEX]

------------------------------------------- Hết ---------------------------------------------------------
 
Q

quyenuy0241

Câu 5: (1 điểm) Cho ba số thực dương a , b , c thoả mãn [TEX]ab+bc+ca=3[/TEX]

Chứng minh rằng : [TEX]\frac{a^3}{b^2+3}+ \frac{b^3}{c^2+3} + \frac{c^3}{a^2+3} \ge \frac34[/TEX]
---------------------------------------------------------

[tex]\frac{a^3}{b^2+3}=\frac{a^3}{b^2+ab+ac+bc}=\frac{a^3}{(a+b)(b+c)}[/tex]


[tex]\frac{a^3}{(a+b)(a+c)}+\frac{a+b}{8}+\frac{a+c}{8} \ge \frac{3a}{4}[/tex]

Các BDT khác tương tự : Cộng vào là ok
 
T

tiger3323551

Câu 1a/cơ bản b/[tex]y' \le 0[/tex]
Câu 2a/ đặt t=sin2x(cơ bản) b/đặt[tex]t=\sqrt[3]{9-x}[/tex](cơ bản)
câu 3:chưa học
câu 4:quá cơ bản không cần hướng dẫn
câu 5: đã có đáp án
câu 6a:dễ dàng tìm được tọa độ A,B cần viết pt AC tìm điểm đối xứng B qua phân giác=>C(câu này không xứng đáng là đề đại học)
b/giải hệ gồm 4 phương trình(cơ bản)
câu 7:giải phương trình tổ hợp (cơ bản)
câu 6b:giải hệ =>A,B ý thứ 2 C thuộc đường tròn 1 phương trinh(1)tích vô hướng BA*BC=0(2)(câu này quá cơ bản)
c/(cơ bản)
7b:chưa học
 
Last edited by a moderator:
L

lamanhnt

cảm ơn bạn hoangngoclan đã gửi đề. Mình đã làm và xin đưa ra một số ý kiến
Câu 1a/cơ bản b/y' \le 0
Câu 2a/ đặt t=sin2x(cơ bản) b/đặtt=\sqrt[3]{9-x}(cơ bản)
câu 3:chưa học
câu 4:quá cơ bản không cần hướng dẫn
câu 5: đã có đáp án
câu 6a:dễ dàng tìm được tọa độ A,B cần viết pt AC tìm điểm đối xứng B qua phân giác=>C(câu này không xứng đáng là đề đại học)
b/giải hệ gồm 4 phương trình(cơ bản)
câu 7:giải phương trình tổ hợp (cơ bản)
câu 6b:giải hệ =>A,B ý thứ 2 C thuộc đường tròn 1 phương trinh(1)tích vô hướng BA*BC=0(2)(câu này quá cơ bản)
c/(cơ bản)
7b:chưa học
thứ nhất bạn đưa lên để tham khảo đâu cần ai hướng dẫn.
Thứ hai là một số hướng dẫn của bạn lại chưa được chặt chẽ và chưa đúng hướng. Mình nghĩ bạn đang học lớp 11. Bạn đã đảm bảo cách của bạn đưa ra là ngắn nhất với bài này và những dạng tóan tổng quát chưa:D
Thứ hai là với một đề "cơ bản" thì người ra đề lại muốn hướng học sinh đi sâu và kỹ năng giải bài và cách trình bày. Mình nghĩ vậy. Vậy nên đừng chủ quan với những thứ cơ bản. Chúng ta thường hay sai cái cơ bản mà:D
Bạn nào muốn trao đổi câu nào trong đề này thì pm hey.
 
T

tiger3323551

bạn có thể nói rõ câu nào mình nói chưa đúng hướng được không ạ ???
 
