[Toán 12]Đề thi HSG.

G

giangln.thanglong11a6

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề thi HSG thành phố HN 2008-2009 (vòng 1)

Bài I:
Cho hàm số [TEX]y=x^3+3(m+1)x^2+3(m^2+1)x+m^3+1[/TEX]
1. Tìm các giá trị của m để hàm số có cực đại và cực tiểu.
2. Chứng minh rằng với mọi giá trị của m, đồ thị [TEX](C_m)[/TEX] của hàm số đã cho chỏ cắt trục hoành tại 1 điểm.

Bài II:

1. GPT [TEX]\sqrt{2(1+\sqrt{1-x^2})}.(\sqrt{(1+x)^3}-\sqrt{(1-x)^3})=5x[/TEX]

2. Cho x và y là các số thực thoả mãn PT:
[TEX]x^2+y^2-4x-6y+12=0[/TEX].
Tìm x và y sao cho [TEX]A=x^2+y^2[/TEX] đạt max. Tính maxA.

Bài III:

1. Cho a,b,c là ba kích thước của 1 hình hộp chữ nhật có đường chéo bằng [TEX]\sqrt{3}[/TEX]. Chứng minh :
[TEX]\frac{a}{b^2+c^2}+\frac{b}{c^2+a^2}+\frac{c}{a^2+b^2} \geq \frac{3}{2}[/TEX]

2. Cho dãy số [TEX](u_n)[/TEX] với [TEX]u_n=\frac{1}{4n^2-1}[/TEX]. Thành lập dãy số [TEX](s_n)[/TEX] với [TEX]s_1=u_1[/TEX], [TEX]s_2=u_1+u_2[/TEX], [TEX]s_3=u_1+u_2+u_3[/TEX],..., [TEX]s_n=u_1+u_2+...+u_n[/TEX]. Tìm [TEX]lim s_n[/TEX].

Bài IV:

Cho hình chóp SABCD có SA là đường cao và đáy là hình chữ nhật ABCD. Biết SA=a, AB=b, AC=c.
1. Trong mặt phẳng (SBD), vẽ qua trọng tâm G của tam giác SBD 1 đường thẳng cắt cạnh SB tại M và cắt cạnh SD tại N. mp(AMN) cắt SC tại K. Xác định vị trí của M trên SB sao cho [TEX]V_{SAMKN}[/TEX] đạt max, min và tính chúng theo a,b,c.
2. Trong mp(ABD), trên tia At là phân giác trong [TEX]\widehat{BAD}[/TEX] chọn E sao cho [TEX]\widehat{BED}[/TEX]=45. CMR:

[TEX]AE=\frac{\sqrt{2(b^2+c^2)}+\sqrt{2}(b+c)}{2}[/TEX]
 
N

nguyenminh44

Đề thi HSG thành phố HN 2008-2009 (vòng 1)

Bài I:
Cho hàm số [TEX]y=x^3+3(m+1)x^2+3(m^2+1)x+m^3+1[/TEX]
1. Tìm các giá trị của m để hàm số có cực đại và cực tiểu.
2. Chứng minh rằng với mọi giá trị của m, đồ thị [TEX](C_m)[/TEX] của hàm số đã cho chỏ cắt trục hoành tại 1 điểm.

Bài II:

1. GPT [TEX]\sqrt{2(1+\sqrt{1-x^2})}.(\sqrt{(1+x)^3}-\sqrt{(1-x)^3})=5x[/TEX]

2. Cho x và y là các số thực thoả mãn PT:
[TEX]x^2+y^2-4x-6y+12=0[/TEX].
Tìm x và y sao cho [TEX]A=x^2+y^2[/TEX] đạt max. Tính maxA.

Bài III:

1. Cho a,b,c là ba kích thước của 1 hình hộp chữ nhật có đường chéo bằng [TEX]\sqrt{3}[/TEX]. Chứng minh :
[TEX]\frac{a}{b^2+c^2}+\frac{b}{c^2+a^2}+\frac{c}{a^2+b^2} \geq \frac{3}{2}[/TEX]

2. Cho dãy số [TEX](u_n)[/TEX] với [TEX]u_n=\frac{1}{4n^2-1}[/TEX]. Thành lập dãy số [TEX](s_n)[/TEX] với [TEX]s_1=u_1[/TEX], [TEX]s_2=u_1+u_2[/TEX], [TEX]s_3=u_1+u_2+u_3[/TEX],..., [TEX]s_n=u_1+u_2+...+u_n[/TEX]. Tìm [TEX]lim s_n[/TEX].

