[toán 11] giúp em 1 tí nha.

C

ctnctnctn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Gieo 1 con xúc sắc 2 lần. Tính xác suất sao cho mặt 2 chấm xuất hiện ít nhất 1 lần.
__________

n(Ω) = {i;j / i;j = 1;2;3;4;5;6}
(đặt A=A1+A2)
A1 = {2;j / j = 1;2;3;4;5;6} \Rightarrow n(A1) = 6
A2 = {j;2 / i = 1;3;4;5;6} \Rightarrow n(A2) = 5

\Rightarrow n(A)= n(A1) + n(A2) = 6 + 5 = 11

\Rightarrow P(A) = n(A)/n(Ω) = 11/36

______(cách này thậy ko có dạy, do em tự nghĩ ra)_____
hum nay làm bài thi... em làm như vậy ko biết đúng hay sai! cho e xin ý kiến!
:confused:
 
Last edited by a moderator:
K

kakaka11141276

Sai rùi !!
Đề bài yêu cầu mặt 2 chấm xuất hiện ít nhất 1 lần nên nó có thể xuất hiện 2 lần. Vậy nên xác suất phải là (6+6)/36 = 1/3 chứ ??????????
 
D

dangdailinh

Sai la` kai' chac'
theo mình nên tìm xác suất k xuất hiện mặt 2 chấm
rùi áp dụng 2 biến cố độc lập là tìm ra kết quả
 
C

ctnctnctn

kết quả là 11/36. chắc chắn đúng! nhưng cách làm thì minh hơi ớn! nếu mà liệt kê ra thì mất nhiều thời gian quá!
A={(2,1);(2,2);(2,3);(2,4);(2,5);(2,6);(1,2);(3,2);(4,2);(5,2);(6,2)} => n(A) =11! vẫn như vậy thôi!

nếu theo (kakaka11141276) thì mình phản đối! vi theo bạn thì: có tới 2 lần xuất hiện (2,2) [nên mình ko nghĩ như bạn)
 
Last edited by a moderator:
D

duynhan1

Ta có 2 cách giải sau đây:
Cách 1:
Xác suất mặt 2 chấm không xuất hiện là : [TEX]\frac56 . \frac56 = \frac{25}{36} [/TEX]
Xác suất mặt 2 chấm xuất hiện ít nhất 1 lần là: [TEX]1 - \frac{25}{36} = \frac{11}{36}[/TEX]

Cách 2:
Xác suất mặt 2 chấm xuất hiện 1 lần là : [TEX] 2. \frac16.\frac56 = \frac{10}{36} [/TEX]

Xác suất mặt 2 chấm xuất hiện cả 2 lần là : [TEX]\frac16 \frac16 = \frac{1}{36}[/TEX]

Xác suất mặt 2 chấm xuất hiện ít nhất 1 lần là: [TEX]\frac{10}{36}+ \frac{1}{36} = \frac{11}{36}[/TEX]


Còn về bài làm của bạn trình bày như vậy dễ ăn 0:D
+Ký hiệu dùng sai nhiều
+ ĐỘ lớn của biến cố ký hiệu là : [TEX]|A|[/TEX]
+Cách đặt sai. Phải là : Gọi A làbiến cố xuất hiện mặt 2 chấm ít nhất 1 lần; A1 là biến cố súc sắc 1 xuất hiện mặt 2 chấm, súc sắc 2 không xuất hiện; A2 là biến cố súc sắc 1 không xuất hiện mặt 2 chấm, súc sắc 2 xuất hiện mặt 2 chấm; A3 là biến cố cả 2 súc sắc xuất hiện mặt 2 chấm.
[TEX]\Rightarrow A = A_1 \bigcap A_2 \bigcap A_3[/TEX]
Do [TEX]A_1;A_2;A_3[/TEX] là các biến cố xung khắc nên ta có :
[TEX]|A| =|A_1|+|A_2|+|A_3|[/TEX]
.
 