L

lamanhnt

uhm.
Câu lượng giác có thể xử luôn không cần đặt vì phương trình thu được là bậc hai đơn giản
[tex]2(sin^4x+cos^4x)=sin2x(tanx+cotx)[/tex]
[tex]2-sin^2{2x}=2[/tex]
[tex]sin^2{2x}=0[/tex]
2/ câu phương trình
đặt[tex] \sqrt[3]{9-x}=u[/tex]và [tex]sqrt{x-1}=v[/tex] giải hệ hai ẩn.
câu 6a có thể làm cách khác, lưu ý đến [tex]tan(AB,(d_1))=tan((d_1),AC)[/tex]
con đường từ ý tưởng đến sản phẩm cũng khá xa nhau đấy:D Chúc học tốt.
 
Last edited by a moderator:
T

tiger3323551

theo mình nghĩ câu lượng giác mình với bạn giống nhau
câu giải pt vô tỉ việc đặt [tex]v=sqrt{x-1}[/tex] [tex]u=\sqrt[3]{9-x}[/tex] mặc dù là tổng quát nhưng chưa chắc phải cách hay,câu 6a/ tuy ngắn hơn 1 chút nhưng mình nghĩ công thức [tex]tan(AB,(d1))[/tex] ít học sinh biết tới thậm chí rất lạ đối với học sinh ban cơ bản
 
M

minhtoan.103

mọi ngươì giải câu bpt đi.mình giải mải nhưng nó không ra.
còn câu 2a cách của lamanhnt là hay và tổng quát nhất.mình ủng hộ bạn.
cón ông kia tinh vi vưà vưà thôi.
 
T

tieu_ultra

Câu Lượng giác vô nghiệm. Thi ĐH người ta có bao giờ ra 1 PT mà vô nghiệm ko nhỉ ?
 
V

vuongtu1326

bài lượng jác mìh ra 2 ngiệm x=pi+k2pi với x=kpi đúg k ta?:confused:
(à thế kluận lại nó có ngiệm là kpi hả mí bạn?)
câu 1 b/m=0 nhỉ?
thế bạn giải sai rồi,pt có nghiệm mà
......................................
.................................
....................................
Các bạn làm như thế nào mà có nghiệm vậy?các bạn đã đặt điều kiện chưa?
nếu rồi mà vẫn có nghiệm thì giải giúp mình với nhé,thanks!:)
 
K

keosuabeo_93





1. Giải phương trình : [TEX]\frac{sin^4x+cos^4x}{sin2x}=\frac{1}{2}(tanx+cotx)[/TEX]
dk:sin2x#0,cosx#0,sinx#0
pt\Leftrightarrow[TEX]\frac{1-\frac{1}{2}sin^2.2x}{sin2x}=\frac{1}{2}(\frac{sinx}{cosx}+\frac{cosx}{sinx})=\frac{sin^2x+cos^2x}{2sinx.cosx}[/TEX]
\Leftrightarrow[TEX]1-\frac{1}{2}sin^2.2x=1[/TEX]
\Leftrightarrow[TEX]sin^2.2x=0[/TEX]
thế pt vn àk :|
lúc nãy giải nhầm,cứ tưởng...
 
I

ivory

Phần chung cho tất cả các thí sinh :

Câu 1: (2 điểm) Cho hàm số [TEX]y=f(x)=mx^3+3mx^2-(m-1)x-1 [/TEX] (m là tham số thực)

1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số trên khi m=1.
2. Xác định các giá trị của m để hàm số y=f(x) không có cực trị.

Câu 2: (2 điểm)

1. Giải phương trình : [TEX]\frac{sin^4x+cos^4x}{sin2x}=\frac{1}{2}(tanx+cotx)[/TEX]
2. Giải phương trình : [TEX]\sqrt[3]{9-x}+\sqrt{x-1}-2=0[/TEX]

Câu 3: (1 điểm) Tính tích phân :

[TEX]I=\int_{\frac{1}{2}}^{\frac{\sqrt3}{2}}\frac{dx}{x\sqrt{1-x^2}}[/TEX]

Câu 4: (1 điểm) Cho tứ diện ABCD có [TEX]AC=AD=a\sqrt2 ,BC=BD=a[/TEX] , khoảng cách từ B đến mặt phẳng (ACD) bằng [TEX]\frac{a}{\sqrt3}[/TEX] . Tính góc giữa hai mặt phẳng (ACD) và (BCD) , biết thể tích khối tứ diện ABCD bằng [TEX]\frac{a^3\sqrt{15}}{27}[/TEX]