Bài IV:

Cho hình chóp SABCD có SA là đường cao và đáy là hình chữ nhật ABCD. Biết SA=a, AB=b, AC=c.
1. Trong mặt phẳng (SBD), vẽ qua trọng tâm G của tam giác SBD 1 đường thẳng cắt cạnh SB tại M và cắt cạnh SD tại N. mp(AMN) cắt SC tại K. Xác định vị trí của M trên SB sao cho [TEX]V_{SAMKN}[/TEX] đạt max, min và tính chúng theo a,b,c.
2. Trong mp(ABD), trên tia At là phân giác trong [TEX]\widehat{BAD}[/TEX] chọn E sao cho [TEX]\widehat{BED}[/TEX]=45. CMR:

[TEX]AE=\frac{\sqrt{2(b^2+c^2)}+\sqrt{2}(b+c)}{2}[/TEX]

Đề cũng không rắn lắm nhỉ.

Nhìn sơ sơ thấy bài 1 cơ bản,(nhân chia hơi trâu 1 chút)

Bài 2b. là thể hiện đại số của bài toán hình học : Tìm 1 điểm trên đường tròn sao cho nó xa gốc tọa độ nhất. Chỉ cần xét hai điểm là giao của đường tròn và đường thẳng nối gốc O với tâm I của đường tròn

Bài 3a là bài toán bất đẳng thức quen thuộc

[TEX] a^2+b^2+c^2=3[/TEX] chứng minh [TEX]\sum \frac{a}{3-a^2}\geq \frac{3}{2}[/TEX]

Tạm nêu 1 cách

[TEX]\frac{a}{3-a^2}=\frac{a}{4-2a-(a-1)^2} \geq \frac{a}{4-2a}\geq \frac{a^2}{2} [/TEX] (chuyển vế quy đồng)

Câu 3b. [TEX]2U_n=\frac{2}{4n^2-1}=\frac{1}{2n-1}-\frac{1}{2n+1}[/TEX]

Rút gọn...kết quả bằng [TEX]\frac{1}{2}[/TEX] thì phải

Mấy câu còn lại ...không có giấy bút nên đành chịu :p

Làm tốt không nhóc N.Anh ?
 
Last edited by a moderator:
E

eternal_fire

Đề thi HSG thành phố HN 2008-2009 (vòng 1)

Bài I:
Cho hàm số [TEX]y=x^3+3(m+1)x^2+3(m^2+1)x+m^3+1[/TEX]
1. Tìm các giá trị của m để hàm số có cực đại và cực tiểu.
2. Chứng minh rằng với mọi giá trị của m, đồ thị [TEX](C_m)[/TEX] của hàm số đã cho chỏ cắt trục hoành tại 1 điểm.

Bài II:

1. GPT [TEX]\sqrt{2(1+\sqrt{1-x^2})}.(\sqrt{(1+x)^3}-\sqrt{(1-x)^3})=5x[/TEX]

Bai1: 1/Để hàm số có CĐ,CT tương đương với y'=0 có 2 nghiệm
2/Dựa vào bảng biến thiên
Bài 2
1/ĐKXĐ: [TEX] -1\leq x \leq1 [/TEX]
Đặt [TEX]\sqrt{1-x}=a,\sqrt{1+x}=b[/TEX] [TEX]a;b\geq 0[/TEX]
Pt đã cho tương đương [TEX]\sqrt{a^2+b^2+2ab}(b^3-a^3)=\frac{5(b^2-a^2)}{2}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow (a+b)(b-a)(2+ab)-\frac{5(b-a)(b+a)}{2}=0[/TEX]
[TEX] \Leftrightarrow (a+b)(b-a)(ab-\frac{1}{2})=0[/TEX]
từ đó thay lại x là ra :D
 
