[toán 11] giới hạn

T

truongkutetk97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mình học lớp 11 , nay mình đã học xong phần giới hạn và cảm thấy đây là phần khó trong lớp 11 , và mình muốn làm thêm 1 số bài tập nâng cao ( BD HSG ) để luyện thêm , mình rất mong các pro có thể chỉ thêm cho mình 1 số pp làm bài toán giới hạn cũng như bài tập giới hạn nâng cao , các pro tìm giúp mình nha ,
à mà hỏi luôn cái này , phần phép biến hình trong 11 có quan trọng trong đề thi đại học ko vậy , thấy nó dài và hơi phức tạp nên mình định bỏ phần đó ,
giúp mình với các pro
 
T

thantai2015

à mà hỏi luôn cái này , phần phép biến hình trong 11 có quan trọng trong đề thi đại học ko vậy , thấy nó dài và hơi phức tạp nên mình định bỏ phần đó ,
giúp mình với các pro
Mình nghe các thầy cô thường nói phần phép biến hình chỉ học để kiểm tra 1 tiết với thi học kì trong lớp 11 thôi, còn trong đề thi đại học thì không có.
 
N

nguyenbahiep1

mình học lớp 11 , nay mình đã học xong phần giới hạn và cảm thấy đây là phần khó trong lớp 11 , và mình muốn làm thêm 1 số bài tập nâng cao ( BD HSG ) để luyện thêm , mình rất mong các pro có thể chỉ thêm cho mình 1 số pp làm bài toán giới hạn cũng như bài tập giới hạn nâng cao , các pro tìm giúp mình nha ,
à mà hỏi luôn cái này , phần phép biến hình trong 11 có quan trọng trong đề thi đại học ko vậy , thấy nó dài và hơi phức tạp nên mình định bỏ phần đó ,
giúp mình với các pro

Trả lời em như sau , giới hạn được coi là phần dễ của phần toán lớp 11. phần khó nhất chính là tổ hợp và chỉnh hợp, Thi toán olypic quốc tế câu chỉnh hợp tổ hợp luôn là câu khó hơn cả

Bài tập nâng cao về phần giới hạn rất nhiều trong diễn đàn học mãi , em chỉ cần vào box toán phần lim tha hồ mà đọc các câu hỏi khó trong đó để giải

Ví du:

[laTEX]\lim_{ x \to 0 } \frac{1 - cosx.cos3x.cos5x}{x^2} [/laTEX]

Tiếp theo là phép biến hình . Các bạn học sinh rất hay lầm tưởng nó không có trong kì thi đại học, đó là 1 sai lầm , câu hỏi về phần dựng hình hoặc về quỹ tích có thể không hỏi nhưng phần về tọa độ mặt phẳng phép biến hình lại là câu khó đạt điểm trong đề thi đại học

chính là câu tọa độ oxy

Ví dụ đơn giản như

cho (d): x+y - 3 = 0

(d') : 2x+y - 2 = 0

I (1,1)

Tìm A và B thuộc d và d' và C , D sao cho ABCD là hình vuông nhận I làm tâm
 
T

truongkutetk97

"cho (d): x+y - 3 = 0

(d') : 2x+y - 2 = 0

I (1,1)

Tìm A và B thuộc d và d' và C , D sao cho ABCD là hình vuông nhận I làm tâm"


bài này có thể giải theo phương pháp tọa độ phẳng phải ko a,tam giác ABI vuông cân => giải hpt => tìm CD đối xứng ( ko biết đúng ko vì mình chưa làm thử , chỉ đoán thôi )
còn về hình học phẳng trong thi đại học thì em nghĩ chỉ ra trong lớp 10 ( hồi lớp 10 em giải toán hình học phẳng trong đề đại học miết , mà có điều là giải hơi dài ) , em thì học qua hình 12 rồi , giờ mà quay lại cái biến hình thì hơi mệt , thấy nó dài và rắc rối quá , có nhất thiết phải học ko vậy , a có thể cho thêm vài ví dụ về phép biến hình trong đề đại học ko ạ , thanks a nhìu
 
N

nguyenbahiep1

"cho (d): x+y - 3 = 0

(d') : 2x+y - 2 = 0

I (1,1)

Tìm A và B thuộc d và d' và C , D sao cho ABCD là hình vuông nhận I làm tâm"


bài này có thể giải theo phương pháp tọa độ phẳng phải ko a,tam giác ABI vuông cân => giải hpt => tìm CD đối xứng ( ko biết đúng ko vì mình chưa làm thử , chỉ đoán thôi )
còn về hình học phẳng trong thi đại học thì em nghĩ chỉ ra trong lớp 10 ( hồi lớp 10 em giải toán hình học phẳng trong đề đại học miết , mà có điều là giải hơi dài ) , em thì học qua hình 12 rồi , giờ mà quay lại cái biến hình thì hơi mệt , thấy nó dài và rắc rối quá , có nhất thiết phải học ko vậy , a có thể cho thêm vài ví dụ về phép biến hình trong đề đại học ko ạ , thanks a nhìu

Thứ nhất là em cứ bắt tay vào làm thử bài trên bằng pp toạ độ thông thường sẽ thấy hệ pt trình đó giải khó đến thế nào

Bài trên chính là ví dụ điển hỉnh cho phép biến hình tức phép quay

Ta có phép quay tâm I góc quay 90 biến A thành B

Vậy ta dựng đường thẳng (denta) là ảnh của (d) qua phép quay tâm I góc 90

cho denta giao (d') được điểm B

Từ B dễ dàng tìm được A

có A và B tìm được C và D qua công thức trung điểm thức chất cũng là phép đối xứng tâm I
 
T

truongkutetk97

Thứ nhất là em cứ bắt tay vào làm thử bài trên bằng pp toạ độ thông thường sẽ thấy hệ pt trình đó giải khó đến thế nào

Bài trên chính là ví dụ điển hỉnh cho phép biến hình tức phép quay

Ta có phép quay tâm I góc quay 90 biến A thành B

Vậy ta dựng đường thẳng (denta) là ảnh của (d) qua phép quay tâm I góc 90

cho denta giao (d') được điểm B

Từ B dễ dàng tìm được A

có A và B tìm được C và D qua công thức trung điểm thức chất cũng là phép đối xứng tâm I
cho mình vài bài tập về phép biến hình ( toán tọa độ phẳng ) trong đề thi đại học ( khối nào cũng đc , năm 2002 trở lại) nha ,mà tọa độ trong không gian có dính tới cái phép biến hình này ko ạ , tks
 
Top Bottom