Câu 5: (1 điểm) Cho ba số thực dương a , b , c thoả mãn [TEX]ab+bc+ca=3[/TEX]

Chứng minh rằng : [TEX]\frac{a^3}{b^2+3}+ \frac{b^3}{c^2+3} + \frac{c^3}{a^2+3} \ge \frac34[/TEX]

Phần riêng :

A . Theo chương trình chuẩn:

Câu 6a: (2 điểm)

1. Trong mặt phẳng với hệ toạ độ Oxy , cho tam giác ABC , biết phưưong trình các đường thẳng chứa các cạnh AB , BC lần lượt là : 4x+3y-4=0 ; x-y-1=0 . Phân giác trong của góc A nằm trên đường thẳng x+2y-6=0 . Tìm toạ độ các đỉnh của tam giác ABC .

2. Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz , cho hai mặt phẳng :
(P): x+2y-2z+5=0 ; (Q): x+2y-2z-13=0
Viết phương trình của mặt cầu (S) đi qua gốc toạ độ O , qua điểm A(5,2,1) và tiếp xúc với cả hai mặt phẳng (P) và (Q).

Câu 7a: (1 điểm) Tìm phần thực của số phức [TEX]z=(1+i)^n[/TEX]

Biết rằng n thoả mãn phương trình sau : [TEX]C_n^1+6C_n^2+6C_n^3=9n^2-14n[/TEX]

B. Theo chương trình nâng cao :

Câu 6b: (2 điểm)

1. Trong mặt phẳng với hệ toạ độ Oxy , cho đường thẳng (d): x-5y-2=0 và đường trong (C): [TEX]x^2+y^2+2x-4y-8=0[/TEX] . Xác định toạ độ các giao điểm A , B của đường tròn (C) và đường thẳng (d) biết điểm A có hoành độ dương . Tìm toạ độ C thuộc đường tròn (C) sao cho tam giác ABC vuông ở B.

2. Trong không gian với hện toạ độ Oxuz , cho mặt phẳng (P): x-2y+2z-1=0 và các đường thẳng [TEX](d_1):\frac{x-1}{2}=\frac{y-3}{-3}=\frac{z}{2};(d_2):\frac{x-5}{6}=\frac{y}{4}=\frac{z+5}{-5}[/TEX] . Tìm các điểm [TEX]M \in (d_1), N \in (d_2)[/TEX] sao cho MN // (P) và cách (P) một khoảng bằng 2.

Câu 7b: (1 điểm ) Giải bất phương trình : [TEX]log_2(4x^2-4x+1)-2x>2-(x+2)log_{\frac12}(\frac12-x)[/TEX]

------------------------------------------- Hết ---------------------------------------------------------
bài 7
[TEX]\leftright log_2(1-2x)^2-2x>2+(x+2)[log_2(1-2x)-1]( x< \frac{1}{2})[/TEX]
[TEX]\leftright ......\leftright x[log_2(1-2x)+1]<0[/TEX]
 
L

lamanhnt

thi đại học mà phương trình vô nghiệm cũng không sao:DTớ thi thử gặp mấy lần rồi:D
 
G

galfordhoang

thi đại học ai cũng nghĩ là pt hay bpt luôn có nghiệm đẹp , lỡ đâu cắc cớ cho vài cái pt nghiệm xấu hay vô nghiệm thì cứ tưởng mình làm sai thì chết nhỉ ^^!
 
K

kuteboy109

Bạn chủ TOPIC ơi, cho mình hỏi đây là đề thi thử của trường nào, tỉnh nào vậy. Cảm ơn bạn^^
 
H

hoangoclan161

Đây là đề thi thử lần 3 của trường trung học phỏ thông Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá :D
 
H

huycuopbien123

Đề nài khá sát tuy là cơ bản, để được trên 9 không khó
Thường thì đề thi thử phải khó hơn đề thi thật chớ
 
Top Bottom