Last edited by a moderator:
G

giangln.thanglong11a6

Bài 2b. là thể hiện đại số của bài toán hình học : Tìm 1 điểm trên đường tròn sao cho nó xa gốc tọa độ nhất. Chỉ cần xét hai điểm là giao của đường tròn và đường thẳng nối gốc O với tâm I của đường tròn

Em chỉ biết giải theo đại số thôi.
Giả thiết \Leftrightarrow [TEX](x-2)^2+(y-3)^2=1[/TEX]

Đặt a=x-2, b=y-3 ta có [TEX]a^2+b^2=1[/TEX].

[TEX]A=(a+2)^2+(b+3)^2=2(2a+3b)+14 [/TEX]

[TEX]\leq 2\sqrt{(2^2+3^2)(a^2+b^2)}+14=2\sqrt{13}+14[/TEX]

Đẳng thức xảy ra khi [TEX]\frac{a}{2}=\frac{b}{3}>0[/TEX]

[TEX]a=\frac{2}{\sqrt{13}}, b=\frac{3}{\sqrt{13}}[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow x=\frac{2}{\sqrt{13}}+2, y=\frac{3}{\sqrt{13}}+3[/TEX]
 
Q

quang1234554321

Vừa vào topic post bài thì gặp ngay gợi ý của bác Minh
Em ko dùng gợi ý của anh Minh đâu đấy

Bài 2 :
2. Từ PT :[TEX]x^2+y^2-4x-6y+12=0[/TEX]

[TEX] \Leftrightarrow (x-2)^2+(y-3)^2=1 (1)[/TEX]

Ta thấy [TEX]PT (1)[/TEX] là [TEX]PT [/TEX] đường tròn [TEX](C)[/TEX] có tâm [TEX]I(2;3)[/TEX] bán kính [TEX]R=1[/TEX]

Vẽ đường tròn [TEX](C)[/TEX] trên hệ trục toạ độ [TEX]Oxy [/TEX]

Gọi [TEX]M(x;y)[/TEX] là 1 điểm thuộc đường tròn

Ta có [TEX]x^2+y^2=OM^2 [/TEX] , để [TEX]A=x^2+y^2[/TEX] lớn nhất thì [TEX]OM^2[/TEX] lớn nhất hay [TEX]OM[/TEX] lớn nhất .

Mặt khác [TEX]OM[/TEX] lớn nhất khi cát tuyến của đường tròn kẻ từ [TEX]O[/TEX] đi qua tâm [TEX]I(2;3)[/TEX] .

Từ đó ta lập được đường thẳng qua [TEX]O(0;0)[/TEX] và [TEX]I(2;3)[/TEX] là [TEX]y= \frac{3}{2}x (2) [/TEX]

[TEX](x;y)[/TEX] cần tìm là nghiệm của hệ PT [TEX](1) va (2)[/TEX]
(giải hệ lấy nghiệm [TEX]x[/TEX] lớn ,từ đó suy ra [TEX]y[/TEX] )

[TEX]Amax=(OI + R)^2 = ( \sqrt[]{13} +1)^2=14+ 2 \sqrt[]{13}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
E

eternal_fire

Đề thi HSG thành phố HN 2008-2009 (vòng 1)

Bài IV:

Cho hình chóp SABCD có SA là đường cao và đáy là hình chữ nhật ABCD. Biết SA=a, AB=b, AC=c.
1. Trong mặt phẳng (SBD), vẽ qua trọng tâm G của tam giác SBD 1 đường thẳng cắt cạnh SB tại M và cắt cạnh SD tại N. mp(AMN) cắt SC tại K. Xác định vị trí của M trên SB sao cho [TEX]V_{SAMKN}[/TEX] đạt max, min và tính chúng theo a,b,c.