H

hoangkhuongpro

toán

theo mình số lớn nhất có thể phải là
[TEX] 4^(\frac{4}{sin4)[/TEX]= số lớn khủng :4 mũcủa( 4:sin4) các cậu xem còn số nào lớn ,nếu có tớ xin thua luôn đấy|-)|-)|-)
:khi (4)::khi (4)::khi (176)::khi (176):
TRỜI LẠI SẮP TẾT RỒI
 
Last edited by a moderator:
N

ngochicuong

hi! thầy phát bài ra rồi! mình đúng 100% luôn! hihi!
:D

Uh cách của bạn là đúng rồi . Minh giải thích như sau :
i , j có thể là 1 trong 6 số 1,2...6

Gọi A1 là số biến cố xảy ra với lần 1 ra 2 , lần 2 ra sao cũng được . Vậy thì lần đầu chắc chắn ra 2 ta không cần xét nữa .( Lưu ý là biến cố chứ không phải sx nha , đã biết chính xác nó bằng mấy rồi thì hiển nhiên đó không phải là biến cố nữa )
ở lần 2 thì ra sao cũng dc >> có ít nhất 1 trong các biến cố xảy ra >> cộng số biến cố lại .

vd : (2,1), (2,2) .................(2,6) . Cái này đã bao hàm (2,2) luôn rồi

Gọi A2 là lần 1 ra khác 2 , lần 2 ra 2 . Ta cũng giải thích như trên >> 5 biến cố

Áp dụng công thức : sát xuất = tổng các biến cố thuận lợi chia cho tổng số biến cố sơ cấp ( biến cố không thể phân chia được và có tỉ lệ như nhau )

>> đáp án là 11/36 .

Còn 2 cách của một bạn bên trên đều đòi hỏi cả 2 trường hợp đều phải xảy ra.

1/ (cả 2 lần đều phải là 2 , lần 1 phải là 2 lần 2 phải khác 2 và ngược lại ) . Nên phải nhân lại và cộng từng trường hợp . VD : 1/6 . 1/6 + 1/6 . 5/6 + 5/6.1/6
2/ Lần 1 và 2 đều ra khác 2 >> 5/6 . 5/6 là sx không ra mặt 2 . Truờng hợp này đối lập với yêu cầu của đề bài >> đáp án : 1 - 25/36 =11/36

Còn 1 bạn khác cộng 2 cái lại = 1/3 thì đó là đáp án đúng nếu như câu hỏi là :

Bài toán 2 : Tung xúc xắc 2 lần
Tính SX cho lần một hoặc lần 2 ra số 2 .

Có nghĩa là chỉ cần 1 trong 2 biến cố xáy ra . Hay rõ hơn nên giải cách này :

Biến cố để lần 1 xảy ra số 2 là 1 , lần 2 xảy ra số 2 là 1

>> Chỉ cần 1 trong 2 lần xảy ra >> : 1+1 =2
Không gian mẫu bài này là : 6

>> đáp án là 1/3.


So sánh 2 bài toán cho thấy ta cần hiểu rõ định nghĩa của :
1/ Biến cố sơ cấp
2/ Không gian mẫu : tập hợp các biến cố sơ cấp
3/ Khi nào nên cộng khi nào nên nhân . Công tương đương với hoặc , Nhân tuơng đương với và.
vd : Bài 1 biến cố sơ cấp là : (1,1) , (1,2) ..... (1,6) , (2,1) , (2,2)....(2,6) , (6,1) ..................(6,6).
>> Không gian mẫu là 36 = tổng số các biến cố sơ cấp

Bài 2 biến cố sơ cấp là : 1 , 2 , 3 ............6
>> Không gian mẫu là 6 = tổng các biến cố sơ cấp . Lưu ý là không gian mẫu và tổng các biến cố sơ cấp là khác nhau
;)
 
Last edited by a moderator:
N

ngochicuong

theo mình số lớn nhất có thể phải là
[TEX] 4^(\frac{4}{sin4)[/TEX]= số lớn khủng :4 mũcủa( 4:sin4) các cậu xem còn số nào lớn ,nếu có tớ xin thua luôn đấy|-)|-)|-)
:khi (4)::khi (4)::khi (176)::khi (176):
TRỜI LẠI SẮP TẾT RỒI


lim ( x\Rightarrow4) của hàm số 4/(x-4)
:-SS .

Bài viết quá ngắn! Để tăng chất lượng bài viết cũng như hạn chế tình trạng spam, diễn đàn quy định nội dung bài viết phải có ít nhất là
 
A

anhsao_bang3142000

HERHER. (ctnctnctn) cách giải của bạn rất độc đáo đó.nhưng cách kí hiệu của bạn thì có vấn đề đó****************************
 
Top Bottom