1/ K là giao của AG và SC,suy ra K là trung điểm của SC
Ta có bài toán vectơ quen thuộc: Cho tam giác ABC,G là trọng tâm,1 đường thẳng đi qua G cắt cạnh AB,AC tại M,N.Thì [TEX]\frac{AB}{AM}+\frac{AC}{AN}=3[/TEX]
Từ đó sử dụng công thức tỉ lệ diện tích là xong :D
Min: khi MN là đường trung bình của tam giác SBD
Max: khi M trùng với D,hoặc N trùng với B
 
T

thandongdatviet1991

1/ K là giao của AG và SC,suy ra K là trung điểm của SC
Ta có bài toán vectơ quen thuộc: Cho tam giác ABC,G là trọng tâm,1 đường thẳng đi qua G cắt cạnh AB,AC tại M,N.Thì [TEX]\frac{AB}{AM}+\frac{AC}{AN}=3[/TEX]
Từ đó sử dụng công thức tỉ lệ diện tích là xong :D
Min: khi MN là đường trung bình của tam giác SBD
Max: khi M trùng với D,hoặc N trùng với B

Sao cậu nói tắt thế.Tớ sẽ chứng minh công thức trên không dùng véctơ mà dùng mênêlaúyt.NHƯNG MÀ TỚ ĐANG BẬN CHIỀU MAI TỚ POST LÊN.
 
G

giangln.thanglong11a6

Nốt câu 2 của bài hình là xong toàn bộ cái đề này.

Gọi L, J là hình chiếu của E lên AB, AD.
Ta có các tam giác AEL và AEJ vuông cân suy ra ALEJ là hình vuông.
Đặt [TEX]AL=x[/TEX]. ([TEX]x>b[/TEX], [TEX]x>c[/TEX])
Theo định lí Pythagore:
[TEX]BE^2=BL^2+EL^2=(x-b)^2+x^2.[/TEX]
[TEX]DE^2=DJ^2+EJ^2=(x-c)^2+x^2.[/TEX]

[TEX]\Rightarrow BE^2+DE^2=(x-b)^2+(x-c)^2+2x^2[/TEX](1)

Ta lại có [TEX]S_{ALEJ}=S_{BEL}+S_{DEJ}+S_{ABD}+S_{BDE}[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow x^2=\frac{1}{2}x(x-b)+\frac{1}{2}x(x-c)+\frac{1}{2}bc+\frac{1}{2}BE.DE.sinE[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \frac{\sqrt{2}}{2}BE.DE=x(b+c)-bc[/TEX](2)

Từ đó áp dụng định lí hàm số cos với tam giác BDE ta thu được:

[TEX]\frac{1}{\sqrt{2}}=cosE=\frac{BE^2+DE^2-BD^2}{2BD.DE}[/TEX](3)

Thế các đẳng thức ở (1) và (2) vào (3) ta thu được PT bậc hai với x:

[TEX]x^2-(b+c)x+\frac{bc}{2}=0[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow x_1=\frac{b+c+\sqrt{b^2+c^2}}{2}[/TEX]

hoặc [TEX]x_2=\frac{b+c-\sqrt{b^2+c^2}}{2}[/TEX]

Nghiệm [TEX]x_2[/TEX] loại do [TEX]x>b[/TEX] và [TEX]x>c[/TEX]. Vậy AE=[TEX]x\sqrt{2}[/TEX] (đpcm)
 
N

ngomaithuy93

2. Cho x và y là các số thực thoả mãn PT:
[TEX]x^2+y^2-4x-6y+12=0[/TEX].
Tìm x và y sao cho [TEX]A=x^2+y^2[/TEX] đạt max. Tính maxA.
[TEX] x^2+y^2-4x-6y+12=0 \Leftrightarrow (x-2)^2+(y-3)^2=1[/TEX]
[TEX]\vec{u}=(x-2;y-3)[/TEX]
[TEX] \vec{v}=(2;3)[/TEX]
[TEX] |\vec{u}|+|\vec{v}|\geq|\vec{u}+\vec{v}|[/TEX]
[TEX] \Leftrightarrow \sqrt{(x-2)^2+(y-3)^2}+\sqrt{4+9}\geq \sqrt{x^2+y^2}[/TEX]
[TEX] \Leftrightarrow x^2+y^2 \leq (1+\sqrt{13})^2[/TEX]
[TEX] "=" \Leftrightarrow \frac{x-2}{2}=\frac{y-3}{3}[/TEX]
 
Top Bottom